Teya Salat
Đọc truyện
Truyện Teen | Ngôn Tình | Xuyên Không | Tiểu Thuyết
Truyen teen - Thành phố không mặt người phần 1
1. Người đàn bà đa tình

Truyện ngắn của VÕ DIỆU THANH

Ngày mợ mới về nhà cậu Thị. Người mẹ có bảy tám nếp nhăn trên trán của Đĩnh lắc đầu.

- Vợ thằng Thị, bây qua đây tao cho cặp kiếng đen với cái khăn đội đầu.

- Má, mợ Thị đâu có cận mà má cho cặp kiếng. Vấn cái khăn như má nhìn nực nội muốn chết.

- Thằng mất dại, biết gì mà ăn cơm hớt.

Đĩnh thấy mình ngu. Anh không hiểu hết ý cặp kiếng đen của má. Đĩnh còn ngu lâu. Nhà anh phơi lá gòn. Bột gòn chất bao bao. Nó quá quen. Nhưng Đĩnh thường hỏi màu xanh này ở đâu. Lá phơi khô màu xám. Vậy thì màu xanh ở đâu khi xay nó nhừ ra. Có những điều rất ngộ.

Ví dụ như vì sao mợ Thị giấu tóc. Nó đen nhức nhối, xức dầu dừa mướt rượt nhưng lai búi cục, đội khăn quanh năm. Hình như có lúc Đĩnh cũng hiểu. Nếu mợ để cho nó bay tự do thì lôi thôi. Mấy lần mợ gội đầu, nước con sông dường như không muốn chảy nữa. Thật ra chỉ có tóc không thôi thì cũng không đến nổi. Nhưng nếu nó chảy hai bên, trên là trán phẳng, dưới là từng nét từng nét mượt mà. Đố ai không bị ám ảnh.

Ấn tượng mạnh. Chỉ có cậu Thị là không bị ngợp. Quá nhàm. Cậu mê thứ khác. Thà bỏ vợ chớ không bỏ mấy con gà trống, những ông tây trong lá bài. Ai cũng nhìn Thị. Kỳ vậy. Ôm một người người đàn bà đẹp như mợ không thấy ghiền sao, không sợ mất sao. Cậu Thị hỏi sợ gì? Mợ dám hó hé sao? Với ai? Đàn ông xóm này có ai không thèm mợ. Nhưng mấy thằng có gan bán trời không mời thiên lôi đã trót chơi thân với cậu Thị rồi. Ngu mới rề rà với vợ bạn, giang hồ ỉa vô mặt. Số người khác đàng hoàng hơn một chút thì nhìn mặt cậu Thị là muốn cóng giò. Cậu thả lang mợ.

Mợ được thả lang từ nhỏ. Mồ côi hồi tám tuổi. Chú Ba nuôi hai chị em mợ chưa khôn đã lớn. Năm mười tám có một người thương mợ. Đồ ngu, thương cháu mà gây thù với chú. Mợ đi theo người đó. Chú ba nói vậy thì thì đi luôn, khỏi gặp lại thằng em nữa. Mợ bỏ người trai đó theo chú đảo về nhà.

Cậu Thị là công tử. Một lần đi chơi nhìn thấy người con gái tóc cột buông dài, vo quần tới gối, bầm chuối, quét nhà, rửa chuồng heo… Chọc ghẹo cỡ nào mợ cũng không cười. Vậy mà say la đà. Mợ nói mợ đã có một đời chồng nhắm thương được không. Cậu hoảng. Mấy ngày kế bỏ ăn. Biết mình không thể quên được người con gái có mái tóc đen nhức đó.

Đám giang hồ cười cậu “cưới đàn bà ngóc đầu lên nổi tao kê cổ cho khứa”. Yếu bóng vía mới tin. Nhưng cậu bại trận hoài. Trong bụng không khi nào thấy vui. Cậu hận mình. Cái mùi trinh nguyên nó ra làm sao. Những lúc kề cận nhau cậu hay hỏi “mày còn tưởng nhớ thằng đó phải không”. Mợ không nói được.

Cậu cắm đầu với mấy chuồng gà. Mấy chục công đất cha mẹ để lại bay theo những cú nhảy vọt máu của đám gà. Mợ muốn nấu một nồi bánh canh bán nhưng má Đĩnh bàn ra. Xóm có vài trăm nóc nhà, mới ba giờ nhà nào cũng có người thức sớm nấu cơm. Đi buôn bán xa thì cậu biểu đi luôn. Đi mót lúa cậu nói “có phải mày đổi lấy cái của mày có được bao lúa này không”. Cậu nghĩ đúng. Người như mợ bước ra đường đàn ông họ đang có cái gì sẵn sàng dâng hết cái đó. Mợ chỉ biết ra cái vườn tạp sau nhà quét lá ung lấy tro. Mợ Thị bán tro mua gạo… Cậu Thị cũng ăn miếng cơm nồng mùi tro nhưng cậu rất ghét tro. Mấy lúc muốn bán tro phải đợi cậu không có ở nhà. Chớ đong tro bụi bay mịt trời cậu chửi tắt… bụi.

Mợ không sợ bụi, mê tro. Có khi mợ đứng bên mấy gốc cây tạp nhìn tàn lá xanh um, ước tụi nó rụng nhiều nhiều… Rồi tự nhiên thấy mình dã man quá. Mình đã đốt rụi bao nhiêu xác lá?

Đĩnh thấy mình có tội. Nếu nhà Đĩnh trồng còng thì mợ có cái để đốt. Lá còng dầy, cháy tốt nhiều tro. Đằng này nhà Đĩnh trồng toàn gòn. Mà gòn mới đâm tượt được vài thước, lá còn xanh um đã bị Đĩnh đốn, phơi khô xay bột, bán cho bè cá, bán cho xưởng làm nhang. Nhìn cái vườn gòn không có miếng lá rụng, Đĩnh thấy mình vi phú bất nhân.

Bên nhà Đĩnh không có cái gì để mợ Thị có thể gom rồi đốt. Vì má anh cũng thức hồi ba giờ quét sàn sạt, gom gọn ung khói mù trời. Khói đuổi muỗi cho heo, cho gà, cho người. Mùa lạnh còn có thể ngồi quanh đống ung hơ lửa, kể chuyện xưa. Mấy cô gái muốn dễ lấy chồng phải biết quét sân, quét sàn ung lá. Má Đĩnh đã có thói quen này từ hồi mới về làm dâu. Cho nên nhà Đĩnh trước sau không có một cái lá.

Mỗi lần phơi lá gòn Đĩnh luôn tự hỏi mấy cái lá này đốt có nhiều tro không? Lúc cầm thau trút bột gòn vô bao Đĩnh nghĩ cũng là bột lá, sao bột này màu xanh, không bụi, bột tro bụi bay đầy đầu. Mợ Thị mỗi ngày sàng vài chục đống tro. Tro bu đầy hàng mày, hàng mi mướt xanh của mợ. Mắt xanh mi bạc. Không làm mợ già đi, xấu đi, chỉ thấy ngộ. Như là khói giăng mặt hồ. Ai rớt vô đó cũng ngập ngụa mà không hề biết là mình đang ngập ngụa. Hồi năm mợ hai mươi lăm đã có ba đứa con rồi mà mấy anh chàng đi mua tro lần nào tới xứ này cũng ghé hỏi có tro không? Có khi mới bán hai bữa trước bữa sau đã ghé lại hỏi. Mợ nói tro này có người mua rồi. Mợ bắt mối mấy người phụ nữ dù cái thúng họ lớn gấp đôi cái thúng phơi lúa nhà mợ.

Như vậy mới yên thân. Ví dụ thấy một ai đó dòm ngó mợ, cậu hỏi “mày nhìn nó kiểu gì nên nó mới vậy. Đàn bà thiếu gì sao tụi nó xúm dê mày”. Đĩnh thấy mợ hình như cũng đâu có sợ cậu. Chẳng qua mợ không muốn nghe một lời tán tỉnh nào nữa hết. Nghe có thấy vui gì đâu. Tối ngày mợ chỉ lủi thủi với đám tro. Nói chuyện với đống ung. Hơi thở đã mặn mùi tro. Khi vướng vấp đâu đó trong cổ khạc ra cũng chỉ thấy tro.

Mà Đĩnh biết hai thứ bột gòn và bột tro nó giống nhau. Nếu đem đổ xuống đất mười ngày sau chúng thành đất hết. Bột gòn nhà Đĩnh vô bao che chắn kỹ. Mợ Thị không có nhiều bao, không có tấm ni-lông lớn. Nhà mợ tro để đầy cặp bên hông, trước nhà sau nhà đều có tro. Chỉ trừ dưới sàn nhà cậu Thị cất chuồng gà. Mợ chỉ được chui xuống đó quét cứt gà hoặc là lấy tro rãi đuổi đám mạc mẹ, mạc con chớ không được vựa tro chỗ đó. Mùa mưa mợ lấy lá chuối lợp nhiều lớp. Khi bán, một lớp dầy dưới đáy bị ướt không ai mua hoặc là nó đã bị mục thành đất. Như mồ hôi mợ về với đất.

Đĩnh lén má lấy mấy cái bao cũ đem bỏ ra hè, chỗ mợ quét lá. Mợ quét tránh mấy cái bao. Đốt cũng tránh mấy cái bao. Đĩnh tự hỏi vì cái gì mợ không lượm mấy cái bao hốt tro. Vậy thì thôi mợ lùa tụi nó vô đống ung đốt phức cho rồi. Má Đĩnh cằn nhằn.

- Thằng hủy của. Bao tao còn lành bon mà đem giục.

Đĩnh đốn sát gốc một đám gòn, còn đang tiếp tục đốn nữa. Má chạy tới giựt cây dao.

- Thằng trời đánh,mày đốn hết đám gòn rồi lấy lá đâu xay.

- Con trồng còng.

- Trồng còng chi?

- Cho nó rụng lá…

Tới đây thì má của Đĩnh đã hiểu.

- Mày vô đốt nhà, thảy tao vô đó luôn cho nó nhiều tro.

Đĩnh quay lui, vác rựa vô nhà. Đi qua mấy đống ung nhà mợ Thị, Đĩnh ao ước mình trở về thời con nít. Mùa nước giựt mạnh gió bấc thổi già, cái lạnh cũng đặc sệt như có thể đông cứng con người. Mấy người mạnh giỏi đi cắt lúa sạ. Người già con nít ở nhà ngồi quây bên những đống ung, vừa ấm vừa tránh được muỗi. Đĩnh hình như thấy mình thành người lớn là nhờ những đống ung. Trong xóm có một người đọc truyện Tàu rất nhiều kể cho con nít nghe mỗi ngày một khúc như người ta chiếu phim nhiều tập. Đĩnh với mấy đứa cùng cỡ đêm nằm ngủ trông au sáng đặng tới đống ung nghe chuyện. Ông kể Kiều Phong trượng nghĩa chung tình. Thái tử Sĩ Đạt Đa ngộ ra con đường bất tử, thoát kiếp luân hồi. Đĩnh đã hết con nít rồi nhưng sao thèm mấy chuyện củ rích. Thương Kiều Phong mất người yêu muốn chảy nước mắt.

Má Đĩnh thấy mặt anh buồn buồn bà dọ tới dọ lui kiếm mấy cô gái ở xóm trên xóm dưới.

- Má đừng có dọ nữa. Con không lấy vợ đâu.

- Mày tính ở vậy báo tao tới già hả thằng chết bầm

- Con sợ mình có vợ không lo được cho người ta, để người ta khóc thầm.

Đĩnh sợ nghe tiếng khóc thầm của phụ nữ rồi. Sao mà nghe được. Khó nghe lắm. Nhưng mà đã nghe rồi thì vô phương quên. Đó là những tiếng khóc làm không gian đứt gãy. Trở mình nghe ruột gan lăn rổn rảng. Má lắc đầu.

- Trời ơi, con ơi là con. Đã người ta khóc thầm rồi mà mày còn lén nghe làm chi cho nặng lòng nặng dạ không biết.

Mấy ngày sau mợ Thị chặt tre gai về cắm hàng rào. Cậu Thị hỏi mầy có khùng không? Ở đây người ta cất nhà còn không làm cửa, mày làm hàng rào không giống ai hết.

Mợ nói không làm rào ăn trộm nó lấy hết mấy đống tro của tôi. Ăn trộm sát bên vách nhà nè. Cậu Thị tán mợ cái bốp. Mày muốn tao phải đội rượu đi lạy bà con à.

Cái hủ nước mắm để bên hè bữa đó không biết ai múc hết, chế đầy nước thúi um. Mợ nói hồi hôm thấy ăn trộm nó leo qua rào, múc hết nước mắm, đổ nước cho đầy hủ. Mà thằng trộm đó quen lắm. Cậu Thị lại tán mợ cái bốp “đồ ba trợn”.

Má hỏi mày có nghe gì không. Đĩnh cười. Tiếng khóc thầm còn nghe nữa mà. Má làm như do Đĩnh mà mợ Thị bị mấy cái tán đó. Mà hình như Đĩnh cũng thấy đau đau như là chính tay Đĩnh đánh mợ. Đĩnh xòe bàn tay mình ra. Những ngón tay rất thô. Mấy lúc ngồi bên đây nhìn cậu Thị tắm cho gà, Đĩnh cũng thấy những ngón tay cậu Thị kệch cợm như vầy. Anh tán nguyên bàn tay lên mặt mình. Đau tối tăm mày mặt. Anh ngồi gục đầu bên vách nhà.

Đĩnh không dám nhóng mắt qua rào nữa. Mỗi lần muốn nói gì đó cậu không còn nói lớn tiếng. Anh cũng không dám để tai nghe coi bên đó họ đang làm gì.

Đối với mợ Thị, Đĩnh thật sự xa lánh. Anh có chiếc xuồng được bảo dưỡng, khóa lòi tói rất kỹ lưỡng. Người khác bệnh anh sẵn sàng lấy xuồng đưa đi nhà thương. Bữa đó mợ Thị bị xỉu, anh ngồi trước hàng ba xước mía tỉnh khô. Ai năn nỉ cũng lắc đầu, “đưa bệnh nhân tâm thần đi xui lắm.” Bà má phải lục trong túi anh kiếm chìa khóa.

Mợ Thị có thai nữa rồi. Thiệt khổ. Nó hành mợ oằn oại. Sắc diện mợ chỉ còn phân nửa hồi trước.

Cậu Thị không hay vụ mợ xỉu cũng không hay chuyện thai nghén. Một bữa đá gà thua về ghé nhà người bạn nhậu con gà xác. Xế chiều tới nhà biểu mợ dọn cơm. Mợ đang tắm cho thằng Quệnh ở nhà dưới nói chờ mặc đồ cho thằng nhỏ xong cái đã, không thôi nó lạnh. Cậu đón ngay cầu thang nhìn mợ ghìm ghìm. “Bữa nay mày lý sự với tao hả”. Cậu đá một cái mợ rớt từ sàn nước xuống đất. Cậu Thị bỏ mợ đó, đi kiếm người nhậu tiếp.

Mợ nằm oằn oại giữa vũng trịn trên sàn nước. Bụng cấn vô mấy cục đá kê chỗ lầy. Bụng đau làm mợ không nhúc nhích nổi.

Đĩnh từ nhà bếp của mình phóng thẳng xuống đất, đạp lên rào quỳ xuống đỡ mợ lên.

- Mợ. Tôi không để mợ sống kiểu vầy nữa đâu. Lâu nay tôi nín nhịn lắm rồi. Tôi sẽ đưa mợ đi.

- Dính gì tới Đĩnh mà nói là nhịn. Đi chỗ khác. Tôi không có đi với Đĩnh đâu đừng có nghĩ khùng . Qua đây làm gì, tôi đã rào rồi không thấy sao?

- Một trăm cái hàng rào này tôi cũng đạp. Tôi biết mợ không ghét tôi mà. Tôi sẽ đưa mợ đi nơi nào mợ muốn.

- Dang ra.

Mợ Thị đẩy Đĩnh ra rồi gượng đứng dậy. Nhưng nửa chừng mợ nhăn mặt quỵ xuống. Đĩnh bồng gọn mợ lên chạy re xuống xuồng. Má Đĩnh chạy theo kéo áo Đĩnh lại. Nhưng ngẫm nghĩ một hồi bà thở dài buông áo Đĩnh ra.

Đĩnh bơi xuồng đi có cảm giác mình không muốn ghé đâu hết.

- Đĩnh nên để mợ chết ở nhà. Mợ đã đi một lần, cả đời ngóc đầu không được. Giờ mợ đi nữa mấy đứa nhỏ cũng bị tiếng xấu lây.

- Tôi sẽ đưa mấy đứa nhỏ đi. Tôi có thể nuôi mợ, nuôi ba đứa năm đứa cũng được. Mợ có thể nấu bún, đốt lá sàng tro hay là làm bất cứ việc gì mợ thích. Nhưng tôi không để mợ khóc thầm.

- Đĩnh nghe được tiếng khóc thầm nhưng Đĩnh không biết vì sao mợ khóc đâu.

- Biết chớ. Vì tủi phận.

- Không

- Chớ sao mợ khóc.

- Vì mợ thương Đĩnh, thương cậu Thị.

- Thương sao khóc

- Hai người đều khổ như nhau.

Đĩnh thét lên.

- Nhưng tôi khác cậu.

Tôi sao mà giống cậu được. Tôi chỉ muốn giang thân che chắn ợ. Tôi không muốn nhìn thấy một cái nhíu mày. Một nét buồn phảng phất qua mặt mợ làm lòng tôi như sát muối. Sao mà giống cậu Thị được. Cậu Thị không phải đàn ông, cậu không phải là người. Giọng Đĩnh nghe rền hẳn lên.

- .... Nhưng cậu thương mợ.

Mợ đang ảo tưởng. Mợ đang thèm một gia đình hạnh phúc và người chồng thương yêu chiều chuộng vợ. Mợ sẽ có tất cả, xứng đáng để có tất cả. Những điều đó mãi mãi không phải từ cậu.

Mợ không cãi nữa, nằm im rên nhè nhẹ. Rên như vậy là đang rất đau. Đĩnh biết mấy lần đau đẻ mợ chỉ nhăn mặt, cắn răng, chớ không rên. Bà mụ phải kêu mợ la lên đi chớ cắn răng, chừng già hàm răng đau nhức lắm. Đĩnh đưa mợ lên trạm xá.

Mợ đã ngủ, Đĩnh ra chợ mua ợ thêm mấy tên thuốc, một cái khăn lau mặt, vài bộ đồ. Khi anh về trạm xá mợ đã đi mất. Đĩnh chạy theo. Mợ đã về tới nhà. Người ta nói thấy mợ đi, mặt như sắp lã đi. Ai giúp mợ cũng lắc đầu. Mợ bườn về tới nhà mình, gục bên cầu thang. Mấy đứa nhỏ còn đâu đó trong xóm. Cậu Thị còn say nằm ngáy trên chõng. Mợ nằm đó một mình.

Nhà trước nhà sau lá rụng xao xác. Lá nhiều kìa mợ, ngồi dậy mà gom lá đi mợ…

Người ta làm đám tang ợ. Cậu Thị vác chổi ra hè quét lá, thành đống, thành đống, nổi lửa đốt. Tro cậu không sàng mà hốt rãi lung tung. Có bữa cậu hốt nhằm tro nóng, phỏng lốm đốm. Mấy đứa nhỏ phải đem ống quẹt giấu biệt. Người ta nói cậu quá si mê mợ nên ghen. Mà ghen nên ngu. Giờ thì không còn gì để hối hận.

Suốt đám tang mợ Thị, Đĩnh nhăn nhăn như gặp bài toán khó, không dứt ra được.

- Má! Người vợ tốt như vậy mà bị ghen là sao hả má.

Đĩnh nói như là anh rất tỉnh, như một người ngoài cuộc vậy. Nhưng bà má nhìn thấy mặt anh đã bắt đầu có nếp nhăn dù anh mới chớm hai mươi.

- Con còn ngoài cuộc thấy vậy đó. Thử vô vòng với mợ, con không lo lắng ghen tuông thì con không phải đàn ông rồi. Cái đẹp của mợ dễ làm người đàn ông lú lẫn.

Đĩnh rải lá gòn ra sân phơi. Cậu phải xay nhiều lá gòn vì mấy đứa nhỏ của mợ Thị cần phải ăn cơm. Mỗi lần nhìn đám lá xơ xác dưới nắng Đĩnh cười khặc khặc. Mình có ghen miếng nào đâu mà cũng ngu. Cứ hỏi tới hỏi lui, tại sao họ đối đãi nhau xám ngắt như cái màu lá khô này lại nói là thương nhau. Tình yêu nó chen lọt chỗ nào. Mà rõ ràng đám lá khô này xay ra lại có màu xanh. Màu xanh ở đâu ra. Cái thứ lá kỳ cục quá ta. Phải xây nhừ ra, nát bấy hết mới biết thật ra nó như thế nào…

2. Gió lạc mùa

Truyện ngắn của Ngô Tiến Mạnh

1.

Bây giờ thì trời đã xà xuống là đà mặt đất. Ánh trăng oằn mình cứa thành những vệt tím bầm vắt nham nhở xuống thung lũng. Gió quyện sương thổi thốc, va đập, lẩn khuất. Chúng tôi đang lạc vào một âm cung ma mãnh, u uất. Gió mỗi lúc một mạnh thêm, tưởng trừng chiếc xe đạp đã đứng yên khi nó vẫn gồng lên từng mét. Tôi co giúm người và ôm chặt con vào lòng. Sầu vẫn ngủ ngon lành trước những âm thanh um um, oam oam vọng ra từ các vách núi nhảy múa, bám quanh chúng tôi.

- Có lẽ chúng ta phải đi bộ thôi A Chát à!.

Chiếc xe khựng lại. Tôi ôm con bật khóc. Mặc dù suốt chặng đường ngót nghìn cây số tôi đã cố để không khóc, dẫu rằng nước mắt lúc nào cũng đừ đừ ứa ra. Giờ thì những dồn nén ấy được đà cứ bung chảy ra ào ạt. Vẫn giọng nói ấm áp ấy. A Pồng đặt hạ nhẹ nhàng chiếc xe xuống vệ đường. Phải bật đến que diêm thứ tư mới châm nổi điếu thuốc. A Pồng vừa nói vừa nhìn ra khoảng mịt mùng trước mặt.

- Đừng khóc! . Con nó sợ A Chát à!. Qua đoạn đèo Khau Co này là xắp tới nơi rồi. Nhưng phải đi bộ thôi. Đèo đêm lên thì được chứ xuống thì nguy hiểm lắm. Ây dà! Mùa gió qua rồi, nhưng thi thoảng vẫn có những cơn gió lạc mùa đi qua đấy mà. Nào! đứng dậy ta đi thôi A Chát à.

Tôi càng khóc to hơn. Lẽ nào tôi đã quên. Đây là nơi tôi sinh ra kia mà.

A Pồng lặng lẽ gỡ chiếc ba lô đựng quần áo trên lưng tôi, đặt lên chốc cái hòm sắt đựng sách vở lên Gacbaga. Tôi lầm lũi ôm Sầu, xiêu xiêu bước theo. Tiếng khóc của tôi lưa thưa, nhoà nhoà trong khoảng mịt mùng hun hút gió. Trên đầu vệt trăng thưa dần và biến mất. Và phía trước của con đường. Một vầng sáng tinh khiết đang nhu nhú hắt lên.

2.

- Trần Thị Hoa Ban. Hai mươi tám tuổi. Quê quán, hộ khẩu Hà Nội. Tốt nghiệp loại giỏi. Hệ đại học chính quy. Đã có kinh nghiệm sáu năm công tác...Hoan nghênh. Hoan nghênh lắm. Hề hề.

Vẫn để nguyên chiếc kính bám trên chóp mũi tèn tẹt. Xoa xoa mái đầu ba phần tư khoảng trống. Ông trưởng phòng giáo dục huyện nhìn xía vào tôi như một vật thể lạ. Ông không còn nhận ra tôi nữa. Tôi đau nhói trước cái lý lịch ấy.

- Dạ thưa chú…

- Hề hề. Anh thôi. Cứ gọi anh cho nó hoành tráng.

Tôi chưa kịp nói hết câu thì ông đã tụt chiếc kính ra khỏi mũi, tay gõ gõ vào bàn và tiến đến bên tôi.

- Thế em định lên đây bao lâu?.

- Dạ thưa...

Tôi chưa kịp hiểu ra ý ông, và ông cũng chẳng cần biết ý của tôi. Ông tiếp tục.

- Hiện giờ những người như em ở trên này đói lắm. Ấy là tôi cứ phải hỏi trước như thế cho dễ sắp xếp. Chứ các cô, các cậu dưới xuôi cứ lấy đỉnh đồi, đỉnh núi mà làm đà bay đi thì tội lắm. Học sinh nó hận người ở lại.

- Dạ..nhưng mà..

- Thôi nhé. Trường lớp tôi đã bố trí cả rồi. Mai em về dưới đó. Nếu có bay đi thì hãy lượn qua anh nhé. Hế hế.

Ông vừa nói vừa đưa bàn tay cũn lũn về phía tôi cùng nụ cười nhàn nhạt mà nghe có gì chua xót lắm.

3.

Trời oi nồng. Không nắng, cũng không mưa. Chiếc xe đạp vẫn lầm lũi nhảy múa trên con đường khoằm khoặm sỏi đá. Lưng A Pồng ướt đẫm mồ hôi. Mấy lần tay tôi cầm chiếc khăn định lau mổ hôi cho A Pồng, nhưng rồi lai run run dụt lại. Hình như biết được điều đó nên A Pồng đưa cánh tay áo lên chùi những giọt mồ hôi trên khuôn mặt. Miệng vừa nói vừa hổn hển.

- Lão Bấn trông thế mà tốt lắm đấy. Lão là người có năng lực. Nghe đâu đã bao lần người ta có ý đưa lão lên Tỉnh hay về miền xuôi quê lão mà lão toàn từ chối. Có người bảo là lão anh hùng giơm. Còn người khác thì lại bảo, lão hận con vợ bạc tình ở nhà, không lão mà chửa nên lão ở lại đây luôn. À mà...

Tôi không nói gì. Tôi biết A Pồng vừa biết mình quyệt vào vết thương còn đang há miệng. Còn với ông ta. Tôi lạ gì ông ta nữa. Tôi chỉ thấy trăm vạn nỗi buồn trong lòng mình đang vấn vít trên đỉnh PaXiPăng vời vợi kia. Và nỗi ân hận đang khào khạo chảy dưới dòng Nậm Mu quyện trong khói chiều làm tôi nhức nhối.

4.

Tôi không ngờ mình gặp lại hắn trên mảnh đất này. Gã sinh viên thành thị năm cuối. Kẻ đã đằng đẵng đeo đuổi tôi, đứa con gái tỉnh lẻ suốt từ năm học đầu tiên. Vẫn ánh mắt gào xé, đốt cháy người đối diện. Vẫn giọng nói đểu đểu nhưng thật đến chết người ấy. Giờ hắn lên đây để làm xếp của tôi. Hắn được điều động lên đây làm hiệu trưởng.

Ngày ấy. Đã bao lần tôi muốn ngả vào lòng hắn. Hay nói đúng hơn là tôi đã thầm yêu hắn.

Những đứa bạn cùng ký túc xá với tôi thì bảo. Cứ yêu đi, mất chó gì mà sợ. Nó con một. Nhà mặt phố, bố làm quan. Hơn nữa một đứa xinh đẹp như mày, có điên mới lại đâm đầu về cái nơi khỉ ho cò gáy ấy. Phải ở phố mới xứng. Nhưng mỗi khi tôi choáng ngợp trước ánh sáng thị thành và ngất ngây trong lời đường mật thì hơi thở nóng hổi của hắn phả lên mặt tôi lại khiến tôi choàng tỉnh.

Tôi nhớ những mùa gió nhức nhối, bỏng lửa quê tôi. Nhớ những ánh mắt khát chữ dưới ngọn đèn leo lét của các em tôi và người dân quê tôi. Tôi thương A Pồng, dù là vợ chồng nhưng anh vẫn chưa biến tôi thành đàn bà. Anh cũng như Pa, Mế tôi. Tất cả đều mong tôi mang cái chữ về cho dân bản mình. Thế là tôi ra trường mà bỏ lại ánh mắt ngùn ngụt cháy sau lưng mình.

Còn bây giờ. Vẫn những gì chưa cũ đang hiện ra trước mắt tôi. Ngược lại tôi lại không còn như xưa cũ nữa.

Khi tôi trở về. Ngôi trường được xây dựng khang trang hơn. Nhưng con đường vẫn ngập cỏ và nhầy nhụa cứt Trâu, cứt Ngựa. Những con người cứ đến rồi lại ngao ngán ra đi. Đi như chạy và không bao giờ ngoái đầu lại dù chỉ một lần.

Cả trường có đến hơn chục thầy cô giáo mà học sinh chưa khi nào vượt lên gấp đôi số ấy thì vui gì, tha thiết nỗi gì.

Những người mới đến thì háo hức, mơ mộng. Nhưng chỉ được một thời gian thì tan chảy. Có những hôm chỉ có những tiếng thở dài theo hun hút con đường huơ huơ bụi đỏ. Chẳng biết buồn vì lại chẳng có học sinh đến lớp hay họ đang đau đáu thả ánh mắt xuống dòng Nậm Mu đang cuồn cuộn chảy về xuôi kia nữa.

Họ bảo. Cũng muốn mang cái chữ về đây lắm. Nhưng khổ. Cái bụng nó vục cái chữ. Ở đây biết đến bao giờ cái chữ thay nổi củ sắn, bắp ngô. Đói thì phải ăn. Không có ăn thì phải đi tìm.Thế nên dù đã đi đến tận từng nhà, xoa từng đứa, nhưng hôm sau chỉ có tiếng mõ lóc cóc của con trâu lạc đàn thủng thẳng vọng vào tê tái.

Rồi có người còn thật thà hơn mà rằng. Ở thời này chỉ có trò đi tìm thầy, tìm lớp, đớp trường chứ đằng này... Đấy cứ nhìn đi. Được hôm nào trở trời thì sân trường biến thành bãi chăn Trâu, Bò, Ngựa. Còn trong lớp thì chẳng biết nổi đứa nào đang học, đứa nào đang ăn nhai, bú mớm nữa. Hơn cả, người trân trọng chữ, khát chữ thì cất chữ. Còn ở đây chữ mình trao hôm trước hôm sau đã nhoen nhoét khắp các vạt đồi rồi.

Tôi mang nỗi buồn ấy nhén với nỗi buồn của mình thành những cơn đau. Cứ mỗi ngày qua đi cơn đau đến với tôi mạnh và nhiều hơn.

Tuy không yêu, nhưng tôi thương A Pồng. Tôi thương anh và thương chính bản thân tôi.

Chẳng kể mùa đông hay mùa hè. Đêm nào tôi cũng phải ngâm mình dưới dòng Nậm Mu đến khi thấy hai hàm răng không còn va đập vào nhau nữa tôi mới trở về nhà. Và lần nào cũng thế. A Pồng vẫn ngồi đợi tôi dưới ngọn đèn hiu hắt. Nhiều lần tôi đã lao vào cấu xé thân thể A Pồng tứa máu. Nhưng A Pồng chỉ khóc. Và chỉ khi những giọt nước mắt đỏ ngàu của A Pồng chảy xuống ướt đẫm thì những hờn hận và khao khát, mây mẩy, hừng hực đàn bà trong tôi mới tạm lịm đi. Có những hôm, con đàn bà trong tôi nhảy múa cùng giấc mơ. Sau những âm ỉ bùng cháy và cuồng nhiệt tan chảy, tôi tỉnh dậy. Trước mặt tôi A Pồng đang giàn giụa cào xé chỗ ấy máu túa ra ướt sũng chiếc quần. Tôi ôm A Pồng khóc trắng đêm.

Tôi càng căng nửng bao nhiêu thì A Pồng càng héo hắt đi bấy nhiêu.

Tôi đã dắt A Pồng đi nhiều nơi. Hai bên nhà cũng đã mời nhiều thầy cúng, thầy thuốc về rồi. Nhưng A Pồng không thể làm đàn ông được. Và tôi như bao đứa con gái trong vùng. Đã là người nhà chồng. Thì sống làm người nhà chồng, chết làm con ma nhà chồng, chứ làm sao khác được. Và rồi hắn có mặt ở đây.

Giá bây giờ tôi như trước đây. Nhưng không. Hắn xuất hiện vào đúng lúc con lạc đà đang sắp chết khát. Bản năng tồn tại làm nó sẵn sàng lao vào hấp tấp, vồn vã. Tôi ngả vào lòng hắn, ừng ực.

Bừng tỉnh ấy là khi tôi có thai.

- Không! Anh đừng ngăn tôi. Đằng nào tôi cũng phải chết.

- Sống mới khó. Chết thì quá đơn giản. Em phải thương em, thương đứa bé chứ. Nó không có tội. Nghe anh. Hãy về xuôi với anh. Nơi ấy mới xứng đáng để em sống. Anh yêu em.

Và sau những lời nói ấy. Tôi lại ngoan ngoãn ngả vào lòng hắn. Lại ngấu nghiến ừng ực trên và quằn quại. Làm tơi tả những cánh hoa ban trắng trái mùa.

5.

Một tuần sau cái đêm ấy. Tôi đã ở thành phố.

Giờ tôi có tên là Ban. Trần Thị Hoa Ban. Hộ khẩu Hà Nội. Hắn bảo cái tên đó để nhớ những lần tôi và hắn có nhau trên vạt hoa ban hăng hắc ấy.

Trước khi xin cho tôi dạy ở một ngôi trường men Thành Phố. Hắn thuê một căn nhà rộng và khá đầy đủ tiện nghi. Hắn bảo tạm thời ở đó một thời gian trước khi cưới nhau.

Tôi ngất ngây, cuồng nhiệt, tê dại đón nhận hắn. Cuộc sống thị thành cuốn tôi. Ngày ra mắt, ngày cưới đốt cháy tôi. Tôi đã quên giờ quê tôi đang ở giữa mùa gió.

Hôm nay. Hắn quyết định đưa tôi vào thành phố.

Đó là một ngôi biệt thự sang trọng.

- Hoa Ban ?. Chắc bố mẹ cháu đã từng chiến đấu ở Tây Bắc hả ?. Ôi cháu đẹp quá.

Tôi ấp úng. Người đàn bà mà hắn giới thiệu là mẹ hắn vừa vuốt mái tóc dài mượt và đôi vai tròn lẳn của tôi, vừa châm ánh mắt hầm hập, như muốn đốt cháy thân thể tôi từ đầu đến chân. Cả người tôi đang rung lên. Bà lại tiếp tục.

- Cháu đừng ngại. Con trai bác giỏi thật. Chẳng trách bao nhiêu đám cũng đều môn đăng hậu đối mà bác ướm hỏi nó đều từ chối.

Tôi cúi đầu. Cốc nước lạnh trên tay tôi sóng sánh.

- Bố mẹ cháu làm gì ?. Nhà cháu ở đâu để hôm nào hai bác đưa anh đến cho nó phải phép. Rồi còn trọn ngày lành tháng tốt đi là vừa. Hả ?.

Người đàn ông mà hắn giới thiệu là bố vừa nói, vừa đặt cái tẩu thuốc đen bóng xuống cái gạt tàn người phụ nữ khoả thân làm bằng đá trắng vừa nhìn đăm đăm vào tôi như chờ đợi.

Mặt hắn tái đi. Hai bàn tay nhộn nhạo xoa vào nhau. Cốc nước trên tay tôi rơi xuống nền gạch đá lạnh buốt. Tôi oà khóc chạy vụt ra khỏi ngôi nhà.

6.

Thời gian cứ lẳng lặng trôi đi, nó đồng nghĩa với đứa con lớn dần lên trong tôi.

- Cứ từ từ đã. Đẻ xong rồi cưới vẫn chưa muộn mà. Có con chắc là bố mẹ anh sẽ chấp nhận em thôi. Mà bụng mang, dạ chửa thế này mặc áo cưới xấu lắm. Hơn nữa anh chuẩn bị được cất nhắc làm Hiệu trưởng trường A rồi. Làm mất lòng ông bà lúc này thì mất hết. Thương anh và con em cố lên nhé.
Vẫn giọng nói đểu đểu mang trong cái lý lẽ thần thật ấy. Hắn lén lút, nhấp nhoáng đến bên tôi sau khi dấp dính, nhầy nhụa trong hơi thở gấp.

Rồi căn nhà cứ thưa dần thưa dần bước chân hắn. Thi thoảng hắn đến vồn vã, hồng hộc rồi để lại cục tiền và đi.

Mùa đông lạnh buốt chảy xuống ngôi nhà. Tôi nhớ Pa, mế. Tim tôi quặn thắt khi nỗi nhớ ngưng lại ở A Pồng. Có lẽ giờ này họ đang đi tìm tôi ?. Và tôi oà khóc sau mỗi giấc mơ. Những giấc mơ thấp thoáng tiếng gọi rin rít trong gió của Pa, mế và dáng đi cặm cụi thân thuộc của đám học trò vùng gió quê tôi. Và tôi thét lên khi A Pồng nhầy nhụa máu đứng trên đỉnh PanXiPăng nhìn tôi.

Ngày tôi sinh Sầu. Hắn đến rồi vụt đi mặc kệ cho tiếng khóc của Sầu vẳng gọi.

Càng ngắm Sầu, tôi càng thấy nó chẳng có gì giống hắn. Ánh mắt ngơ ngác, mái tóc huơ huơ vàng thì chỉ có những đứa con vùng gió mới có được. Và không biết từ đâu. A Pồng có mặt ở đây. Ngay giữa thành phố này. Ngay trong căn nhà này.

- Về thôi A Chát à ! Phải về thôi !. Pa, mế mong A Chát về nhìn mặt lần cuối rồi đi thôi.

Tôi đau đớn, tàn tạ và dạc đi như con tôm Da Da chết yểu trên dòng Nậm Mu ngày Đông chí.

Thế rồi chiều ấy. Mẹ hắn và người đàn bà mang cái bụng lùm lùm đến nhà tôi.

- Con đĩ. Mày còn định vơ vét, quyến rũ chồng tao đến bao giờ. Tao ày chết này.

Người đàn bà có cái bụng lùm lùm lao vào vừa xé áo, cào tóc, móc thịt tôi vừa chửi mắng tôi.

- Ái chà. Chúng mày ở đây tằng tịu để lừa con bà hả?. Cút! Xéo khỏi đây ngay. Đồ lạc loài man rợ.

Mẹ hắn ném cục tiền lẻ xuống sàn nhà. Mặc cho Sầu khóc thét lên. Tôi vơ mấy bộ quần áo cho vào túi ôm con chạy ra khỏi ngôi nhà. A Pồng chới với trên chiếc xe đạp và chiếc hòm đựng sách nhoài theo tôi ra khỏi thành phố.

7.

Chiếc xe đạp vẫn chồm lên trên con đường men theo dòng Nậm Mu. Đường về nhà tôi giờ không còn phải bơi qua sông nữa. Cây cầu lớn đã được bắc qua đây. Nghe A Pồng bảo. Chỉ mai đây thôi điện sẽ sáng bừng khắp vùng gió này.

Sầu đã tỉnh giấc. Đôi mắt tròn to ngơ ngác thả vào những vạt Hoa Ban trắng muốt bên đường. Lần đầu tiên nó cười kể từ khi được sinh ra.

Tôi há miệng để cho gió từ dưới sông hắt lên, từ trên khắp các vạt rừng lùa vào lòng mình. Và phía kia. Một làn khói ấm đang nhén lên từ ngôi nhà của tôi. Hình như lưa thưa trong gió có tiếng bi bô, khắc khoải đánh vần.

Nước mắt tôi vẫn rơi....

NTM. Phú thọ tháng 8 năm 2010

3. Thế giới vịt cồ

Truyện ngắn của Đặng Thanh Trường

Buổi sáng bắt đầu bằng vài tiếng lanh canh lang tang trong xóm vắng. Chiếc đồng hồ í oé đánh thức giấc mộng dở dang. Bật ngồi, anh dụi mắt. Mới đó mà đã sáu giờ, cái giờ giấc khi xóm công chức này vẫn còn thiếp ngủ. Mỏi mệt, anh lao đầu vào phòng tắm, mắt ghé ngang qua đống hồ sơ chồng chất trên bàn.

Lên xe buýt, anh chọn nơi sát gần cửa sổ. Đặt tay lên chiếc cặp to, anh thở dài ngao ngán. Hôm nay là buổi thuyết trình sản phẩm mới của anh, công trình suốt hai tháng liền anh gầy dựng. Bắt buộc phải thành công. Nhưng… anh tức tối vì đám vô công rỗi việc ở cùng ban. Việc chung, chúng nhường anh làm cả. Bỏ bê, chúng mê mải bàn tán cùng nhau chuyện làm dâu khổ sở của vài nhân vật chán chường trên phim Hàn Quốc. Sau buổi này, anh sẽ nói chuyện cùng với sếp, để khẳng định rằng tất cả là công sức của anh. “Vịt” – anh bực dọc thốt lên.

Anh vừa nói gì thế nhỉ? À. Vịt, tiếng gọi chỉ danh cho những kẻ lắm mồm hay phiền phức, suốt ngày chọc mõ vào những chuyện không đâu, lạp cạp lầu bầu bên tai người khác. Lạch bạch, chúng tành tạch mổ vào những điểm yếu đối phương mà dương dương tự đắc. Cái định nghĩa ngô nghê khiến anh cười sằng sặc. Ừ. Vậy thì gọi những kẻ lắm mồm phiền toái là Vịt.

Bỗng dưng anh nhận ra xung quanh mình biết bao là vịt. Một xe đầy vịt. Chúng liên miên tam táp cùng nhau, đủ chuyện ruồi bâu xôi đậu. Ầm ĩ bên tai, lầm rầm nhuễ nhại, anh lẳng lặng mở nhạc lên nghe. Biến mất hết đi, những bầy Vịt cồ phiền não.

Một bạn Vịt ngồi xuống cạnh anh, không quên tiếp chuyện một cô Vịt đang quắc quải tay cầm. Tảng lờ, anh ngắm nhìn thế giới ngoài khung kính. Phải chi chiếc xe hư đốn của anh không bị tai nạn va quẹt ấy, không gãy càng sứt gọng lóc lăn, thì giờ đây anh đâu khổ thế. Mà cái tên va vào anh cũng nhanh chân biến mất. Khốn, anh thì thầm nguyền rủa con vịt trốn chạy kia.

Phẹt. Ly kem sữa đổ bệt lên chiếc quần cà phê đang mặc. Mắt anh òng ọc ngắm nhìn bạn Vịt cạnh bên. Không lời, Vịt ta vẫn tiếp tục câu chuyện muôn thưở về những diễn viên hấp dẫn. Máu giận trỗi lên, anh khởi đầu buổi sáng bằng oang oang cãi vả. Với một con vịt cồ mặc áo hở hang.

Đến công ty, anh kết thúc bài thuyết trình hoàn hảo. Chỉ lạ lùng là ai ai cũng ngắm nghía chiếc quần anh. Những nụ cười bí ẩn truyền nhau xuất hiện, với ánh mắt nghi ngờ và thú vị hẳn lên. Bối rối, anh cúi đầu chào và cám ơn ban giám đốc. Kế hoạch thông qua, đóng dấu đỏ hồng. Anh mỉm cười sung sướng, khi cầm chiến tích trên tay, lúc mọi người lần rần bước ra khỏi cửa, không quên gửi lại vài câu nói thâm thuý bâng quơ:

- Quần cà phê sữa của anh có thêm đường là ngon tuyệt đấy.

Tiếng cười ha hả tan ra, vang vọng khắp hành lang, khiến mặt anh ửng lên như gấc chín. Bọn Vịt, chúng mày cứ đợi xem, tao sẽ trình lên với sếp. Rồi chúng mày sẽ lên vĩ, quay nướng thơm tho và chết rục trơ xương. Hả hê với ý tưởng mạo sát điên cuồng đồng bọn, anh lẩn ngẩn nhìn cái vẫy tay gọi tên của sếp.

- Có chuyện gì mà hôm nay lại muốn gặp mình thế?

- Thưa sếp. Chuyện là…

- Cứ từ từ. Làm gì mà hớt hải vậy. Ngồi xuống đây nào. Tóc cậu mới cắt nam tính hẳn ra. Đẹp trai thế, ai mà chịu nổi.

- Dạ. Cám ơn sếp. Em muốn thưa với anh là…

- Bàn tay gân guốc thế này, lại đeo nhẫn cưới nữa… Uổng ghê.

.

Rút tay lại, anh ngồi ì phòng thủ, ánh mắt láo liên sợ sệt. Lại thế, lần nào gặp mặt, hắn cũng… Anh toan đứng dậy thì thấy bàn tay ú nần ve vuốt vai mình.

- Chu choa. Làm chi mà sữa lấm đầy quần thế này.

Cánh tay lần mò xuống ngực anh. Bùng bùng cháy nổ, anh đứng bật dậy, lao ra khỏi phòng, bỏ mặc tên điên tấm tắc phía sau…

.

Rầm. Chồng hồ sơ đập mạnh xuống bàn. Anh úp mặt vào tay để ngăn cơn nóng giận. Anh không ghét và kì thị người đồng tính, vì họ cũng giống như anh, là người cần tôn trọng, nhưng cái tên sếp kia thì ứ phải là người. Hắn là… là… Vịt. Đúng. Một con vịt cồ mập tròn béo ngậy, đến mức mỡ vương ra lấm lét cả thân người. Nghĩ lại, cơn buồn nôn chọc lấy cổ anh, khi nhớ đến ánh nhìn đưa tình trơ tráo. Chao ôi. Một ngày thê thảm, anh đấm mạnh xuống bàn, chặn đứng những tiếng càm cạp liên miên của bầy vịt văn phòng đang tò mò xét nét.

.

- Chuyện như cơm bữa ấy mà.

- Lần nào lên phòng sếp mà chả thế, đẹp trai như thế cho vừa. Hứ.

- Chảnh choẹ. Em ghét nhất là cái thứ coi thường người khác như hắn. Tưởng giỏi lắm à?

- Nè em. Người ta được sếp thương, phải có quyền hơn chứ.

.

Râm ran hô hố cả phòng, anh nghe tiếng chúng cười ngặt nghẽo. Hội vịt tươi vui rộn rã giữa trưa hè. Trời như tắt nắng, xối vào lòng anh vài cơn đau giá lạnh. Đầu óc chong chong… anh muốn về nhà.

Trên xe buýt, anh ngồi cạnh bên một bà mẹ bồng hai đứa bé. Chúng loi nhoi bập bẹ chào anh, liến thoắng với lấy cái tai nghe điện thoại. Buồn cười, người mẹ mở lời bắt chuyện, nhưng rồi nhận lại vài giây im lặng hững hờ. Như chợt hiểu, bà quay đi nơi khác, kéo lại mấy đứa con.

Vịt. Cả chiếc xe đầy là vịt. Ồn ã đến đáng thương, như thể trên đời này không còn thứ gọi là im lặng. Ngoài đường, xe cộ chen chúc chúi đầu nhau, tiếng cãi vã rầm rì to nhỏ, động cơ lọc bọc xình xình. Chát chúa, tiếng kèn hơi rộn ngợp quãng đường. Đầu anh trộn lẫn bao nhiêu là hỗn tạp, inh ỏi những tiếng kêu phiền não giăng giăng. Lăn tăn, vài cơn gió lành leo qua mắt anh cợt nhã.

Buổi chiều thành phố, trầm trồ biết bao con vịt đẹt…

.

.

Anh thở phào nhẹ nhõm khi về đến nhà. Đã bảy giờ hơn. Chuông cửa vừa reo đã nghe tiếng hí hoáy leng keng rộng mở. Thằng con ôm chặt lấy anh, kéo xệch vào nhà. Mặt nó hồ hởi, vui tươi trong hạnh phúc. Ôm chầm hôn lấy bố, nó rạng rỡ cười to.

- Bố ơi. Mẹ vừa mới mua quà cho con.

- Quà gì? – anh ngã người lên ghế, mắt nhắm nghiền ệt mỏi tan đi.

- Chiếc máy tính xách tay mới, cho cả mẹ và con. Đẹp lắm, bố vào xem đi nào.

- Hả?

.

Anh bật dậy, tiến vào phòng trong. Dáo dác, anh nhìn thấy một chiếc máy to xinh đặt ở trên bàn còn thơm mùi mới mẻ. Quát lên, anh hỏi:

- Tiền đâu mà mua cái máy này?

- Em lấy tiền anh đặt trên đầu tủ.

- Bao nhiêu?

- Mười lăm triệu đó bố. Máy đẹp lắm, chạy êm mà còn rất…

.

Một cái tát đánh vào mặt nó, ngưng bặt ca khúc hỉ hoan. Thằng bé ôm lấy bờ má đang sưng, rưng rưng nhìn bố. Nỗi sợ ngăn tiếng khóc chực trào, khiến nó cúi đầu uất ức.

.

- Mày đòi phải không? Tao đã nói là cuối tháng lĩnh lương sẽ mua à.

- Sao anh đánh con nó? Cuối tháng mua thì mua bây giờ có sao đâu?

- Đó là tiền viện phí của mẹ, sáng mai tôi định vào thanh toán. Dự tính cả rồi mà lại…

- Anh điên sao? Làm như nhà mình thiếu tiền ấy. Anh cần thì tôi vào đếm rồi đưa cho.

.

Ngồi bệt xuống ghế, anh ngẩn ngơ chết lặng. Cái thứ gì đã làm anh điên tiết thế này. Không đáng, thế mà anh vẫn ra tay. Anh vò đầu bứt tóc, vặn vẹo hỏi lòng mình. Nỗi giận bỗng dưng thành uất nghẹn. Đi hết đi, phiền toái quá, lũ vịt cồ.

.

Ngước mắt, anh thảng nhìn con vịt mẹ dẫn vịt con vào bếp…

Tối đến, anh thư thả ngả lưng xuống nệm giường. Thả lỏng tay chân, anh xuôi người theo chiều gió. Phả lạnh, anh cảm nhận hơi thở yên bình. Một ngày đã qua và giờ đây là phút giây thư giãn. Tắm gội thơm tho, áo quần mát mẻ, anh nhẹ nhàng chuẩn bị giấc phiêu du. Tất cả sẽ chấm dứt, lũ vịt cồ không bám theo anh.

.

- Dạo này anh khác lắm.

Tiếng nói cất lên cạnh bên, đánh thức anh khỏi dạo đầu cơn mộng mị. Mở mắt, anh ngắm nhìn gương mặt bí xị khuất sáng dưới đèn phòng.

.

- Khác chỗ nào?

- Xưa kia anh đâu đánh con mắng vợ, cũng đâu có hằn học linh tinh. Còn giờ cái gì cũng giận, hở ra là mắng chửi…

- Đàn bà đúng là mít ướt. Suy nghĩ lung tung. Chẳng có thay đổi gì đâu.

- Đấy. Ngày xưa anh nào có nói thế với tôi…

- Tôi mệt rồi. Muốn ngủ. Chuyện gì mai hẵng nói.

.

Anh nhắm nghiền mắt, lấy gối bịt cả hai tai. Úp mặt quay đi, anh bỏ rơi ánh nhìn của vợ. Và thế là tiếng khóc nức nở vang lên, kèm theo những lời chứa chan đau xót. Chúng tuồn vào tai anh vô thức, gợi lại ngày xưa anh đã thế nào…

.

Bật dậy, anh giận dỗi lao vào phòng tắm. Khoả nước rửa đi cái nóng ngật ngần, anh lầm thầm chửi rủa. Vịt… cả thế giới này toàn là vịt. Phiền toái quá. Hẵng thế chết sạch cho xong. Sống làm gì mà cứ mãi phiền nhau, để dày xéo và không để nhau yên ổn. Lốn ngốn toàn những chuyện tầm phào, rắc rối gửi cho nhau. Mệt. Cả ngày dài lê thê lết thết, chỉ toàn gặp biết bao giống vịt cồ. Rầm rồ, lẩm bẩm.

Bỗng dưng, anh bàng hoàng hoảng sợ. Một con vịt to lớn đang tẩn mẩn soi gương, nét mặt còn vương bao tức giận.

Rồi dần dần, anh mở giọng cười to…

.

Đời này có biết bao rắc rối. Như thể con người tạo ra chúng mà chia sẻ cho nhau. Đến ai người nấy nhận. Vậy chăng sao không biết tự an lòng mà giải toả, để chấm dứt ngay cái vòng luẩn quẩn tuần hoàn, cho nhau niềm vui mà tiếp sống. Nếu cứ đớn đau và tức tối bởi bao nguồn rắc rối đời thường, hoá ra ta cũng đã gieo phiền toái cho người khác mất rồi. Vậy nên ngẫm lại, hoá ra anh cũng là một con vịt cồ to tướng mà thôi.

.

Nằm xuống giường, vịt mẹ đã không còn than khóc, mệt nhoài nước mắt thấm đầy chăn. Khẽ khàng ôm, anh nhẹ nhàng gánh nhận. Phải biết mở lòng ra và suy nghĩ giản đơn. Tập tành đi, con vịt cồ phiền não ạ. Để sống an nhiên và thoải mái giữa đời…trong thế giới vịt cồ to lớn.

4. Tường Lam

Truyện ngắn của Lâm Thiện Tâm

Có những thời khắc nào đó! cho dù chỉ cần đưa ra một quyết định nhỏ cũng có thể làm thay đổi vận mạng đời người. Một quyết định đúng đắn luôn cần có cái tâm thật tịnh, cái đức thật vững cùng với một lý trí minh mẫn.Nếu như ai ai cũng rèn ình một khối óc sáng suốt, một trái tim nhân hậu, một đạo đức trong sáng thì bức tranh cuộc đời sẽ được tô vẽ lên bằng những gam màu tuyệt đẹp.

Mấy hôm rồi Tường Lam chẳng hề bước ra khỏi nhà. Tâm trạng cô thấy bồn chồn, khó thở, nôn nao khác lạ, cô cũng chẳng màng đến chuyện ăn uống bởi thấy món ăn nào cô cũng ngán ngẫm. Chỉ vài tuần nữa thôi Tường Lam sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh quan trọng, cánh cửa giảng đường đại học đối với cô thật sự là chẳng khó, bởi ba năm liền ở cấp trung học phổ thông cô đều là học sinh giỏi bậc nhất của trường. Vậy mà mấy ngày nay cô chẳng học được chữ nào mặc dù cố gắng hết sức. Đang ngồi suy nghĩ miên man đủ thứ chuyện, Lam mơ mơ màng màng thì chợt có tiếng gõ cửa phòng làm cô bổng giật nảy mình :

- Lam à ! ra ăn cơm đi con - Thì ra là tiếng mẹ gọi

- Dạ con không đói - Lam nhỏ nhẹ với mẹ

- Hôm nay, mẹ nấu món cháo cá ăn với rau đắng ngon lắm nè.

Dù đang rất lười ăn nhưng nghe mẹ giục, Lam vội vàng xếp hết tập vỡ bước ra ngoài với mái tóc bù xù, cô đưa tay vuốt nhẹ mái tóc rồi kéo ghế ngồi vào bàn ăn. Hôm nay nhà Lam đông đủ có mẹ và cả Ân Tình là con nuôi của mẹ, người mà Lam vẫn gọi là anh hai. Mặc dù vậy nhưng mẹ Lam thương Ân Tình như con ruột và giao mọi việc nhà cho anh ấy quán xuyến, bởi ba của Lam mất sớm kể từ khi Lam còn nằm trong bụng mẹ. Anh vừa phụ mẹ việc kinh doanh và kiêm luôn trọng trách quản lý đưa đón cô em gái đi học mỗi ngày .

Chưa kịp ngồi vào bàn ăn thì mẹ Lam đã bảo:

- Ân Tình à! chút nữa để cửa hàng mẹ trông coi, con chở em đi đâu chơi một vòng cho thoải mái, chứ mấy ngày nay hình như em nó lo học hành quá nên không được khoẻ.

Tô cháo vừa múc ra từ nồi bốc khói lên thơm phức. Lam vừa đưa muỗng cháo lên miệng chưa kịp ăn thì bổng dưng mặt mày tái mét, cô chạy vội xuống bếp và nôn lấy nôn để vào bồn. Mẹ Lam thảng thốt và mắng cho:

- Con gái sao thế ? Mẹ đã bảo rồi học vừa thôi, ăn uống thì phải điều độ, sắp đến kỳ thi mà để ngã bệnh thì mệt đấy! Bà mẹ lấy chai dầu thoa lên cổ, vò vò đầu Lam rồi quay sang Ân Tình nói khẽ:

- Con gọi điện cho Bác sĩ Minh đến nhà khám bệnh cho em gấp đi con.

Tô cháo đã nguội hẳn và Lam chả thèm muốn ăn nữa, cô uống đỡ một ly sữa rồi bần thần bước về phòng của mình.

Ân Tình bối rối vì chẳng biết sức khoẻ Lam thế nào, anh cảm thấy lo lo và có vẻ hơi bất ổn.

Chỉ hơn 15 phút sau bác sĩ đã có mặt tại nhà, ông ta là vị bác sĩ đông y giỏi có tiếng lại là chỗ thân tình với gia đình Lam từ rất lâu. sau vài câu chào hỏi xã giao, mẹ Lam ôn tồn nói với bác sĩ:

-Anh làm ơn khám dùm con bé xem thế nào? tôi thấy sức khỏe nó dạo này kém lắm, không biết cái bệnh ấy có ảnh hưởng gì đến nó không nữa?

- Ý chị là bệnh nào ạ - Bác sĩ tỏ vẻ thắc mắc

- À thì cái bệnh phụ nữ ấy, kinh nguyệt cháu nó chẳng đều có khi đến vài tháng mới "bị" một lần, anh làm ơn bắt mạch rồi kê đơn thuốc cho cháu nhé!

Sau một hồi khám bệnh cho Lam , Bác sĩ vỗ về cô bé:

Con đừng lo! cố nghỉ ngơi cho khỏe, để bác nói chuyện và dặn dò mẹ con. Nói rồi ông và mẹ Lam cùng bước ra ngoài phòng khách.

- Dạ thưa Bác sĩ, con gái em có sao không ạ? - Mẹ Lam nôn nao hỏi bác sĩ

- Chị ngồi xuống đi và phải thật bình tĩnh nghe tôi nói - bác sĩ bằng một giọng đầy vẻ quan trọng trước khi thông báo kết quả bệnh tình ẹ của Lam biết.

- Con gái chị có thai khoảng hơn 2 tháng rồi đó!

Bà mẹ thảng thốt thần sắc biến đổi tức thì, trán bà đổ mồ hôi hột, tay chân lạnh cóng và run lên lẩy bẩy:

- Sao ? bác sĩ nói cái gì vậy, tại sao nó lại có thai chứ? Rồi bà khóc nghẹn ngào

-Tường Lam ơi! sao lại như thế hả con? Mẹ chết mất con ơi!

Bác sĩ hình như ngầm hiểu chuyện, ông nhanh nhẩu nắm vội tay bà mẹ lại khi bà định chạy vào phòng Lam. Rồi ông ta tìm cách khuyên lơn bà ấy:

- Chị hãy bình tình, đừng làm con bé nó bấn loạn trong lúc này, cố gắng lựa lời mà nói với nó và hãy sáng suốt tìm cách giải quyết, quan trọng là phải nghĩ đến sức khỏe và tương lai con bé nhé, thôi tôi về hốt thuốc cho cháu đây.

Tiễn bác sĩ ra cổng cũng vừa lúc Tình từ cửa hàng về trông có vẻ hối hả như muốn biết bệnh tình em gái thế nào. Nhìn thấy đôi mắt mẹ đỏ hoe như vừa mới khóc, anh vồn vã hỏi:

-Tường Lam có chuyện gì hả mẹ ?

- Em nó bệnh thường thôi, không sao đâu con - Bà mẹ cố nén giọng và nói.

Ân Tình lẽo đẽo theo mẹ đến phòng Lam, anh chưa kịp vào thì Mẹ đã nháy mắt như ra hiệu để một mình mẹ nói chuyện với Lam, rồi bà khép hờ cánh cửa phòng con gái lại.

Ghé sát tai vào phòng để tìm hiểu sự việc nhưng Tình chẳng nghe rõ lời nào. Anh chỉ loáng thoáng nghe tiếng được tiếng mất, rõ nhất chỉ là những tiếng khóc bù lu bù loa của Lam. Tình hoang mang và linh tính có điềm chẳng lành, anh rón rén tiến sát gần khe hở cánh cửa phòng để nghe cho rõ hơn. Tim anh thót lên khi nghe Lam vỡ òa lên khóc và nói với mẹ :

- Con ngàn lần van xin mẹ hãy thứ tội cho con, dạ đứa con trong bụng là con của anh Tình mẹ à.

Tình run lên bần bật và không thể nào làm chủ được bản thân mình lúc này. Chiếc ly thủy tinh từ trên tay anh rơi tỏm xuống đất vỡ ra văng tung tóe nghe loảng choảng, anh chạy lao nhanh ra đường trong tiếng kêu thất thanh với theo của mẹ và em gái :

- Ân tình! con đừng đi, anh hai đừng bỏ em!

Đồng hồ đã điểm hơn 10 giờ tối mà Ân Tình vẫn cứ lang thang như kẻ vô hồn. Anh nghĩ đến cái bào thai trong bụng của Tường Lam mà thấy khinh bỉ bản thân mình, tại sao mình lại có thể làm như thế chứ? Mình là một thằng vong ơn bội nghĩa. Tình cảm thấy tim mình đau nhói, những cơn dằng xé mỗi lúc một gia tăng khi biết chắc rằng cái thai trong bụng Lam là con của mình. Anh hối hận và tiếc nuối sự việc đã qua "Giá như hôm đó Mẹ không quyết định đóng cửa tiệm để về quê gấp thăm ngoại đang bệnh nặng, giá như hôm đó mình không đi uống rượu với bạn bè đến mức say khướt, trời ơi! Tội này không thể dung tha". Rồi anh cố nhớ lại những gì đã diễn ra hôm đó rõ mồn một theo từng trình tự :

" Sáng hôm ấy mẹ gấp gáp về quê

Cửa tiệm đóng

Mình đi nhậu với đám bạn cũ, dễ gì có một ngày rảnh rang và tự do như thế chứ? sau đó mình về nhà với bộ dạng say khướt.

Tường Lam đã mở cửa và dìu mình lên phòng.

Cô ấy đắp khăn ấm và lau ình, cô ấy đã ở lại phòng với mình đêm hôm đó...

Trời! cô ấy đã ở lại phòng với mình đêm hôm đó.

Và anh cố tìm cách bào chữa cho lỗi lầm của mình " làm sao mình có thể kiềm chế bản năng của một thằng đàn ông trong độ tuổi sung sức chứ? làm sao mình có thể vượt qua mọi rào cản trước sự hấp dẫn của một cô gái mới lớn đầy vẻ gợi cảm, và oan nghiệt thay là cả hai đang trong thời kỳ lén lút yêu nhau thế này! Sao Tường Lam vô tư và đến bây giờ mới biết chứ? Trời ơi! Tôi đã phá hoại tương lai em rồi Lam ơi, mẹ ơi con là thằng đáng chết".

Chợt nghĩ đến Lam và mẹ hiện giờ ở nhà chắc còn đau khổ hơn anh gấp nhiều lần. Anh không thể hèn nhát như thế này được, anh không thể bỏ mặc họ trong lúc này. Anh móc điện thoại định gọi về nhà thì điện thoại lại hết pin. Anh len lõi trong dòng xe tấp nập mặc ọi tiếng còi vang inh ỏi, anh lướt vội băng qua đường rồi chạy như điên một mạch về nhà trong khoảng trời tối mịt.

Anh rón rén mở nhẹ khóa cổng rồi bước vào nhà, thấy ánh sáng của ngọn đèn néon ở phòng mẹ vẫn còn mở hắt qua khe cửa. Anh lẽn vào phòng Tường Lam thì thấy "em gái" mình đang rũ rượi khóc thút thít. Anh chạy đến và hai người đã ôm chầm lấy nhau thật chặt. Ân Tình kéo áo lau nước mắt cho Lam rồi nói:

- Anh em mình có tội lớn với mẹ rồi! làm sao anh có thể nhìn mặt mẹ đây em.

Tường Lam giờ chỉ biết khóc và chẳng nói được một lời.

Hai người bàn tính với nhau có lẽ là sẽ trốn nhà đi một thời gian, chờ khi nào mẹ nguôi ngoai rồi sẽ quay về thưa chuyện với mẹ. Đang lúc cả hai chuẩn bị mọi thứ, thì bà Mẹ bất thình lình bước vô phòng.

Ân Tình quỳ xuống lạy lục van xin:

- Mẹ ơi con có tội lớn lắm với mẹ đây, mẹ giết con đi, con là thằng bất hiếu.

- Mẹ à, con chưa đền đáp công ơn mẹ mà đã gây nên chuyện tày trời, mẹ hãy tha thứ cho con - Tường lam vừa khóc vừa nói tiếp theo lời Ân Tình.

Mọi chuyện tưởng như sắp vỡ tung, không ngờ bà mẹ bước đến và nắm tay cả hai con, những bàn tay lúc này nắm chặt vào nhau sao mà ấm áp đến lạ, bà mẹ nhỏ nhẹ nói:

- Các con không cần phải đi đâu hết! hãy ở lại đây với mẹ, mẹ là mẹ của các con mà!

Nói rồi bà ôm chầm cả hai đứa rồi khóc trong từng tiếng nấc nghẹn ngào. Cả hai đều biết mẹ mình đang giận lắm nhưng chưa rõ tại sao mẹ lại dễ dàng tha thứ chuyện động trời này. khi chưa có câu trả lời nào trong đầu cả, thì mẹ lại tiếp tục với giọng điệu rất là quan trọng:

- Các con nghe ta nói đây! cả hai phải hứa với ta rằng hai đứa phải cố sống với nhau hạnh phúc trọn đời, tạm thời Tường Lam sẽ nghỉ học để sinh con và năm sau phải tiếp tục thi vào đại học nhất định phải là ngành y đấy nhé.

Cả hai mừng rỡ cùng quỳ xuống lạy mẹ và hứa sẽ nghe lời mẹ dạy. Họ thầm cám ơn mẹ đã có tấm lòng bao dung rộng lượng. Suốt đêm ấy cả nhà không ngủ mà họ đã gần như thức trọn một đêm để lắng nghe ký ức sâu thẳm về mẹ, nó như một lời giải đáp và mọi chuyện giống như chỉ mới bắt đầu khi cuộc đời của mẹ đang được lật giở từng trang:

"Thuở nhỏ mẹ và ba con cùng học chung lớp 12 ở một ngôi trường làng. Ba và mẹ đã có một thời yêu nhau say đắm, nhưng hai người không đến được với nhau chỉ vì bên nội và bên ngoại có một mối thù truyền kiếp từ rất xa xưa.

Vào thời điểm mùa hè năm cuối cấp khi phát hiện mẹ có thai với ba con, gia đình hai bên vẫn kiên quyết không chấp nhận cuộc hôn nhân này. Vốn dĩ bên ngoại thuộc dòng tộc giàu sang nhất vùng,ông là người khét tiếng là khó khăn lại nóng tính cộng với sĩ diện và danh giá gia đình, nên ông bắt mẹ phải phá cái thai trong bụng. Mẹ không thể, vì đó là kết quả đơm hoa từ tình yêu cao cả giữa ba và mẹ.

Do bản tính ông ngoại rất hà khắc và cương quyết, mẹ đành phải mang tội bất hiếu bỏ nhà ra đi để mong tìm hạnh phúc và giữ lại đứa con thân yêu. Mẹ đã để lại bức thư xin lỗi ông bà và hứa sẽ quay về khi đứa con của mẹ đủ lớn khôn, và mẹ sẽ chỉ về khi nào cả hai dòng họ chịu hòa thuận với nhau.

Những ngày đầu lên thành phố mẹ đã bán hết số nữ trang mà ông bà cho để làm vốn mưu sinh cuộc sống. Mẹ cố không cho ba con biết chỗ ở của mẹ, vì mẹ muốn đợi ba con thi xong đại học mới tìm cách nhắn cho ba hay. Khi mẹ lẽn về quê để tìm gặp ba con thì biết tin ba con thi đỗ đại học, mẹ mừng vui khôn xiết vì sắp sửa được ở gần bên ba .

Cuộc đời thật trớ trêu và như một định mệnh éo le, bởi cái ngày ba con lên sài gòn để cùng ở với mẹ thì tai nạn giao thông đã bất ngờ đổ ập xuống, ba con đã ra đi vĩnh viễn mà chẳng kịp trăn trối một lời, mẹ khóc đến khô dòng nước mắt khi chẳng còn đâu là bờ vai để mẹ nương tựa trong lúc này. Mẹ đã cố sống để được nhìn thấy con gái chào đời. Vì con chính là niềm hạnh phúc lớn lao và duy nhất của mẹ trong thời điểm đó.

Một hôm lang thang đi bán vé số dạo thì mẹ ngất xỉu giữa đường do kiệt sức. Khi choàng tỉnh dậy mẹ thấy bên cạnh mình là một cậu bé có đôi mắt sáng, khuôn mặt khôi ngô chừng hơn 6 tuổi, đang xoa dầu ẹ. Hỏi ra mới biết là cậu bé ấy không nhà cửa, không cha mẹ đã trốn trại mồ côi ra đời đi lang thang kiếm sống. Thế là mẹ nhận cậu bé ấy làm con nuôi và đặt cho cái tên là Ân Tình.

Mẹ đã lăn lộn cuộc sống bon chen chốn thị thành với bao cái nghề từ bán vé số dạo, phục vụ nhà hàng, bán hàng rong, giúp việc nhà để lo cho cuộc sống gia đình. Cũng may là năm con gái lên 10 tuổi, thời điểm đó đất đai ở thành phố nóng như cơn sốt mẹ làm môi giới, giới thiệu mua bán nhà đất rồi dành dụm tiền. Có được số vốn kha khá mẹ mua đi bán lại đất đai dần tích lũy để gầy dựng được cơ ngơi thế này.

Thỉnh thoảng mẹ có về quê thăm ông bà, lần nào về mẹ cũng lẽn vào lúc nữa đêm và chẳng hề cho ông biết. Chỉ buồn là mẹ chưa thể trở về quê để báo hiếu cho ông bà khi mà mối thù năm xưa giữa hai dòng họ vẫn chưa hề nguôi tạnh.

Tạm khép lại quá khứ đau buồn, cả nhà Lam đã khóc như chưa từng khóc, nước mắt giờ đây đã cạn, thay vào đó là những nụ cười thật hạnh phúc biết bao.

Câu chuyện về mẹ là thế, bây giờ cả hai con như đã hiểu tấm lòng của mẹ, chắc chắn một điều mẹ không muốn con gái mình phải khổ giống như mẹ ngày xưa vì những hận thù của người lớn, vì những khó khăn rất cần những tấm lòng san sẻ. Hay nói đúng hơn là vì cái sĩ diện không đáng có để đánh đổi một hạnh phúc giản đơn.

Trời gần như đã sáng,một buổi bình minh thật trong lành và ánh nắng ấm áp đang chiếu rọi vào sân nhà, trên khuôn mặt ai cũng nở một nụ cười rạng rỡ. Cả hai cố nhìn thật lâu vào đôi mắt mẹ và hình như chúng nó cảm nhận trong trái tim mẹ luôn chan chứa một tình người.

6 năm sau

Phải đợi nhận văn bằng tốt nghiệp đại học ngành y xong, cả nhà Lam mới sắp xếp về quê một chuyến, sau khi lần đầu tiên mẹ nhận được thư ông ngoại gửi lên nhắn về quê gấp có chuyện.

Con đường làng trước đây đầy bụi khi nắng, lắm bùn khi mưa thay vào đó là một con đường nhựa trãi rộng. Quê hương của họ đã thay da đổi thịt từng ngày, nhà cửa mọc lên như nấm. Chỉ còn một đoạn nữa là về đến nhà, Mẹ Lam cố định thần và bất chợt bảo Ân Tình dừng xe lại, mẹ mừng rỡ như bắt gặp điều chi! Bước xuống xe mẹ vừa chỉ trỏ vào một căn nhà nhỏ vừa nói

-Đây rồi các con à! đây là căn nhà mà ngày xưa ông ngoại cất lên làm nơi trú nắng trú mưa, để canh đồng ruộng và giữ đất đai.

Mẹ Lam dẫn mọi người bước đến ngôi nhà nhỏ và nói với giọng điệu run run:

Các con có biết, đây là nơi đã minh chứng cho tình yêu của ba và mẹ. Mỗi lúc ra đây canh đồng và học bài mẹ đã từng chờ đón ba con sang thăm, nhà nội và ngoại chỉ cách nhau bởi căn nhà này và hàng cây cạnh đó. Ngày xưa căn nhà nhỏ này là nơi đã dung dưỡng tình yêu của ba mẹ. Bức tường nhà trước đây ông ngoại đã quyét vôi màu xanh lam đấy! thật là lạ mấy mươi năm rồi giờ nó vẫn còn nguyên vẹn và vẫn là một màu xanh lam dịu vợi, bây giờ thì chắc con gái mẹ có thể biết tại sao lại có cái tên Tường Lam rồi đấy.

Men theo con đường đất thẳng sâu vào phía trong là ngôi nhà ngói ba gian vẫn còn nguyên nét cổ kính. Cả gia đình nhỏ của Lam hồi hộp bước xuống xe, mọi lo lắng nghi ngờ trong đôi mắt của mẹ Lam đều xoá tan khi có tiếng ông Ngoại vang lên văng vẳng. Dù tuổi đã ngoài 70 nhưng ông vẫn còn minh mẫn, tuy giọng hơi run nhưng cũng còn chút gì đó đanh thép:

- Bà nó ơi, sắp nhỏ ơi Con Hai nó về rồi nè!

Mẹ Lam chạy đến ôm ông bà ngoại khóc tức tưởi như đứa con nít. Ngôi nhà to lớn rộng rãi của ông bà bổng như hẹp lại, khi cả dòng họ cô chú cậu dì và con cháu hội tụ về đây để đón chờ gia đình cô hai trở về làng sau bao năm biền biệt. Mọi người hỏi han nhau đủ điều và cùng nhau đón chào những thành viên mới. Đợi ọi cảm xúc lắng đọng ông ngoại mới nói rõ ngọn ngành:

- Con à! tía má cũng phần nào có lỗi và cố chấp với con trong chuyện này, bởi cái Tôi của mình quá lớn - Ông chậm rãi nói và tăng dần sự quan trọng trong từng câu chữ

Nắm lấy bàn tay con gái thân yêu, ông xuống giọng:

- Căn nhà mà tía xây trước đây ngoài đầu lộ là cốt để giữ đất, giữ đai. Vì con, vì cái tên Tường Lam mà tía đã quyết định giữ lại nó và hàng năm vẫn quét vôi lại một màu xanh lam mà con yêu thích.

Cả một đại gia đình cố im lặng để lắng nghe, ông trầm ngâm một hồi rồi nói tiếp:

- Ngày xưa chỉ một mãnh đất nhỏ mà hai dòng họ tranh chấp nhau không phân thắng bại, tía cố tình xây căn nhà đó để làm ranh giới phân chia hai dòng tộc và tranh giành mãnh đất ấy.Trãi qua một đời người và thăng trầm của cuộc sống giờ tía mới thấm thía đâu là cái tình cái nghĩa. Tháng trước anh chị xui có qua đây xin phép tía má cho ổng bả được nhận con làm dâu để mong được thanh thản trong cái tuổi gần đất xa trời, Hai bên cũng thống nhất sẽ giao mãnh đất đó lại cho con mà không hề tranh chấp nữa. Chúng ta có thể bắt tay nhau rồi con ạ.

Giờ thì mọi chuyện đã rõ. Tía gọi thằng út:

- Út ơi! Con sang nhà Bác Năm , mời anh chị xui qua đây đón con dâu và cháu về lẹ đi.

Tận trong sâu thẳm người lớn ai ai cũng có thể biết được rằng, chuyện không bắt nguồn từ mãnh đất mà từ rất xa xưa ông cố ngoại Tường Lam là người giàu có nhất vùng nhưng lại không cưới được một người con gái đẹp nhất làng, người con gái ấy đó chính là bà cố nội của Lam. Cốt lõi của hận thù đã bắt nguồn từ đấy.

Trời tối dần sau một cuộc hội ngộ đầy tiếng cười và nước mắt, mẹ Tường Lam lẳng lặng đi một mạch ra đồng, đến trước nấm mồ của chồng thấp nén nhang và nàng thầm khẩn nguyện:

- Anh ơi! giờ thì em có thể sắp xếp để đưa cả gia đình về sinh sống tại chốn quê nhà, được gần gủi và hương khói cho anh, em mãn nguyện và vô cùng hạnh phúc. Ngày xưa anh ước mình được trở thành kỹ sư nông nghiệp, còn em là bác sĩ để chữa bệnh cho dân nghèo, em đã không làm được điều đó! nhưng con mình, con chúng mình đã thay em làm điều mà anh hằng mong ước. Em sẽ xây một căn nhà với màu xanh lam đầy kỷ niệm. Em sẽ khắc tên anh, tên em và cả hai cái họ của chúng mình trên hai tảng đá trước sân nhà để mãi khắc sâu mối thân tình mà bấy lâu nay đã hằng bị chia cắt.

5. Giấc mơ về một con chuột mang khuôn mặt người

Truyện ngắn của Hồ Huy Sơn

1. Sáng nay, lúc làm vệ sinh cá nhân, rất tình cờ, Thành trông thấy đầu ngón tay trỏ của mình xù xì, giống như vừa bị con gì cắn. Thành dụi dụi mắt, vết thương vẫn nằm đó, nham nhở với đám da sần sùi, có thêm chấm đỏ của máu.

Rõ ràng Thành đã bị con gì cắn. Nhưng con gì là con gì? Không lẽ là chuột. Vết cắn này nhất định chỉ có chuột thôi! Nghĩ vậy, Thành hốt hoảng gọi Liên:

- Em ơi! Anh bị chuột cắn…

Liên giọng ngái ngủ:

- Anh nói gì cơ? Con gì cắn?

Giọng Thành vẫn đầy hốt hoảng:

- Chuột! Chuột cắn tay anh…

Lúc này Liên đã tỉnh táo hơn một chút:

- Anh nói như thế nào ấy chứ, nhà mình làm gì có chuột!

- Thật mà! Không tin em xuống đây mà xem. Anh bị chuột cắn ở đầu ngón tay trỏ đây này.

Liên cột mớ tóc ra sau rồi vội vã chạy xuống nhà. Cầm bàn tay của chồng săm soi một lúc, giọng Liên như chùng xuống:

- Lạ thật! Nhà mình trước giờ đâu có con chuột nào...

Thấy khuôn mặt của chồng đầy vẻ lo lắng, Liên liền chuyển giọng:

- Mà không sao đâu anh! Hồi thi đại học, do thức khuya học bài nên em ngủ say quá, đến mức bị chuột cắn mà không hay biết. Sáng ra thấy hai đầu ngón chân cái xù xì mới biết mình bị chuột cắn. Thế mà từ đó tới giờ, em đâu có bị làm sao!

Thành nhìn đồng hồ, phát hiện mình bị chậm mười lăm phút so với thường ngày. Con chuột quái quỷ! Thành tính chửi thề con chuột thêm một vài câu nhưng sực nhớ tới câu nói của Liên, cảm thấy như được an ủi phần nào.

2.Hôm sau nữa, thêm một ngón tay của Thành bị chuột cắn. Lần này, Thành lo thực sự. Liên vẫn chỉ biết chép miệng:

- Lạ thật! Làm gì có con chuột nào đâu.

Cũng như lần trước, Liên lại cầm bàn tay Thành lên săm soi, sau đó rửa qua nước sạch rồi dùng oxy già sát trùng vết thương cho Thành.

Thành cũng thấy lạ. Rõ ràng, cả Thành và Liên đều chưa từng thấy con chuột nào chạy trong nhà, đến tiếng kêu của nó cũng không hề nghe thấy. Nhà của Thành và Liên, thực chất chỉ là một căn phòng nằm trong dãy trọ cùng rất nhiều gia đình khác. Khu trọ này khá thoáng và sạch sẽ, từ lâu không thấy con chuột nào lảng vảng qua. Riêng căn phòng của Thành và Liên được lát gạch, hầu hết được khóa cửa cẩn thận mỗi lúc cả hai vắng nhà. Đồ đạc trong nhà cũng gọn gàng, ngăn nắp, không có biểu hiện nào cho thấy có sự tồn tại của chuột.

Nhưng còn vết cắn trên hai đầu ngón tay của Thành? Đó chắc chắn là vết cắn của chuột. Nếu vậy, con chuột đó đang ẩn náu ở đâu? Trong nhà, còn có chỗ nào kín đến mức con chuột nép mình trong đó mà cả Thành và Liên đều không phát hiện ra. Thành đã bị nó cắn hai đầu ngón tay, ngộ nhỡ hôm sau nữa, nó lại tiếp tục cắn vào ngón tay thứ ba. Thành không dám chắc khả năng này không thể xảy ra. Mọi sự chỉ chắc chắn khi Thành phát hiện và tiêu diệt được con chuột đó.

Buổi tối, Thành và Liên cùng xúm vào lùng sục khắp nhà. Đồ đạc cũng được sắp ra, nằm ngổn ngang giữa nhà nhưng tuyệt nhiên không hề phát hiện thấy chuột. Đến phân chuột cũng không có!

Khi Thành đem chuyện mình bị chuột cắn kể lại với đồng nghiệp trong cơ quan, ai cũng xúm vào tỏ vẻ thương cảm cho Thành. Người bảo không sao, giống như Liên từng nói với Thành. Có người lại bảo nguy hiểm, có thể bị dịch hạch như chơi!

Mỗi người thêm vào một ý, Thành nghe xong chẳng biết nên mừng hay lo. Đến khi cô đồng nghiệp gõ vào google cụm từ “bị chuột cắn” liền cho ra một loạt kết quả. Thành ghé vào màn hình máy tính, lẩm nhẩm đọc: “Nếu bị chuột cắn, không biết, không điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khoẻ như viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm gan, lách to, viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm kết mạc và thiếu máu”.

Vậy là câu chuyên không đơn giản nữa rồi. Thành đọc xong, cảm thấy rụng rời chân tay khi cảm giác hiểm họa đang rình rập ngay cạnh cuộc sống của vợ chồng mình. Con chuột đâu có trừ ai, mai mốt, lỡ Liên cũng bị chuột cắn thì sao? Chưa giết được con chuột “ma” kia thì hiểm họa vẫn còn đó. Nhưng làm cách nào để giết nó, trong khi cả Liên và Thành đã lục tung khắp nhà mà vẫn không thấy nó…

3.Thành bảo với Liên:

-Có lẽ mình phải mua thuốc diệt chuột thôi em ạ!

Liên vội vàng xua tay:

- Trời ơi! Nghĩ cách khác đi anh. Dùng thuốc diệt chuột, nhỡ đâu nó vương vào đồ ăn, đồ uống rồi mình ăn phải thì chết!

Thành thấy Liên nói cũng phải nhưng vào lúc đó, Thành không nghĩ thêm được cách nào khả dĩ hơn. Liên bảo:

- Thôi chiều mai anh đi làm về, ghé vào một tiệm hàng nào đó, mua lấy vỉ keo dính chuột. Dùng keo dính chuột có lẽ hiệu quả mà an toàn hơn đó anh!

Buổi chiều ngày hôm sau, nghe lời Liên, lúc đi làm về, Thành ghé vào một cửa hàng mua hai vỉ keo dính chuột. Với lòng quyết tâm phải bắt bằng được con chuột đang dâng cao độ, Thành mua thêm một chiếc bẫy sắt khi trông thấy nó trong tiệm hàng.

Đêm đó, Thành và Liên cùng đặt keo và bẫy. Cả hai thậm thụt, thì thào trao đổi với nhau như thể nếu lỡ nói to , con chuột “ma” kia sẽ nghe thấy và âm mưu diệt chuột bị bại lộ. Thành và Liên hồi hộp chờ ngày con chuột lâm nạn. Nhưng một ngày, hai ngày, ba ngày rồi năm ngày, hai vỉ keo và chiếc bẫy sắt vẫn trống không. Không lẽ con chuột đánh hơi được âm mưu của vợ chồng Thành. Sư bố khỉ! Thành bực bội chửi thề.

Bẵng đi mấy đêm, lúc hai vợ chồng đang nằm ngủ, đột nhiên Thành trông thấy một con chuột to bằng nắm tay, từ góc nhà đang lừ lừ tiến lại chỗ Thành. Cuối cùng con chuột “ma” cũng xuất hiện. Thành bất giác vòng hai tay trước ngực, cố giấu mười ngón tay vào nhau cốt không để bị chuột cắn. Con chuột trông thấy phản ứng của Thành bèn dừng lại, mắt giương giương nhìn Thành.

Suýt nữa thì Thành hét toáng lên, khi nhìn thấy con chuột có khuôn mặt của người! Một khuôn mặt rất điển trai, chỉ có điều khuôn mặt đó chỉ nhỏ đúng với kích cỡ khuôn mặt của chuột.

Toàn thân Thành nóng đẫy, mồ hôi rịn ra thấm ướt cả chiếc áo ba lỗ đang mặc. Thành sợ hãi ngồi bật dậy, líu ríu gọi vợ:

- Dậy đi em! Con chuột… con chuột…

Thành ú ớ không nên câu. Liên vội vàng bật đèn nhưng tuyệt nhiên không hề thấy một con chuột nào. Bên cạnh, chỉ Thành đang ngồi thẫn thờ, mồ hôi chảy ròng ròng.

Liên bảo:

- Làm gì có con chuột nào đâu!

Thành vẫn chưa hết bàng hoàng:

- Có chuột! Một con chuột mang khuôn mặt người…

Kể từ lúc đó, Thành không tài nào chợp mắt được. Hễ nhắm mắt thì ngay đó, con chuột mang khuôn mặt người lại hiện ra, mắt giương giương nhìn Thành.

Lúc đầu, Liên đinh ninh là Thành nằm mê rồi gặp ác mộng. Nhưng Thành hoàn toàn không có biểu hiện gì của người mê sảng. Chỉ có điều, con chuột thì không thấy đâu. Liêm cảm thấy lo lắng cho Thành nên cũng thức theo chồng cho đến sáng.

Sáng mai, Thành bảo với Liên:

- Anh nhớ rồi! Con chuột mang khuôn mặt của Tuấn. Em còn nhớ Tuấn không? Tuấn học đại học với anh hồi trước, vợ chồng mình đã gặp cậu ấy hơn hai tháng trước đó.

Ngừng một lát, Thành nói tiếp:

- Không hiểu sao anh lại thấy con chuột mang khuôn mặt của Tuấn. Con chuột nghênh nghênh nhìn anh đầy thách thức…

Liên nhìn Thành đầy thương cảm nhưng lúc đó, Liên không biết phải an ủi chồng như thế nào. Bởi Liên cũng chưa bao giờ trông thấy một con chuột như vậy cả.

4.Nỗi lo về mấy căn bệnh do chuột mang lại không trầm trọng bằng hình ảnh con chuột mang khuôn mặt người. Trong khi Thành ú ớ, giãy giụa một cách khổ sở thì con chuột mang khuôn mặt người vẫn nghênh nghênh nhìn Thành. Thành thấy ớn lạnh toàn thân.

Ở đâu ra một con vật như thế? Kể từ khi trông thấy nó, trong đầu Thành lúc nào cũng hiện lên hình ảnh con chuột mang khuôn mặt người nhưng không làm sao giải thích được. Tất nhiên Thành không dám nói với ai. Biết nói cái gì bây giờ. Không lẽ bảo với người ta, tôi đã trông thấy một con chuột mang khuôn mặt người. Khi đó, chắc chắn có người sẽ cho Thành không được bình thường. Hoặc cũng có thể người ta sẽ cho rằng Thành bị mê sảng, hậu quả từ một căn bệnh mới mà chuột mang lại.

Bởi vậy Thành đành im lặng với chuyện con chuột mang khuôn mặt người. Nhưng ý nghĩ lại không cho Thành yên. Ý nghĩ cứ chạy quanh quẩn trong đầu Thành, về một con chuột mang khuôn mặt người, với hàng chục câu hỏi: vì sao lại thế, con chuột từ đâu tới, vì sao chỉ có Thành nhìn thấy nó?...

Sau hai đầu ngón tay bị cắn nham nhở, Thành không bị chuột cắn thêm lần nào nữa. Hoặc cũng có thể là chưa. Nhưng hình ảnh con chuột mang khuôn mặt người lại hiện về thường xuyên trong giấc ngủ hàng đêm. Thành không rõ mình đang mơ hay thực nhưng con chuột vẫn cứ giương mắt nghênh nghênh nhìn Thành. Nếu như mơ, sao hai đầu ngón tay của Thành lại bị cắn sứt sỉa như vậy? Còn nếu là thực thì con chuột kia ở đâu? Mà vì sao con chuột lại mang khuôn mặt của Tuấn?

5.Vì sao con chuột lại mang khuôn mặt của Tuấn?

Câu hỏi này không chỉ mình Thành thắc mắc. Liên cũng đang hoang mang. Phấp phỏng. Lo lắng. Tuyệt nhiên không thể nào lý giải.

Thành và Liên cưới nhau thiếu hai tháng thì tròn bốn năm. Trong khoảng thời gian đó, cả hai chưa bao giờ to tiếng với nhau. Từ lúc cưới đến bây giờ, Thành vẫn luôn chăm sóc Liên ân cần và chu đáo. Liên đón nhận điều đó một cách vui vẻ và hãnh diện. Nhưng tự trong thâm tâm, Liên cảm thấy cuộc sống hiện tại vẫn có cái gì đó chật vật và mơ hồ quá. Điều này Liên giữ lại ình, không thổ lộ với ai, kể cả Thành.

Không ít lần Liên ngồi một mình và tự hỏi, cuộc sống của vợ chồng mình rồi sẽ như thế nào. Lấy nhau gần bốn năm, đó cũng là khoảng thời gian hai vợ chồng Liên sống trong các khu nhà trọ. Đến bao giờ mình mới có một căn nhà, nhỏ cũng được, nhưng là nhà của mình, để hàng tháng lại không phải nghe chủ nhà “dọa” tăng giá. Cả Liên và Thành đều chưa dám nghĩ đến chuyện có con cũng vì điều kiện chưa cho phép.

Liên thấy mệt mỏi khi phải sống một cuộc sống như vậy. Cho đến một buổi chiều cách đây hơn hai tháng, hai vợ chồng Liên cùng đi gặp Tuấn. Tuấn học đại học với Thành, bây giờ đã trở thành một doanh nhân thành đạt với một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Nhìn Tuấn, tự nhiên Liên lại cảm thấy chạnh lòng khi nghĩ về chồng mình. Mấy năm rồi, Thành vẫn chỉ là nhân viên của một công ty truyền thông, lúc nào cũng tất ta tất tưởi, chạy đua từng phút một. Ở công ty Thành có quy định, ai đi chậm một phút bị trừ một ngàn. Cuối tháng, sẽ tổng lại rồi trừ vào lương. Quy định của công ty Thành nhưng nhiều lúc cũng khiến Liên muốn thót tim vì một lý do nào đó mà Thành phải đi muộn.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong một buổi tối đầy ấm cúng. Tuấn và Thành trò chuyện say sưa theo đúng kiểu những người bạn lâu ngày mới gặp. Còn Liên lặng lẽ quan sát hai người, thỉnh thoảng mỉm cười trước những câu bông đùa của Tuấn và Thành.

Sau buổi gặp ngày hôm đó, thỉnh thoảng Tuấn lại nhắn tin cho Liên. Lúc đầu, Liên đều vui vẻ trả lời, theo phép xã giao dành ột người bạn của chồng. Nhưng dần dần, cách nói chuyện của Tuấn, với thêm sự thành đạt của anh đã làm Liên xao lòng. Liên đến với Tuấn và nhận về cảm giác bình yên, thoải mái. Điều này khi ở bên Thành hình như Liên đã không cảm nhận được.

Như lúc ăn trưa tại nhà hàng ven sông, khi Tuấn đề nghị hai người cùng đi Thượng Hải, Liên đã cảm thấy hồi hộp xen lẫn sung sướng. Trong đầu Liên lúc đó liền hiện lên hình ảnh những thị trấn cổ ven sông đầy thanh bình hay những phố đi bộ, mua sắm lộng lẫy…

Liên khấp khởi chờ đợi. Chuyến đi Thượng Hải cùng Tuấn chỉ còn ba ngày nữa sẽ khởi hành thì bất thình lình con chuột mặt người xuất hiện. Con chuột đó, theo như lời Thành, mang khuôn mặt của Tuấn.

Liên bất giác giật mình. Có hay không một con chuột như vậy? Có lúc nào Thành đã biết chuyện giữa Liên và Tuấn nên “bịa” ra một con chuột như vậy, để Liên dừng lại?

Đột nhiên Liên cảm thấy sợ hãi và lo lắng mỗi khi nghĩ tới con chuột mang khuôn mặt người mà Liên cũng chưa bao giờ trông thấy.

6.Nhìn Thành càng ngày càng vật vã, khổ sở vì một con chuột chưa từng rõ mặt, Liên vừa lo lắng nhưng cũng đồng thời nhận ra mình vẫn còn yêu Thành. Liên xót xa khi nhìn Thành bơ phờ, mồ hôi chảy ròng ròng giữa đêm. Liên ngồi phân vân, mình còn yêu chồng như vậy, sao lại phản bội chồng? Thực sự Liên cũng cảm thấy mỏi mệt khi cùng lúc phải hóa thân vào nhiều vai diễn. Liên muốn chấm dứt mối quan hệ với Tuấn, để giải thoát ình khỏi sợi dây kim cô ngày càng thít chặt.

Buổi chiều, Liên xin phép công ty về sớm. Liên không về nhà ngay mà ghé vào một quán cà phê, ở đó Tuấn đang ngồi đợi Liên bằng vẻ phấp phỏng.

Liên bước tới rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện Tuấn, giọng đầy dứt khoát:

- Em nghĩ là cả em và anh đều đang đi sai đường. Chúng ta đang tự làm khổ chúng ta…

Ngừng một lát rồi Liên tiếp tục:

- Bởi vậy, em nghĩ là chúng ta nên dừng lại đây thôi anh ạ! Thật sự em cảm thấy mệt mỏi khi phải duy trì tình trạng này. Anh hãy hiểu cho em!

Liên nói xong rồi bước vội ra ngoài, để lại Tuấn ngỡ ngàng vì vẫn chưa hiểu chuyện gì. Đến lúc Liên khuất hẳn mà Tuấn vẫn ngồi bần thần, như chưa thể chấp nhận được sự thật vừa xảy ra.

7.Giữa đêm, Liên lay Thành khi Thành vừa chợp mắt:

- Anh! Dậy em bảo cái này.

Thành hé mắt, nói bằng giọng ngái ngủ:

- Có chuyện gì để mai nói đi!

Liên bảo:

- Lúc chiều em được về sớm. Em trông thấy chuột và đã đập nó rồi!

Nghe Liên nói xong, Thành tỉnh cả ngủ. Giọng Thành đầy vẻ ngạc nhiên:

-Thật thế à? Con chuột đâu rồi?

Liên thủng thẳng:

- Đập chết thì vứt đi, chứ để lại trong nhà làm gì!

Thành cười giả lả:

- Ừ nhỉ. Công nhận là em giỏi thật!

Thành nói xong rồi nhắm mắt trở lại, tiếp tục giấc ngủ đang dở dang. Liên không nói gì, khuôn mặt áp vào đầu gối, lặng lẽ quan sát Thành ngủ. Không biết Thành đã ngủ say thật hay chưa nhưng nhìn khuôn mặt Thành lúc nhắm mắt, hiếm có ai lành hiền được như vậy.

Liên thấy mình không có cớ gì lại ngồi một mình giữa đêm như vậy, bèn với tay tắt đèn rồi chậm rãi nằm xuống cạnh Thành.

6. Làng

Truyện ngắn của Ngô Thị Trang

Bóng chiều đổ dài trên lớp ngói xỉn màu rêu của ngôi chùa ảm màu cũ kĩ. Lá rụng cong mình đầy sân. Trước cổng chùa sụp hẳn một bên, chỉ còn bức tượng ông Ác đứng đấy vác đao giương mày dữ tợn. mắt nhìn đăm đăm vào khoảng không trước mặt. Chẳng biết ông Thiện - bạn tri kỉ của ông Ác đã đi đâu. Người ta quen mắt với sự hiện diện của cả hai ông cho đến một ngày, bức tượng ông Thiện mất đột ngột. Người làng kháo nhau hẳn trận cuồng phong nào đó đã cuốn ông đi mất.

Trước đêm ấy, trời lặng gió !

Tượng ông Thiện được làm bằng thạch cao chứ chẳng phải đồng đen đồng vàng quý giá gì. Nhưng ông Thiện mất tịnh không dấu vết. Làng, lại quen với việc trong chùa chỉ còn ông ác. Ngày trước, chùa nổi tiếng thiêng trong vùng. Ai đi xa, về gần đều sắp lễ lên chùa cầu khấn. Người ta coi chùa chiền là nơi thanh tịnh xoá mọi lỗi lầm, là nơi bấu víu cuối cùng cho niềm tin. Từ khi những bức tượng đồng trong chùa không còn, cổng chùa lở lộ gạch bên trong thì chùa vắng hương khói hơn. Tượng đồng không còn, người ta bảo chùa không còn thiêng như trước nữa.

Bà Mùi là người duy nhất ở lại chùa quét tước và dọn dẹp. Con cái đón bà về chăm sóc nhưng bà khăng khăng không chịu. Suốt ngày, bà chỉ quanh quẩn trong vườn dương liễu trước chùa, tha thẩn nhặt từng cái lá khô hay lúi húi quét quét mà chẳng cần biết có bụi hay không. Và người ta bảobà lẩm cẩm. Những đứa trẻ nghịch ngợm thường lấy gậy mà trêu chọc bà. Mắt bà kèm nhèm và chẳng thể nhận ra được con cái nhà ai thế nên bà chửi vung lên và lũ trẻ lấy đó là trò cười. Chỉ đến khi tôi chạy ra quát ột trận, chúng mới bấm nhau bỏ chạy.

Tôi cũng là người duy nhất hiểu đầu đuôi những lời nói một mình, những câu tưởng chừng như vu vơ không đầu không cuối là những đoạn rời rạc, không liền nhau về một câu chuyện nào đó. “Năm ấy, làng loạn âm binh, người chết vãn cả…Làng vắng…”. Làng bây giờ cũng vắng, không phải do loạn âm như cái năm nảo năm nao nữa. Người làng đi làm ăn xa nhiều, phụ nữ, thanh niên, mạnh ai nấy đi. Người có tiền thì đi lao động xuất khẩu nước ngoài, người không có tiền thì vào Nam làm ăn viễn xứ hoặc lên biên giới buôn hàng Trung Quốc. Cũng có người đi đào vàng mãi tận Lạng Sơn. Hai ba năm nay, làng lên phố. Nhà cao tầng mọc san sát, cái nọ ngoi cao hơn, to hơn cái kia một tí.

Dì Liên tôi cũng là một trong những người đi lao động xuất khẩu đầu tiên ở cái làng này. Khi ấy, thẳng Tí mới cai sữa dứt. Dì gửi thằng Tí ẹ tôi chăm sóc. Mẹ tôi ngắn dài nước mắt ngăn cản những dì không chịu. Dì bảo “ Biết làm gì để sống. Không lẽ cứ chịu cơ cực thế này mãi. Em cũng muốn sau này con mình lớn lên bằng bạn bằng bè... nhưng cứ ở nhà ngồi ôm con thì…” Dì vốn là người táo bạo và liều lĩnh nhiều khi đến bất cần chứ không nhu mì như mẹ tôi.

Ông ngoại tôi mất khi bà vừa sinh dì được có mấy ngày.Vậy là bà tôi bị đuổi về nhà mẹ đẻ. Rồi đến mẹ tôi, không hiểu do nghiệp chướng hay lời nguỵền nào dành cho những người đàn bà trong họ nhà mẹ tôi - mà mẹ tôi cũng phải chịu cảnh như bà ngoại. Tôi mồ côi bố từ khi lên ba. Mẹ mang tôi về ở với dì và bà . Đến lúc này, những người phụ nữ goá sống trong căn nhà nhỏ cuối làng với ánh mắt kì thị, bị mọi người coi là có số sát chồng. Dì tôi đẹp nhất làng nhưng đám thanh niên chỉ đứng ngoài thèm thuồng mà không ai dám mang cau trầu đến. Bà tôi mất khi biết tin dì “không chồng mà chửa”. Dì không khóc hay than vãn một lời như thể đã chuẩn bị tất cả để chấp nhận. Thậm chí không thèm cúi mặt khi gặp những lời đàm tiếu. Mẹ với dì, hai người cô phụ sống với nhau lầm lũi. Mẹ mở tiệm may nhỏ chỉ đủ cho cuộc sống tằn tiện qua ngày. Tôi vẫn nhớ những đêm mưa lớn, mẹ ngồi ôm tôi nhìn nước nhỏ tong tong vào chiếc chậu đặt giữa nhà.

Thằng Tí chưa đầy tuổi đã phải xa mẹ, nhớ hơi mẹ khóc ngằn ngặt. Có hôm, nó khóc quá mẹ tôi lôi bầu vú của mình cho nó nhay. Tuy chẳng có giọt sữa nào những dường như bầu vú mang lại hơi mẹ, thằng Tí cứ thế ngậm vú ngủ ngon lành. Mẹ ru nó mà giọng nghẹn đặc nơi cổ họng “Trời mưa bong bóng phập phồng…”. Có hôm mẹ đi vắng, tôi ở nhà bế ẵm, nó đói quá khóc mãi, tôi đành bế nó xuống nhà thím Hanh, vợ chú Tùng- hàng xóm ngay sát nhà tôi xin bú nhờ. Chú Tùng bế thẳng bé trong lúc đợi vợ cho con mình bú, chẳng hiểu vì đói hay vì sao, thằng Tí nhay nhay luôn vào cái đầu ti đàn ông. Chú Tùng người thấp đậm, lực lưỡng, ngực vồng đỏ. Thằng Tí nhay nhột quá nhưng dứt ra thì nó khóc nên cũng đành kệ chiều theo ý nó. Thằng bé nhay một lúc thì hớn hở đùa và không khóc nữa. Từ đó nó không còn bú tí đàn bà mà chỉ thích mút ti chú Tùng. Đến bữa, nó không chịu ăn cơm ngay mà vác cái bụng ỏng chạy ra ngõ “Con xuống bú ti ông Tùng đã..!”. Trời nóng, chú Túng vừa đi làm về, mình mẩy đỏ lừ và còn đang mướt mồ hôi nhưng thằng bé cứ xà vào lòng “Ông ơi, con đói !”.Người đàn ông đã quen với trò nũng nịu của thằng bé. Mặc chú Tùng ngồi thái rau, nó len vào lòng mút ti một chặp rồi về ăn lưng cơm và lăn ra ngủ. Có bận, chú về muộn, đến nhà thấy nó đã ngồi đợi từ bao giờ trên bậc cửa.

Gia đình chú Tùng là gia đình duy nhất trong làng chẳng hề sốt ruột trước việc người làng đi nước ngoài như trẩy hội. Có bận, có hẳn một công ty môi giới về làng tuyển phụ nữ đi làm người giúp việc ở Đài Loan, chú nhìn thím Hanh bảo “Hay mẹ nó đợt này đi !”. Thím Hanh liếc xéo “ Tôi đi để bố con anh ở nhà thì có biết ngay đấy !”. Chú cười vang. Bao nhiêu ruộng người làng bỏ hoang, nhà chú thím nhận thầu hết, rồi hì hụi đào đất đắp bờ lập trang trại. Chú vốn là người hiền lành chất phác, phải cái hơi cục tính một tí. Có lần, chú vác đòn gánh đuổi thím Hanh khắp đồng. Thím Hanh nhỏ người, lẻo miệng như con chèo bẻo, vừa chạy vừa la làng lại còn kể lể. Hôm ấy, cả làng được trận cười vỡ bụng. Được một lúc hai vợ chồng lại dắt nhau về. Hôm sau lại mình mình em em ngọt xớt. Làng này vốn vậy, người ta ít đi ra ngoài nhưng sống với nhau hiền lành, cũng có những đứa con cãi bố rồi đội roi quỳ trước cửa xin lỗi. Cũng có những lúc chồng đánh vợ nhưng qua một đêm lại làm lành.

Dì Liên đi gửi tiền về, bảo mẹ tôi xây nhà, nhưng được bao nhiêu mẹ tôi cóp cả. Nhà tôi tuy chẳng khá giả gì nhưng nghề may của mẹ cũng đủ cho hai mẹ con trang trải. Còn tôi, hết lớp 9, tôi ở nhà học may và mở thêm quán nước, thêm vào vài chia bia, ai ngờ lại đắt hàng. Cũng nhờ cái quán bia, tôi thành kẻ biết nhiều tin chợ. Những gã đàn ông vắng vợ trong làng cứ chiều chiều lại ra đây tụ tập tán dóc những chuyện tận đẩu tận đâu. Có khi họ theo dõi thị trường lao động, đi Inđô hay đi đảo Síp, lương vợ lương con độ này bao nhiêu.

Chiều nay, Minh khoe ra chiếc điện thoại khiến cả nhóm ồ, à ngỡ ngàng.

- Anh Minh chơi sang nhỉ? Có điện thoại cầm tay nữa cơ đấy?

- Sang gì chứ? Sắm một cái để liên lạc với vợ ấy mà.

Họ truyền tay nhau chiếc điện thoại nhỏ, sau đó là bữa khao ầm ĩ hết chai này đến chai khác cho đến khi tối nhập nhoạng mới chịu về. Có người ngà ngà say, qua chỗ gốc đa đầu làng định xả luôn ra đấy bị bà Mùi vác gậy đuổi, chạy không kịp bị bà vụt cho tím chân. Rồi bà lại bắt đầu lảm nhảm những câu chuyện không đầu không cuối. Mấy lần như thế, cánh đàn ông sợ, không ai dám xả bậy bạ gần miếu làng. Bà Mùi cứ như thần giữ chùa. Họ kháo nhau thế. Và họ bảo bà bị dở hơi, không dở hơi mà suốt ngày quanh quẩn bên cái chùa cũ nát ấy.

Dì Liên tôi về. Cả làng đổ đến xem chật nhà, người đến xem chia vui, kẻ đến vì hiếu kì, xem sau chừng ấy năm ăn cơm Tây dì khác bao nhiêu. Quả thật, ngay cả tôi nếu không biết trước cũng không nhận ra dì được nữa. Dì béo ra và trắng phốp pháp, trông trẻ hơn ngày còn ở nhà. Dì lại tươi tắn chứ không còn vẻ ủ rũ u sầu như trước nữa, duy chỉ có đôi mắt là vẫn thế-lúc nào cũng long lanh như có sẵn nước ngân ngấn. Dì rót nước luôn tay và trả lời câu hỏi của từng người. Tôi loay hoay với những thức quà lạ. Chỉ có thằng Tí vẫn đứng trong buồng ngó ra một cách lạ lẫm. Đôi mắt nó mở to nhìn dì như còn muốn hỏi “Mẹ mình đây thật ư?”. Lúc mẹ tôi đẩy lưng nó và bảo “Ra với mẹ đi! Mẹ cháu đấy!” Dì Liên đợi chờ đầy cảm động. Giọt nước mắt trào khỏi mi. Thằng Tí đứng hoài nghi rồi chạy lại níu áo mẹ tôi: “... bá... bá…”. Suốt từ lúc ấy, nó không nói, chỉ nhìn dì. Với nó, dì quá xa lạ . Nó quá quen với người mẹ nó hoàn toàn tưởng tưởng qua những lá thư.Có lúc nó hỏi mẹ tôi “Sao mẹ con không ở nhà với con như bá ở nhà với chị Mi ? ”

Mãi khuya, moị người đã về hết, dì mới nhẹ chui vào trong màn thì thằng Tí đã ngủ say từ bao giờ. Nó trốn xuống nhà chú Tùng ngủ ở đó, dỗ thế nào cũng không chịu về nên phải đợi lúc nó ngủ mệt, chú Tùng mới bế nó trả về nhà tôi. Dì ôm nó, hôn lên mái tóc khét nắng của nó, hôn liên hồi lên đôi má phúng phính như thể cho thoả nỗi nhớ:

- Ôi con tôi... Mẹ đã về đây mà..Mẹ sẽ bù đắp cho con tất cả…

- Ngày nào nó cũng ngóng mẹ về.... Có lẽ dì đi lâu quá nên thằng bé không nhớ thôi. Thì khi dì đi nó còn bé tí thế.

- Tội nghiệp con… Cũng tại em, em là mẹ mà bỏ nó từ khi còn đỏ hỏn như vậy…Trước kia em không chăm sóc tốt cho nó. Nhưng em sẽ cố gắng bù đắp thêm cho những gì thiếu thốn về tình cảm mà nó phải trải qua… Em định bàn với chị sẽ bán căn nhà này đi, hai mẹ con chị lên phố ở với mẹ con em.

Đó là căn khang trang mà dì nhờ mẹ tôi mua hộ từ ngày còn ở nước ngoài.

- Không! Dì cứ đón thằng Tí lên đó. Mẹ con tôi ở đây quen rồi. Với lại phải có người ở lại hương khói cho bố mẹ nữa chứ.

Đêm ấy , mẹ tôi thức trắng cùng dì để kể lại những nỗi khổ từ ngày xưa.

Dì đón thằng Tí nhưng nó nhất quyết không chịu. Mới có tí tuổi đầu mà lấy quà dỗ nó cũng không đồng ý. “Con không đi với người này đâu !”-Nó chỉ vào dì Liên và bảo thế. Dì Liên ôm, nó đẩy ra. Dì vừa giận nó, vừa tự trách mình. Mẹ tôi đành bảo:

- Thôi, dì về có mẹ có con thế là cũng đã tốt lắm rồi. Cứ để nó ở đây với tôi cũng được. Dì còn trẻ, xem ai thương thì lấy đi….

- Thế còn chị, chị định thế nào..định ở goá cả đời vậy sao?

- Tôi khác…Tôi còn mồ mả bố cái Mi phải chăm, hơn nữa tôi sống thế này tạm ổn rồi, muốn nuôi cháu nó lớn khôn. Mẹ nhìn tôi nhưng tôi cố quay đi. Tôi biết mẹ sợ tôi sẽ oán giận mẹ như chuyện lần trước.

Có một dạo, tôi thường thấy làm ngạc nhiên khi thỉnh thoảng trở mình tôi chỉ thấy còn tôi với thằng Tí còn mẹ đã biến đâu mất. Đêm. Tôi quờ tay ôm thì thấy phía giường mẹ nằm trống rỗng. Chờ mãi mươi phút sau tôi mới thấy mẹ nhẹ nhàng vén màn chui vào. Trên người còn toả ra hơi sương lành lạnh. Tôi quay mặt vào trong tường lặng lẽ khóc mà mẹ không biết. Nghe mẹ nén tiếng thở dài trong ngực. Rồi mẹ trằn trọc tới sáng.

Tôi không nói với mẹ lời nào. Mẹ chỉ thấy tôi lậm lừ mặt nặng mày nhẹ nhưng cũng chẳng biết lí do. Rồi một hôm, khi mẹ vừa trở về thấy tôi đang ngồi chống cằm đợi ngay trước cửa, mẹ giật mình sững lại. Dưới ánh trăng mờ, khuôn mặt mẹ thất thần như xấu hổ với tôi. Mẹ líu giọng “ Mẹ... mẹ… xin lỗi!”. Tôi không nói, bỏ vào trong nhà. Phải qua một quãng thời gian dài tôi mới chịu làm lành với mẹ. Từ hôm ấy, lần nào tôi thức giấc cũng thấy mẹ nằm bên. Nhưng sáng ra ra, gối mẹ có khi đẫm nước mắt. Tôi biết mình ích kỉ nhưng tôi không muốn chia sẻ mẹ của tôi cho bất kì người đàn ông nào khác. Tôi sợ mẹ đi lấy chồng, tôi sẽ ở với ai. Tôi bị bỏ rơi như thằng Tí. Có lẽ dì đã gợi nhớ chuyện lần ấy trong mẹ nên mẹ mới nói vậy. Tôi biết, dì chịu đựng những cực nhọc vất vả những năm vừa qua nơi xứ người cũng chỉ vì mong sau này thằng Tí sẽ có đầy đủ mọi vật chất, sẽ được sung sướng và dì coi đó là sụ bù đắp phần “bố” mà dì không thể cho nó. Nhưng chính dì đã khiến hố rộng về tình cảm trong lòng nó ngày càng ăn sâu.

Di Liên lại đăng kí đi lao động tiếp. Trước lúc dì đi, thằng Tí ôm lấy dì gọi mẹ. Dì cảm động thơm lấy thơm để lên má, lên tóc nó. Dì vừa đi khỏi thằng Tí níu tay mẹ tôi :

- Con gọi bà ấy bằng mẹ rồi, tối nay cho con xuống ông Tùng bống ngủ cơ!

Mẹ tôi lặng lẽ gật đầu. Đó là sự thoả hiệp giữa mẹ tôi và thằng bé. Sau dì Liên, nhiều người trong làng về, ai cũng thay đổi cả và có thêm tiền. Những người đàn bà đứng trước cửa nhìn ra cánh đồng ánh mắt ngại ngần. Những tiếng thở dài lặng lẽ, tiền sẽ hết nhưng người còn phải sống.

Anh Minh không còn mang đồ ra khoe nữa, anh bảo:

- Chắc tôi chỉ còn ngồi uống với các ông trận này nữa. Tôi sắp vào Nam.

- Thế à? Mua đất trong ấy ư?

- Không! Tôi theo đám thợ xây làng bên vào đấy làm ăn.

Họ không muốn bàn tán nhiều nhưng lời đồn thổi trong làng lan đi nhanh, ai cũng biết chị Luyến vợ anh hết hạn lao động mà không về. Chị chỉ gửi về lá đơn xin li hôn. Đứa con gái lên 9 gửi cho ông bà ngoại. Anh Minh vừa vào Nam vài tháng thì chị về. Hoá ra, ở bên ấy chị đã phải lòng một cậu trai kém vài tuổi. Chị mặc cái váy rộng xoà trông đẹp lắm, hai con mắt lúng la lúng liếng chẳng có vẻ gì của người từng lội đồng lội ruộng. Đi đến đâu, nước hoa thơm lựng. Rồi chị đi với người tình và biệt tích trên thành phố.

Chùa làng được trùng tu lại. Những bức tường xập xệ được xây mới, tượng được đắp, bát hương thay mới. Trong sân trồng hai cây đại hoa vàng. Hôm chùa làm lễ nhập thần thì có người đàn bà lạ trùm kín mặt bằng tấm vải đen, hay mặc quần áo đen và ít nói về xin ở trong chùa. Đó là sự kiện lớn nhất trong làng còn gây ồn ã. Người ta bàn tán, đoán non đoán già xem ai có lòng hảo tâm bỏ tiền dựng lại chùa. Người đàn bà kia sao lại về đây xin ở ẩn. Làng lại lắng xuống, những người đàn ông ra quán ngồi uống bia và tán gẫu cũng thưa dần. Trên phố huyện, giờ có nhiều quán xá thú vị hơn. Tối tối, đèn xanh đèn nhỏ lấp láy các quán cà phê, có cả đèn lồng đỏ treo trước cửa. Họ thích tới đó hơn. Đêm đêm, trong chùa văng vẳng ra những tiếng rì rầm không rõ là tiếng rên hay tiếng khóc.

Tôi ngồi trông ra đồng, cái hồ rộng nhà chú Tùng như mặt gương lớn phản chiếu ánh nắng chói chang. Chú Tùng vẫn chiếc áo lao động mỏng đang xắn đất đắp bờ cao lên. Hai vợ chồng vừa làm vừa chọc nhau cười vui vẻ, thằng Tí nhảy chân sáo gần đó chơi với con nhà họ. Giờ, bao nhiêu người trong làng lại ghen với hạnh phúc ấy.

Bà Mùi vẫn nhặt từng chiếc lá khô nhét vào bao một cách chậm chạp như sợ nhặt nhanh, hết lá rụng rồi bà chẳng còn biết làm gì nữa.

Cuộc sống nhàm chán khiến tôi muốn đi, đi để biết đến cái gì đó khác ngoài những ngôi nhà giống nhau, những khuôn mặt giống nhau. Tiếng máy khâu của mẹ vẫn dập xuống như đang găm vào trong tôi nhàu nhĩ.

Dì Liên điện về, bảo lãnh tôi sang Nga làm ăn với dì. Dì đã lấy chồng bên đó và muốn kéo tôi đi. Ngày tôi ra sân bay, mẹ mệt mỏi nhìn theo, cái nhìn đã khô nước mắt. Hai mươi ba tuổi, tâm hồn tôi bị nhốt trong những điều quẩn quanh đã thấy bên gốc đa mái chùa này. Giờ đến lúc giải phóng cho nó.

Sang đó, tôi cũng quen với cuộc sống mới nhanh chóng. Làng mờ dần trong kí ức tôi. Chỉ thỉnh thoảng, đêm đến, tôi quờ tay tìm mẹ theo thói quen, lại nhớ hơi sương lạnh đêm nào. Đáng lẽ, lúc ấy tôi hiểu ẹ hơn thì bà đâu đến nỗi mòn mỏi cô đơn như bây giờ.

Mẹ gọi điện bảo người đàn bà bịt mặt đen ở chùa làng đã mất. Hôm trước mưa, bà ta cảm không ai biết. Làng làm ma, lúc thay áo quan mới biết đó là vợ anh Minh, nhưng chẳng hiểu sao khuôn mặt bị biến dạng, vừa cháy xém vừa lở sùi đáng sợ. Người làng hắt hủi và ghét chị ta ra mặt nhưng khi được ông trưởng thôn cho biết, chị Luyến cũng chính là người bỏ tiền ra xây lại chùa làng thì mọi người chẳng ai nói gì nữa. Những cái nhìn nhau thở dài nặng trĩu.

Những câu chuyện vụn vặt ở làng, chẳng thể nào chắp vá nổi. Bà Mùi chết, người ta vào buồng lấy quần áo làm ma cho bà mới thấy tượng ông Thiện kê góc buồng. Chẳng ai biết tại sao bà lại đưa ông Thiện về đây và bằng cách nào bà mang được bức tượng nặng nhường ấy mà không ai biết.

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện loạn âm binh của bà Mùi. Lẽ nào… Hay là loạn dương binh thì người ta đi tứ xứ…

Làng vắng người!...


» Next trang 2

Doc truyen online mien phi moi nhat hay nhat - KenhTruyen.Hexat.Com

Copyright © 2018 KenhTruyen.Hexat.Com - All rights reserved.
Wapsite Đọc Truyện online được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.
Được phát triển bởi Trái Tim Băng™ và tất cả các thành viên.