Đường về nhà đi qua một con dốc. Đến lưng chừng dốc, tôi sẽ rẽ vào nhà mình. Còn Khoa, cậu ấy sẽ đạp xe đến tận đỉnh dốc rồi mất hút. Rất nhiều lần tôi muốn chạy thật nhanh lên đỉnh dốc để nhìn thấy cái áo màu xám ghi quen thuộc xa dần trên con đường trước mặt. Nhưng tôi chưa bap giờ làm thế. Tôi chỉ luôn dừng lại ở lưng trừng dốc.
***
Bố tôi chuyển công tác nên cả nhà cùng teo ông lên Đà Lạt. Chỉ mới vào cấp ba chưa đầy một tháng nên tôi không luyến tiếc lắm những người bạn và kỷ niệm cũng chẳng nhiều nhặn gì. Bố lo con gái sống thành phố quen rồi sẽ cảm thấy buồn chán khi ở đây, một thành phố kém nhộn nhịp hơn hẳn. Nhưng tôi đã thật sự thích thành phố núi xin đẹp này ngay khi vừa đặt chân đến. Những hàng thông xanh mắt rượi. Những ngôi nhà với kiến trúc tây, ta trộn lẫn. Không khí mát lành, trong trẻo. Hoa trồng ở khắp mọi nơi, tú cầu, cúc, hồng dại phủ kín mái nhà gỗ, hoa păng-xê dập dìu như cánh bướm… Có những lần dạo phố, bước đi giữa hai dãy nhà mà cứ ngỡ mình đang lọt thỏm giữa lòng một thành phố nào đó của chấu Âu.
Thêm một điều kiện nữa khiến tôi thích nơi này, là vì cậu bạn học chung lớp. Khoa ngồi cạnh tôi. Điều mà tôi ấn tượng đầu tiên về cậu ấy là nụ cười hiền và dịu dàng như nơi tô vừa chuyển đến. Nó khiến người khác cảm thấy an tâm.
Khoa thân thiện và tốt bụng. Những ngày đầu chuyển đến, cậu ấy lúc nào cũng cố gắng hết sức để tôi không cảm thấy lạc long và nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới. Mặc dù đối với tôi, hòa nhập là một chuyện đơn giản, nhưng sự cố gắng ngố tàu của cậu ấy dễ thương quá nên tôi cũng giả vờ như là khó hòa nhập và cần sự giúp đỡ. Lúc nào tôi cần đi căng tin, thư viện… Khoa cũng đi cùng vì sợ tôi lạc đường. Mới đầu vì thú vị, tôi cứ nhờ Khoa vài việc như mượn vở, giảng bài. Dầ dần, tôi vẫn tiếp tục làm thế, để giữ cho cậu ấy thuộc về riêng mình, dù chỉ trong một khoảnh khắc nào đó.
Tôi chân trọng những khoảnh khắc bên cạnh Khoa. Dù đó chỉ là những lúc cậu ấy chăm chú nghe tôi nói về một bộ phim ưa thích. Dù chỉ nhìn thấy cậu ấy xóa bảng hay đưa tay vò tóc rối mỗi khi khó nghĩ. Hay cậu ấy ném cho một viên kẹo lúc từ căng tin về… Tất cả những điều bé nhỏ đó làm tôi cảm thấy đã quá đủ cho một ngày. Những kỷ niệm vụn vặt đó như vô số hạt nắng đọng trên tán cây phượng tím ngoài cửa sổ. Lấp lánh, đẹp, ấm áp và mong manh. Dường như chỉ cần một cái chạm nhẹ, tất cả sẽ vỡ.
Chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc nói cho Khoa biết tình cảm của mình. Một phần vì tôi sợ nếu nói ra mà cậu ấy từ chối thì tình bạn của hai đứa không được như trước. Một phần vì tôi nghĩ, thời điểm đẻ nói ra vẫn chưa đến. Nhưng bây giờ đây, tôi đang đứng trước ngữ tư đường, nói hay không nói, đi hay không đi. Tôi sẽ phải quyết định.
Vài hôm trước, cả lớp tôi cùng đi lao động, dọn sạch những bụi cỏ rậm gần thư viện và quét sân. Khoa và tôi mang nước và ly cho cả bọn đang rên rỉ vì khát. Khi đi ngang qua khu vực lao động của lớp 12A11, Khoa dừng lại một chút. Tôi nhìn theo mắt cậu ấy và nhận ra cậu ấy đanh nhìn Ly, lớp trưởng 12A11. Ánh mắt cậu ấy làm tôi lo lắng mơ hồ rằng những khoảnh khắc cậu ấy thuộc về riêng tôi sẽ biến mất. Tôi biết án mắt ấy chứa đựng điều gì. Vì tôi đã từng nhìn Khoa bằng ánh mắt hệt như vậy.
Bố tôi lại chuyển công tác. Ông nói nếu muốn, tôi có thể về thành phố Hồ Chí Minh cùng bố mẹ. Hoặc không thì tôi có thể học hết cấp ba ở đây và sống cùng người dì không lấy chồng.
Cuối tuần, tôi rủ Khoa cùng đi mua quà sinh nhật cho bố. Thực ra thì hai tháng nữa mới đến sinh nhật bố. Lần này tôi mượn cớ để làm một phép thử cho chính mình. Nếu hôm nay tôi nói, cậu ấy không chấp nhận thì tôi sẽ lại chuyển trường. Dù theo lựa chọn nào, tôi cũng vẫn muốn nói cho cậu ấy biết tôi nghĩ gì về cậu ấy.
Đà Lạt vẫn hệt như ngày đầu tôi đến đây. Đẹp dịu dàng. Khoa gửi xe rồi chúng tôi thong thả đi dạo quanh khu chợ. Tôi nhớ vào mỗi sáng, ở đây thường có những chiếc xe đạp rao bán những bó hồng, cẩm chướng to với ra thật rẻ, cả những quả dâu tây đỏ mọng, tươi rói cho khách du lịch. Bây giờ là buổi chiều, không khí nhộn nhịp ấy vắng hẳn.
- Cậu định mua gì?
- Tớ cũng chưa biết. Có thể là một cái áo, một cái mũ… Tụi mình đi một vòng rồi hãy quyết định. Nhân tiện tớ muốn đi chơi luôn, xả stress ấy mà. Cậu đi cùng tớ đến cuối ngày được chứ?
Khoa cười. Nụ cười hệt như cái ngàu nắng trong trẻo của một ngày đã lâu.
- Dĩ nhiên. Hôm nay tớ là của cậu mà.
Tôi mỉm cười đáp lại. Nhưng trong đầu, suy nghĩ mông lung nhiều thứ và góp nhặt từng chút một lòng can đảm để hy vọng đủ sức nói với Khoa ba từ quan trọng kia. Tôi cũng đang sợ một điều gì mơ hồ lắm.
Hai đứa cuối cùng cũng mua được một chiếc áo sơ mi, một chiếc khăn len quàng cổ màu tím hồng cho tôi, một chiếc màu xanh dương cho Khoa. Rất có thể, nếu chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, tôi sẽ chẳng bao giờ dùng đến nó nhưng tôi mua vì muốn lưu giữ thêm kỷ niệm về nơi này.
Khoảng năm giờ chiều, trời mưa nhẹ, chỉ đủ phủ một lớp bụi lên tóc. Nhưng trười lạnh hơn. Chúng tôi rời khu chợ và đi dạo dọc hồ Xuân Hương. Khoa mua hai củ khoai nướng nóng hổi, thơm phức. Hơi ấm quấn lấy bàn tay nhè nhẹ. Vị khoai ngọt bùi. Có một vài đôi đi trên phố. Tôi liếc trộm Khoa, thấy cả hai cũng giống một đôi. Ý nghĩ ấy khiến tôi mỉm cười. Nếu Khoa hỏi sao má tôi ửng hồng, chắc tôi phải đổ lỗi cho trời lạnh mất.
Trên đường về, cả hai rẽ qua một cửa hàng lưu niệm xinh xắn. Tronh lúc tôi mải mê xem những kiểu vòng tay hoa tai xinh xinh, Khoa chọn mua một vòng tay có hình nhánh cỏ xa trục thảo bốn cánh. Chẳng hiểu sao, tôi có linh cảm Khoa không mua nó cho mình. Vì từ trước đến giờ tôi không tin vào sự may mắn của xa trục thảo. Không dung tôi lại nhớ đến ánh mắt của Khoa hôm lao động.
- Cậu mua cho Ly à?
Khoa nhìn tôi, ngạc nhiên, như muốn hỏi sao cậu lại biết.
Khoa thoáng chút ngập ngừng, đưa tay lên vò tóc khiến chúng hơi rối, nhưng cũng trả lời. Đáp án tôi chẳng bao giờ muốn nghe.
- Ừ. Tớ chỉ nói cho cậu biết thôi, vì cậu là bạn thân của tớ. Đừng nói cho ai nữa đó, tớ ngại bị trêu lắm.
Thế đấy, mình chỉ là bạn thân của cậu ấy thôi, tôi nghĩ.
- Cậu có nghĩ Ly thích cái vòng này không?
- Dĩ nhiên rồi. – Tôi gật đầu, và cố mỉm cười.
Suốt quãng đường về, tôi không nói gì. Trời vẫn mưa, nhưng chẳng đủ ướt tóc nên tôi không thể dùng nó ngụy trang cho nước mắt. Nên tôi không khóc. Hụt hẫng. Giá mà tôi đừng hỏi. Mà không hỏi thì sao? Sự thật, Khoa vẫn thích Ly và tôi chỉ là một người bạn thân. Giữ niềm hy vọng mong manh không thể trở thành sự thật thì ích gì. Thà dứt khoát lại hay hơn.
Tôi chạm nhẹ vào lưng Khoa, nhẹ đến nỗi cậu ấy không nhận thấy. Chỉ hôm nay, cậu ấy là của riêng tôi.
Trái với quyết định ban đầu, tôi không nói gì với Khoa cả. Cậu ấy không cần phải biết tình cảm của tôi. Cứ như thế này, tôi sẽ mãi luôn có cậu ấy là bạn. Tôi chẳng ngốc đến nỗi bước qua ranh giới của tình bạn để rồi chẳng còn lại gì. Và tôi quyết định ở lại học cho xong cấp ba. Tôi vẫn không muốn không gặp lại Khoa nữa.
Chúng tôi chia tay nhau ở lưng chừng dốc. Như mọi lần, tôi đứng lại, còn Khoa đạp xe đến đỉnh dốc rồi mất hút. Hôm nay sẽ là ngày cuối cùng tôi mơ về Khoa hơm một người bạn. Ngày mai, tôi sẽ đối diện cậu ấy, với tư cách là một gười bạn thân. Chỉ như thế mà thôi. Còn tình cảm này, tôi sẽ chân trọng nó vì đó là điều đẹp nhất của một thời chẳng bao giờ trải qua lần thứ hai trong đời. Tôi không ân hận vì đã từng thích Khoa.
Tôi chạy thật nhanh lên đỉnh dốc. Vẫn còn kịp nhìn thấy màu áo xám ghi và cái khăn quàng cổ xanh dương xa dần ở con đường phía trước trong màu hoàng hôn xám ngắt. Tôi đưa tay chòa tạm biệt mối tình đầu trong trẻo của mình dẫu biết rằng cậu ấy không nhìn thấy, không đáp lại và nhận ra mắt mình nhòe nhoẹt nước.
Chương 14: Một mùa hè đi và lớn lên
Nhi hé mắt, thấy ngoài kia nắng vẫn còn chói chang, vàng rộm, giòn tan. Lôi điện thoại ra xem giờ. Đồng hồ còn mười phút nữa là tròn ba giờ chiều. Vậy là Nhi đã ngủ được khoảng hai tiếng. Nhạc vẫn dồn dập bên tai, Pocketful of sunshine, vì từ lúc leo lên võng nằm tới giờ Nhi không tắt iPod.
Tự dung Nhi thấy mình lệch pha. Nó đang nằm ngủ trưa trên một chiếc võng, dưới một vườn dừa xanh mát mắt. Chếch về bân trái một chút, ở góc vườn là chuồng bò nhỏ chứa được hai con, nhưng giờ trống trơn. Mọc cạnh đó là một cây điều còi cọc do không chăm bón gì nhưng vẫn đỏ lấm tấm quả. Có điều quả của nó chát phải biết, Nhi đã thử rồi. Ngoài kia một chút, thoát khỏ vườn dừa chừng hai mét là một bãi cỏ rộng mênh mông cháy nắng xơ xác, ra rả tiếng côn trùng. Xa nữa là rặng núi có con đường đèo, lắm dốc, ngoằn ngoèo đã đưa Nhi đến đây. Mọi thứ gần như yên tĩnh, chậm rãi và chàn ngập một mùi Nhi gọi là dân dã.
Trong một khung cảnh như thế, Nhi lại đang nằm trên võng nghe một playlist thập cẩm đủ cả nhạc Âu Mỹ, Hàn, Nhật, và vài bài của Noo Phước Thịnh. Đa số bản nào cũng xập xình. Lẽ ra Nhi phải nghe bài nào đó giống như mẹ hay nghe. Những bài mà có rau càng cua mọc bờ thềm xưa, rau đắng mọc xau hè… hay bất cứ thứ gì giống thế. Nhưng sự thật là Nhi chưa bao giờ có bài nào như thế trong playlist.
Nghỉ hè, lịch trình của Nhi đơn giản là ngủ đến tận mười một giờ trưa vì thức khuya, buổi sáng và buổi trưa gộp lại ăn luôn một lần, sau đó đọc sách hoặc lang thang Facebook đến giờ cơm chiều, tối luyện phim đến khi nào mắt mỏi lại ngủ. Ngoài ra, Nhi cũng phụ mẹ rửa bát, xếp gọn áo quần và vài ngày lau nhà một lần. Kỳ nghỉ hè nhàn rỗi đó kéo dài hơn một tuần thì mẹ tống cổ Nhi về quê ngoại để bớt mèo lười đi.
Nhưng sự thật là ở đây Nhi còn mèo lười hơn. Phần lớn thời gian, Nhi cũng chỉ để ngủ thôi. Buổi tối không có laptop và tivi nên Nhi đi ngủ sớm thật. Nhưng ban ngày trời nắng chang chang, rát cả mặt nên Nhi lúc nào cũng trốn ở vườn dừa sau nhà đọc sách. May là lúc đi Nhi đã mang theo hai vali mà một cái chứa tờn sách và manga. Nằm đọc môt lúc, gió thỏi hiu hiu, thêm bản giao hưởng của bầy côn trùng là Nhi ngủ. Cảnh vật thì sau ba ngày ngó nghiêng cũng không còn gì để tò mò. Đây là một bán đảo được gọi là Bình Tiên. Trước mắt là biển, sau lưng là núi, giữa là khoảng chục hộ dân sinh sống. Bán đảo nhỏ, đi một vòng đã hết. Ngoài biển, cát, hoa dừa cạn mọc lan tràn, hàng dương chắn gió thì cũng không còn gì đặc biệt.
Vốn Nhi định ngoan ngoãn ở đây một tuần thì xin mẹ về nên cũng không tha thiết lắm với mọi thứ xung quanh. Cứ thong thả đọc hết cái này đến cái khác.
Đúng một tuần, gọi cho mẹ, nhưng Nhi chỉ nhận được một chỉ thị ngắn gọn ngay khi chưa kịp nói gì: “Chưa được về đâu”. Cứ như mẹ biết trước Nhi định hỏi cái gì.
- Thế thì khi nào ạ?
- Tới lúc đó con sẽ biết.
Nhi có cảm giác mình nhìn thấy nụ cười mơ hồ của mẹ.
***
Dì Dương có mỗi một thằng con trai tên Phúc. Bây giờ nghỉ hè rồi nên buổi sáng nó ở nhà nấu cơm, quét tước vườn tược, làm mấy việc vặt vãnh. Bố mẹ lên rẫy, chiều về chuẩn bị cơm tối. Buổi trưa, Phúc dắt hai con bò đi ăn cỏ ngoài bãi. Có hôm nó đi xa. Có hôm nó chỉ đóng cọc hai con bò ngay bìa vườn dừa, Nhi nằm đọc sách cũng có thể trông. Mấy ngày đầu, thằng nhóc sợ Nhi ở nhà một mình buồn nên nhờ một bạn dắt đi giùm. Nhưng thấy Nhi tự xoay xở được với sách và iPod nên nó vẫn giữ nguyên nhịp sinh hoạt. Buổi tối, hai chị em hay thủ thỉ chuyện trò với nhau.
Tiếng là con gái thành phố về quê ngỉ hè nên Nhi trở thành tâm điểm của cả làng. Làng nhỏ nên sự xuất hiện của một người lạ cũng làm mọi thứ xôn xao. Ai có việc ghé ngang nhà dì dượng hay nghía nó một cái tò mò, hỏi han mấy câu xem là con nhà ai, bố mẹ có khỏe không. Còn lũ bạn của Phúc xem iPod, quần áo Nhi mặc, và mấy cuốn sách nó mang theo là sản phẩm đến từ một thế giới nào đó lạ lẫm lắm. Chúng nó hay ngồi xung quanh Nhi, đặt một lo lốc câu hỏi. Thằng Phúc được dịp vênh mặt, những lúc đó hay ngồi cạnh Nhi phụ họa mấy câu trả lời.
Một buổi chiều, thằng Phúc về sớm hơn mọi hôm. Sau khi cho lũ bò uống nước và lùa chúng vào chuồng, nó quay sang hỏi.
- Chị Nhi hôm nay ở nhà có buồn không?
- Cũng tạm.
- Hôm nay chị Nhi có muốn ra biển chơi không?
Ngẫm nghĩ một thoáng, Nhi đặt thẻ sách đánh dấu trang đang đọc.
- Ừ thì đi.
Từ nhà dì dượng ngươc lại phía rặng núi, cứ thế đi thẳng khoảng năm phút đi bộ sẽ leo lên những cồn cát nhỏ trồng dương chắn gió và cát. Ngày trước, ở đây trồng toàn nhãn rừng, Phúc bảo thế.
Chiều nào Phúc cũng chạy ù ra biển với lũ bạn. Nhi hôm nào thích thì đi, không thì thôi. Phần lớn thì ở Nha Trang Nhi cũng vẫy vùng ở biển mãi rồi. Phần thì Phúc tắm xong về, người ướt nhẹp, cát dính vào đế dép nặng trịch, lết về nhà mỏi cả chân nên Nhi lười.
Biển ở đây xanh ngắt, mênh mông, cát trắng mịn chạy dài, đẹp không thua gì Nha Trang. Nhưng thú vị nhất là nó còn nguyên vẻ hoang sơ, chưa bị bàn tay du lịch can thiệp vào. Không đông đúc. Chẳng ồn ào. Cứ như biển là của riêng Nhi vậy. Nước biển mát rượi, trong vắt, có thể soi thấy đáy. Nếu dung tay mò dưới lớp cát ven bờ, có thể moi lên những con sò nhỏ màu trắng, lớp vỏ ngoài bóng mịn, xinh xắn. Lần nà nghịch nước, Nhi cũng mò được khoảng chục em sò nằm ngoan ngoãn trong túi quần. Để rồi khi về lại ném trả chúng cho biển.
Phúc thắc mắc.
- Sao chị Nhi không mang về?
- Để làm gì? Có nhiêu đó thì nấu nướng thế nào. Mà chị ghét ăn sò. Thích bắt vậy thôi.
Hôm đó, hoàng hôn tím sẫm. Cả màu trời, màu mây đều tím với chút vệt sáng màu cam đỏ viền ngoài.
Chương 15
Một buổi chiều khác, Phúc dắt hai chú bò về chuồng, có hai đứa bạn theo sau. Bảo vớ cây chổi dựng cạnh lu nước, quét sơ, gom một mớ to lá điều khô. Tiến đổ từng cái bọc mang theo mấy củ khoai to và hì hụi nhóm lửa.
Nhi bật dậy khỏi võng.
- Mấy đứa lùi khoai hả?
- Dạ. Chị Nhi lại ăn nè.
Được một lúc, khi đống ;á cây cháy hết, Phúc dùng một que củi khơi lớp tro, để lộ ra mấy củ khoai tròn ủm cháy xém. Nó cẩn thận bóc tách lớp vỏ một củ khoai rồi đưa cho Nhi.
- Ở thành phố chị Nhi có ăn khoai lùi không?
- Có chứ. Người ta bán trên các xe đẩy ấy. Có cả ngô nữa.
Bảo nhanh nhảu.
- Chị Nhi thích ăn ngô thì mai tụi em bẻ ch nhé.
- Không thích lắm. – Nhi lắc đầu kiểu cách. dừng lại một chút ngẫm nghĩ. – Nhưng mà ăn một ít thì cũng được.
Rồi tự dwnh Nhi cười vì cái sự ‘ra vẻ’ của mình. Ba đứa nhóc chẳng hiểu gì cũng nhăn nhở cười theo.
Hai đứa nhóc, Bảo và Tiến, còn mang cho Nhi một chùm quả đen, rất nhiều quả chi chit bé như móng tay út được bao bọc một lớp lông tơ mịn bên ngoài. Chúng bảo đấy là nhãn dê. Vị hơi chát. Nhưng ăn cũng thú vị.
Kể ra từ khi ở đây, Nhi được nếm thử nhiều thứ Nhi chưa từng ăn bao giờ hoặc những thứ ăn mãi rồi lại hóa lạ lẫm. Những bắp ngô bẻ tại rẫy còn phảng phất một thứ mùi dịu nhẹ nồng ấm như là mùi nắng. Dượng về nhà mang theo một con mực nang to tướng, xe ướp gừng với gi vị rồi nướng ngay trên than hồng. Thịt của nó thơm lừng mà ngọt lịm. Dì nấu một nồi cháo sò nóng hổi, xì xụp trong cơn mưa dầm dề của một ngày nọ. Có hôm Nhi đội mũ vành to, đeo khẩu trang kín mít, theo Phúc dắt bò đi ăn cỏ. Lũ nhóc thường dắt bò lên gần mấy đám rẫy, đóng cọc cho chúng gặm cỏ rồi chui dưới những bóng cây trốn nắng. Chúng đãi Nhi một quả mít nhỏ hái trộm từ một vườn nào đó, một mũ sim tím và mấy con chuột đồng nướng.
Mấy hôm hứng chí, Nhi bảo Phúc kêu hết lũ nhóc hàng xóm sang. Nhi mang truyện Doraemon có trong va li ra chia đều cho mấy đứa. Riêng bé gái duy nhất trong đám ấy, Nhi tặng thêm một con gấu bông xám nhỏ. Nhi đã ‘tuyệt vọng’ mang nó theo cho có bầu có bạn khi nghĩ đến viễn cảnh bị ‘giam lỏng’ ở đây, nhưng giờ thì chẳng cầ đến nữa. Teddy sẽ trở thành niềm vui hữu ích hơn ở một nơi khác.
***
Một buổi chiều trời mát dịu, có vẻ như chốc nữa sẽ có một cơn mưa to đổ xuống, Nhi với Phúc đi mua ít đồ lặt vặt ở tiệm tạp hóa duy nhất trong làng. Lúc về, Phúc chỉ cho Nhi trường mà nó đang học. Nhi hơi sốc. Nơi gọi là trường chỉ vỏn vẹn một khoảng đất nhỏ với một phòng to hơn lớp học thông thường một chút. Không bảng tên, không cổng, không căng tin. Chỉ có cây phượng già đỏ rực hoa và rụng lả tả xuống sân làm cho nơi đây có dáng vẻ của một ngôi trường. Phúc cũng giới thiệu cô giáo của nó ở nhà gần đó, đang cặm cụi băm rau cho lợn. Nhìn thấy Nhi và Phúc, cô nở nụ cười hiền.
Trên đoạn đường về, Phúc kể sơ về lớp học của nó. Một lớp học chưa được chục đứa và không phải ai cũng học chương trình như nhau. Lớp 2, lớp 3, lớp 4… học chung một lơp như thế.
Chiều buông, trời mưa to. Những hạt nước to vỡ đều đặn trên mái. Phía trước trắng xóa những sợi ngắn sợi dài. Nhi và Phúc ngồi trước hiên, cùng đọc mấy cuốn Doraemon. Đột ngột, Nhi hỏi.
- Tò mò tí thôi nhé, em học hết lớp 5 rồi đúng không?
- Dạ.
- Em có biết tính diện tích hình vuông không, chữ nhật, tam giác và hình tròn không?
- À, em chưa học tới. Chị đây cũng phải hết hè này lên cấp ba mới biết nó là cái quái gì. – Nhi gật gù, lẩm bẩm.
Phúc nhìn bà chị họ thành phố của nó một cách khó hiểu, rồi quay lại với con mèo máy bị nhầm mãi là con chồn. Một lúc sau, nó lại bị làm phiền.
- Em viết chính tả không bị sai đấy chứ?
- Có… một chút.
Chiều mưa, nhưng tối đó trời lại trong vắt. Mặt trăng tròn sáng rõ, hơi khuyết một chút nhưng báo hiệu đêm mai sẽ tròn vành vạnh. Ánh trăng dịu dàng, mờ ảo phủ lên mọi thứ một lớp mỏng sóng sánh đẹp tuyệt vời. Cúp điện, trời nóng và tối nên hai chị em mắc mùng ngoài hiên trước ngủ cho mát. Đêm yên tĩnh, Nhi nghe thấy cả tiếng sóng ở đâu đó vọng lại. Phúc thiu thiu. Trong cơn tỉnh táo còn sót lại, nó háo hức kể về dự định tối mai sẽ cho Nhi ra biển bắt còng. Con còng có dáng hình như con cua, nhưng nhỏ hơn nhiều và những cái càng của nó chạy rất nhanh. Phúc say sưa truyền thụ tuyệt chiêu để giúp Nhi bắt được nhiều còng, như là “chị nhớ rọi thẳng đèn pin vô mặt tụi nó nha”, “đừng để nó chạy về phía biển, nó mà gặp sóng là tiêu” … Nhi ậm ừ, không chú tâm lắm. Nó đang nghĩ đến chuyện khác. Chuyện chiều nay trước giờ cơm chiều, nó gọi điện thoại cho mẹ và nghe mẹ kể chuyện. Về tuổi thơ của mẹ vất vả, không học đến nơi đến chốn. Về những vất vả, khó nhọc gầy dựng mọi thứ từ hai bàn tay trắng, xa quê, mong con gái lớn lên học hết chữ trên đời. Và một nguyện vọng nhỏ mà lúc Nhi đề cập với mẹ, nó cảm giác nhìn thấy nụ cười mơ hồ.
- Phúc nè, hết hè này em bảo dì làm thủ tục cho em lên học trường chung với em trai chị đi. Rồi em ở nhà chị luôn. Chị sẽ kèm cho em học, cuối tuần cho hai đứa đi công viên ăn kem, xem phim hoạt hình. Chị sẽ không dữ với mấy đứa nếu mấy đứa không tự tiện lục lọi đồ đạc của chị và gọi chị là “bà chằn”, như thằng nguyên ở nhà đó, nát đít đấy. Rồi mồi hè em sẽ được về nhà, chị cũng sẽ theo em về chơi. Ý kiến thấy được không?
Bên cạnh, thằng Phúc đáp lời bằng tiếng ngáy đều đều. Nhi mỉm cười. Rồi nhắm mắt ngủ, chờ một giấc mơ đẹp đến.
Chương 16: Mùa tuyết tan
Trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Bó gối trong nhà mãi cũng chồn chân, tôi cứ ngồi ở cửa sổ nhìn ra ngoài, mong cho trời hửng nắng để chạy ra ngoài chơi cùng lũ bạn. Huy sẽ thả con diều làm từ những mảnh giấy học trò đơn giản và điều khiển nó bay cao nhất có thể. Tôi và thảo sẽ chạy theo sau. Thảo lúc nào cũng muốn tự cầm diều để làm nó bay lên nhưng chưa bao giờ thành công. Còn tôi chỉ mê mẩn nhìn con diều như mỗi lúc càng gần bầu trời hơn. Bầu trời xanh ngắt như trải rộng mênh mang. Nhưng khi mưa dứt, nắng lên, tôi chẳng còn thiết tha gì nữa.
Con đường trước nhà đã lầy lội. Nước đọng thành vũng to, vũng nhỏ. Lớp đất còn lại thì nhão nhoẹt, trơn như bôi mỡ, dính vào đế dép nặng trịch. Đi không cẩn thận rất dễ trượt chân ngã. Nắng lên được hơn nửa ngày thì chúng khô cứng lại. Mặt đường gồ ghề những ổ gà, ổ vịt.
Tôi ở trong nhà chơi banh chuyền một mình, chờ bố mẹ đi làm về. Đến chiều thì thấy Huy chạy sang, mang cho tôi một rổ ổi sẻ. Những quả ổi nhỏ nhắn, vỏ xanh hơi sần sùi nhưng cắn vào lớp thịt lại có màu đỏ hồng. Vị chua chua ngọt ngột. Ổi sẻ thoang thoảng một mùi thơm không thể nhầm lẫn và dễ chịu. Chưa thấy bóng Huy đâu nhưng tôi đã ngửi thấy mùi ổi thoang thoảng trong gió. Rất nhiều lần sau này trong đời, mỗi khi nhớ về hương vị thân thương ấy không còn gặp lại nữa, tôi cảm thấy một nỗi bồi hồi.
- Tớ mang cho đằng ấy ít ổi.
- Hái trộm à?
- Đâu. Ổi nhà bà nội tớ đấy. Hôm nay nó bị chặt rồi. Những quả cuối cùng đấy.
- Có để phần cho Thảo chưa?
Huy ngẩn ra, rồi gãi đầu gãi tai cười trừ. Cậu nói cụt ngủn “Quên” rồi rủ tôi tối trăng lên ra sông chơi. Cả Thảo nữa. Tôi gật đầu đồng ý, để riêng phần nhỏ bạn mấy quả ổi sẻ. Nhỡ nhỏ biết mình không có phần lại buồn. Từ trước đến nay vẫn vậy.
Tôi, Huy và Thảo rất thân nhau. Cũng chẳng biết ừ khi nào và tại sao, nhưng ba đứa cùng nhau học và cùng nhau chơi. Nhà Thảo khá giả hơn nhiều so với tất cả những đứa khác trong lớp. Nhỏ chưa bao giờ thiếu thốn bánh kẹo hay bất cứ thứ gì, nhưng lại hay ghen tị với bất kỳ thứ gì Huy mang cho tôi. Quả na còn chưa chin, quả xoài cát chin cây hay bó hoa đồng nội tiện tay ngắt vội trên đường tan học. Bất kỳ thứ gì. Đôi khi tôi nghĩ thảo thi thoảng khó chịu với mình có lẽ vì những thứ nho nhỏ như vậy.
Tối ấy, chúng tôi ra bờ sông ngắm trăng lên. Gió mang theo hơi nước mát rượi. Trăng tròn vành vạnh sáng rõ trên đầu và phủ lên mọi thứ một màu vàng mơ huyền ảo. Mặt sông được dát một lớp vàng sóng sánh, lấp lóa. Khung cảnh huyền ảo như một giấc mơ cổ tích. Huy ném những viên sỏi xuống lòng sông. Mỗi khi nghe tiếng viên sỏi chạm vào mặt nước, ánh trăng sẽ vỡ ra rồi nhanh chóng liền lại, chỉ còn những vòng tròn nước lan ra đều đặn. Thảo cũng nhặt những viên sỏi ném xuống. Đom đóm bay lập lòe, chầm chậm, lẩn khuất trong những đám cỏ. Tôi giữ được một cin trong lòng bàn tay, định đem về nhốt trong lọ thủy tinh. Nhưng cuối cùng tôi thả nó đi, vì Huy nói đừng cướp đi tự do của nó.
Tôi đã nghĩ những ngày tháng ấy sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Nhưng hóa ra tôi nhớ nhầm.
Khi ấy, cả tôi, Huy và Thảo đều là những đứa trẻ mười ba tuổi lắm dại khờ.
***
Năm lớp 12 chúng tôi bắt đầu chọn ngã rẽ cho mình. Con đường bằng phẳng trước giờ cũng đã đi hết. Dù muốn dù không, chúng tôi cũng phải suy tính cho tương lai. Những buổi chiều cả ba đứa ngồi ở nhà Thảo học bài, chúng tôi sôi nổi bàn về dự định của mình. Thảo đăng ký cùng trường đại học với Huy.
Tôi đăng ký một trường đại học khác và chuyên tâm vào nó. Tôi học hành cần mẫn. Bỏ lại sau lưng tất cả những hờn giận ngây ngô. Cả ánhmắt da diết khi Huy tặng tôi một cành hoa bằng lăng tím thẫm đầu mùa. Cậu ấy không nói một lời. Nhưng tôi đọc được điều sâu kín mà cậu ấy gìn giữ trong ánh mắt. Chỉ là tôi vờ như không biết mà thôi. Tôi cũng bỏ qua ánh mắt buồn long lanh lẫn cái mím môi tủi thân của Thảo. Tôi không đủ thời gian để quan tâm đến những hờn giận của người khác. Mà đó cũng đâu phải là lỗi của tôi.