Truyện teen - Định mệnh là những chiếc giày trang 3
Chương 8: CON NGƯỜI CỦA KÍ ỨC
Chúng tôi trở lại lớp học sau kì nghỉ tết dài đằng đẵng. Về cơ bản thì mọi thứ vẫn vậy, lớp học, bạn bè v…v mọi thứ vẫn y nguyên như cái ngày chuẩn bị nghỉ tết. Duy chỉ có một việc mà tôi không biết là nên vui hay buồn khi mà giờ đây Anh Quân, thầy dạy hóa của tôi, lại kiêm thêm chức vụ ‘chỉ dẫn bảo ban’ cho tôi về piano. ngoài thời gian đi học trên lớp chính, đi học trên lớp học thêm, thì đa phần thời gian tôi đều ở Back In Time, nghĩa là ở nhà của Anh Quân. Khi thì anh hướng dẫn tôi chơi đàn, khi thì bắt tôi lôi sách vở ra làm bài tập về nhà và nếu như không làm xong đương nhiên đứa bị ăn đòn là tôi. Chính vì vậy nên gia đình bác Lâm vốn đã thân thiết với gia đình tôi nay còn thân thiết hơn nữa. Mẹ rất quý Anh Quân, thật sự rất rất quý, quý tới mức suýt chút nữa nhận làm con nuôi. (Thôi mẹ ơi, con có một ông anh trai kia cũng đủ quá đáng lắm rồi TT^TT) Mẹ tôi quý ‘lão thầy’ của tôi một thì anh tôi quý mười. Lúc nào nhìn thấy Anh Quân là hai mắt ông anh tôi sáng như đèn pha ô tô. Căn bản vì hai người họ có cùng chung sở thích, tuổi tác cũng khá gần (Anh Quân kém anh trai tôi có 1 tuổi), từ nhỏ chơi cũng khá thân với nhau nay lại còn xuất hiện thêm một trò tiêu khiển mới nữa, đó là bắt và nạt trêu chọc tôi. Nếu như bạn nào có cái suy nghĩ là có anh ‘rai’ là thích lắm là vui lắm thế nọ thế kia thì thôi ngay đi nhé, nó không hề vui như các bạn nghĩ đâu, thật đấy! Chị dâu cũng quý Anh Quân nhưng không quý mấy trò mà anh cùng anh trai tôi bày ra để trêu tôi. Còn về phần tôi, thôi thôi miễn bàn phần này đi nhé, các bạn biết tôi sẽ nói gì về ‘gã’ đó rồi mà phải không, thật sự thì ngoài từ “kinh khủng” ra tôi chẳng còn từ nào để miêu tả hết. Mà nhắc đến kinh khủng, do tôi và Anh Quân gặp nhau khá nhiều ở nhà nên tất cả mọi người (bao gồm bác Lâm, mẹ tôi và cả lão anh trai đáng ghét nữa) đều đề nghị chúng tôi thay đổi cách xưng hô, họ không muốn trong nhà xuất hiện tiếng chí chóe mà cứ “thầy thầy em em”. Và đương nhiên tôi không có lựa chọn nào khác ngoài lựa chọn gọi “người ta” bằng “ANH”. (Thưa thầy, thầy làm gì mà gia đình của em quay lưng lại với em thế này? TT^TT)
Hôm nay lớp tôi náo nhiệt hơn hẳn thường ngày. Cũng đúng thôi, đang mùa valentine mà. Bất kể đứa nào trong lớp cũng hào hứng mơ màng về những thanh chocolate ngọt lịm hay những bông hồng đỏ thắm mang theo một thông điệp tình yêu đầy lãng mạn. Dù tuần sau mới là ngày 14/2 cơ mà lớp tôi đã nhao nhao hết cả lên, bàn tán xôn xao ngay từ bây giờ. Xem ra những ngày kiểu này chỉ có bọn F.A như tôi mới có thể bình tĩnh, tự tin và sáng suốt trong mọi trường hợp. (có vẻ tự hào). Mà nhắc đến hoa hồng đỏ là tôi lại nhớ đến Linh Trang. Là thế này, một ngày Valentine của một năm nào đó, chuyện xảy ra khi tôi cùng Linh Trang tới lớp học thêm. Linh Trang kéo tay tôi ngồi vào bàn, liên tục kêu than khiến tôi ong hết cả ‘thủ’.
– Ôi tao buồn quá, tao chán quá, tao nản quá aaaaaaaaa
– Ờ còn tao thì sắp phát điên lên vì mày kêu than đây.
– Mày chẳng đồng cảm tí nào gì cả ý. Valentine đấy, hôm nay là valentine đấy.
– Ờ thì?
– Thì????? Mày không hiểu sao An, hôm nay là valentine, là ngày tình nhân, là ngày mà người ta tay trong tay cùng nhau dạo phố. Người ta đi chơi, người ta tặng quà. Ôi ôi lãng mạn biết bao. Thế mà tại sao, tại sao tao lại phải chết ở một xó này với một con thiếu lãng mạn như màyyyy. Mày không thấy kinh khủng sao????
– Mày thử nói lại câu vừa rồi xem =’= tao thề tao sẽ cho mày “va-lung-tung” luôn.
– Ấy là tao ví dụ thế nhưng mày không thấy bất công sao? Ước gì có ai tặng hoa hồng cho tao thì tao sẽ yêu người đó đến trọn đời.
– Ờ cứ ước đi nhé. Bao giờ thành sự thật thì gọi tao nghe. – Tôi nhìn con bé bằng ánh mắt kì thị.
Trang bĩu môi một cái rồi nhét cặp xuống ngăn bàn như thường lệ. Nhưng nó cứ lúi húi mãi rồi lôi ra từ trong ngăn bàn một bó hoa hồng đỏ. Trên bó hoa có kẹp một tấm thiệp vuông vắn hình con gấu ôm một trái tim to đùng, hai má còn hồng hồng vẻ ngượng ngùng. Tôi với Trang hai con tròn mắt nhìn nhau rồi mạn phép mở “bức tâm thư” ra đọc cho nhau nghe…
“Gửi Linh Trang, tớ đã thầm mến cậu từ lâu lắm rồi nhưng chưa có dịp thổ lộ. Hôm nay nhân ngày valentine, tớ gửi đến cậu bó hồng này thay cho lời tỏ tình của tớ. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt và chân thành. Hương hoa hồng cũng bốc mùi như tình yêu tớ dành cho cậu chính vì vậy nên….”
Đọc tới đây thôi là tôi đã không thể thở nổi, chết vì cười. Tôi cứ thể cười bò lăn bò toài còn mặt Linh Trang thì đen xì, cảm tưởng không thể đen hơn được nữa. Nó không đọc nốt bức thư mà vò nát, xé rách… làm đủ mọi kiểu để trút hết tức giận vào tấm thiệp đó. Chẳng mấy chốc “lời tỏ tình” của cậu bạn nào đó đã được con bạn tôi đáp ngay ra thùng rác, một nơi rất thích hợp để …. “bốc mùi”.
Nhớ lại kỉ niệm cũ khiến tôi bật cười.
– Cười gì đấy? Tia được anh nào hả? – Lam nhìn tôi cười dầy gian xảo.
– Chắc tương tư anh nào rồi. – Thùy kéo ghế ngồi xuống phụ họa theo Lam
– Nhìn tao giống như hứng thú với ba cái trò yêu đương đấy không hả?
– Mà Lam với cái bạn bên lớp A3 thể nào chẳng đi hẹn hò, có mỗi tao với mày lang thang hôm đấy thôi An ạ! – Thùy cố ý ngân dài giọng để trêu Lam.
Lang thang à? Nghe có vẻ hay đấy nhưng trời vẫn còn lạnh lắm nên tôi sẽ chỉ nằm nhà ôm con mèo già, tự thưởng cho mình một cốc cacao nóng hổi rồi lên giường đắp chăn đi ngủ thôi. Dù nhà tôi không nuôi mèo nhưng chuyện đó không thành vấn đề, không ôm mèo cũng được mà. Mới nghĩ thôi mà cái kế hoạch đó mới cao cả và đáng quý làm sao.
– “Va lung tung” chúng mày cứ đi “va đập” đi, tao chỉ ở nhà ngủ thôi.
Tôi cười hềnh hệch rồi lôi ra từ trong cặp một đống bài tập tết số lượng “khủng” rồi vứt lên bàn. Lam và Thùy thì thi nhau trợn mắt lên nhìn cái “thứ” mà tôi vừa vứt lên. Nhìn gì chứ, bài tập tết mà ‘ông thầy yêu quý’ nhà chúng mày giao cho tao đấy. Sau lần thi học kì điểm hóa be bét, Anh Quân đã quyết định “đào tạo” lại tôi. Còn một việc nữa đó là anh đã thôi dạy hai môn toán và lý ở trung tâm do công việc giờ quá nhiều, mình anh không thể kham nổi rồi đã thế lại còn phải để tâm tới bài vở của tôi nữa rồi ..bla bla… nói chung là sẽ rất mệt nếu như ngồi liệt kê từng thứ ra. Và tóm gọn thêm một câu nữa là tôi phải chắc chắn hòan thành xong cái mớ này trước khi tới lớp học thêm hóa ở trung tâm vào buổi tối hôm nay. Cũng may là chỉ còn 5 bài nữa là xong không thì tôi chết chắc rồi. Mang tiếng là người nhà nhưng mẹ và anh trai tôi đều về phe của cái lão độc ác đó cho nên tôi mà làm gì khiến anh không vừa lòng thì các bạn biết sao rồi đấy. Và tôi tủi thân gần chết sau khi nhận ra điều đó.
Hết tiết 4, Thùy kéo tôi xuống canteen mua nước. Đúng là valentine, đi tới đâu cũng có thể nhìn thấy người ta tụm ba tụm năm bàn tán xôn xao. Có gì đâu chứ.
– Đông vui hén – Tôi quay ra làm mặt hề nhìn Thùy đang vật vã cực khổ để mua được chai nước trong đám học sinh hỗn loạn.
– Còn trêu tao nữa, sắp nghẹt chết rồi.
Khi hai đứa tôi chen được ra ngoài thì cũng là lúc trống báo vào tiết. Hai đứa chẳng ai bảo ai, cùng chạy một mạch lên lớp cho kịp giờ.
Trời vẫn mưa, từng hạt mưa trắng xóa rơi ngoài trời. Tôi ngồi trong một quán trà sữa, nhìn những vệt nước đang lăn dài phía bên kia ô cửa kính, tôi khuấy khuấy ly trà sữa trên tay rồi thở dài một tiếng. Mới đầu tháng 2 mà đã mưa sao? Ngốc thật, nắng mưa là việc của trời, làm gì có ai quản nổi chứ.
Vừa tan học là tôi đã ghé qua đây, vốn định hẹn cả nhóm ra đây ngồi một lát nhưng Dương Thùy thì phải về sớm nhà có việc, Lam thì lại đi với bạn trai, Việt Anh thì cả ngày không thấy mặt. Tôi rủ cả Linh Trang nhưng trời mưa to thế này chắc nó không ra đâu. Xem ra tôi lại một mình rồi. Cười một cái để an ủi mình, tôi tiếp tục cắn cắn những hạt trân châu trong chiếc ly của mình, đôi mắt nhìn bâng quơ. Ngồi thêm một lúc, cơn mưa cũng ngớt dần, tôi quyết định tới lớp học thêm sớm hơn một chút.
Trên một con phố nào đó của Hà Nội, có một con bé mắt mũi buồn thiu đang lê từng bước nặng nề trên con đường ướt mưa. Con bé đó không ai khác, chính là tôi. Thêm một bước chân đi là lại cái sự cô đơn chống vánh trong tôi lại đầy thêm một chút, trong lòng tôi lúc này thật sự trống trải. Cơn mưa qua là mọi thứ phải sạch sẽ và quang đãng hơn chứ, thế mà tại sao tôi lại chỉ cảm thấy mệt mỏi, nhiều lúc muốn buông xuôi. Có những mảng kí ức chập chờn rời rạc cứ hiện về trong tiềm thức khiến tôi cảm thấy phát điên.
Chạy thật nhanh lên tầng 3, tôi lại mon men trèo lên lan can ngồi vắt vẻo, mặc cho cái lạnh cứ chốc chốc lại ào qua. Thế cũng tốt, gió bay ngang đây có thể đem theo cái cảm giác nặng trịch này đi được không? Sự bức bối, những áp lực của một miền kí ức đè nặng trong lồng ngực, tôi trở nên thở dốc ngay cả khi không làm gì. Nếu cứ như thế này thì tôi sẽ khóc mất. Tôi đung đưa chân, đang định hét to một điều gì đó để giảm bớt tâm trạng u uất thì một bàn tay túm tôi lại một giọng nói gay gắt vang lên.
– Xuống ngay. Em thích chết hả? – Anh gằn từng chữ khiến tôi sợ hãi.
– Em chỉ là… muốn hóng gió một chút…
– Tôi không cần biết là em làm gì nhưng tôi cấm em leo lên đó lần nữa.
Mặt tôi cúi gằm xuống như đang ăn vụng mà bị phát hiện. Thấy tôi buồn thiu anh mới hạ giọng, day day hai bên thái dương.
– Có phải vì như thế nên làm rơi dép hả?
Tôi gật gật đầu. Mặt vẫn cúi gằm, hai tay vân vê chiếc khăn len đeo trên cổ. Tự dưng lại nhắc lại cái chuyện đáng xấu hổ đó, không lẽ trước giờ anh vẫn nghĩ việc làm rơi dép là tôi cố tình?
Anh Quân trầm ngâm một lúc rồi lên tiếng.
– Tú An.
– Dạ?
– Tôi nghĩ em nên nghỉ học toán và lí ở đây.
– Tại sao ạ?
– Vì hai môn đó của em cũng khá ổn rồi, nêm tập trung vào những môn mà em học chưa tốt. Như môn hóa. Dù mai sau em không cần đến nó để thi đại học nhưng em vẫn cần đủ điểm để lên được lớp và thi tốt nghiệp. Em hiểu chứ?
– Vậy cũng được ạ.
– Còn hai môn lí và toán, có chỗ nào không hiểu em có thể trực tiếp hỏi tôi. Mà đừng quên buổi tập đàn tiếp theo đấy, nhớ mang cả sách vở đi nghe chưa.
Tôi chậm rãi nhìn anh đi vào lớp. Thật không thể tin được tôi lại có thể quen một con người….”đa di năng” đến vậy. Lắm lúc tôi tự hỏi đó là người hay quái vật?
Gạt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ tôi cũng chạy nhanh vào lớp. Ngoài trời, mưa lại bắt đầu nặng hạt.Mưa cứ thế rơi cho đến sáng hôm sau…
Nếu mọi người quan niệm “trời đẹp” là phải có ánh nắng ấm áp, có gió đong đưa thì theo tôi, trời như thế này mới là đẹp. Dù là ban ngày nhưng trời không khác gì lúc 7h tối là mấy. Từ sáng tới giờ, mưa cứ rả rích rơi trên mái nhà, mưa nhuộm một màu ghi xám xịt buồn bã cho bức tranh ngoài cửa sổ phòng tôi. Tâm trạng vốn u buồn giờ lại gặp thêm cảnh mưa, thật không vui chút nào.
Tôi đẩy cửa bước vào Back In Time. Vừa đi học về là tôi đã vội vã soạn đồ chạy sang đây. Hôm nay tôi có lịch tập đàn. Back In Time giờ chẳng khác nào ngôi nhà thứ 2 của tôi. Tần suất tôi xuất hiện ở đây còn nhiều hơn cả Việt Anh. Các anh chị nhân viên phục vụ người thì nói tôi là em gái của Anh Quân, người lại nói tôi là học sinh của anh, người thì nói tôi tới đây làm thêm, công việc của tôi là ngồi đó và chơi piano mỗi khi không có khách nào cần sử dụng tới chiếc đàn. Thực ra những gì họ nói cũng đúng. Tôi khác gì em gái của anh chứ, ở nhà thay vì gọi “thầy” tôi phải gọi “anh”, ở lớp thì chuẩn xác tôi là học sinh rồi.
Đang ngẩn người nghĩ lung tung thì ai đó đã nhìn thấy tôi và “tặng” tôi một cái cốc đầu.
– Đến mà còn đứng đây để tôi đợi hả.
– Em vừa mới đến thôi mà.
Tôi xoa xoa cái đầu tội nghiệp của mình, nhìn con người đang cười ngạo nghễ bằng ánh mắt ai oán. Rõ ràng là cố tình kiếm chuyện để đánh tôi mà. Người gì đâu mà kì cục.
– Hôm nay khách đông lên phòng tôi trên gác học nhé. Lên trước đi lát tôi lên.
Tôi vác cặp sách lết lên phòng anh, miệng lầm bầm không ngừng chửi rủa. Đồ đáng ghét. Cơn giận vừa giảm đi được một chút thì nó lại tiếp tục bùng lên sau khi tôi mở cửa bước vào phòng. Lão anh tôi đang ngồi ở bàn làm việc của Anh Quân, mắt nhìn mải miết vào màn hình laptop. Nghe thấy tiếng xịch cửa mà lão anh già cũng chẳng thèm ngước lên nhìn mà chỉ hỏi:
– Tú An đến chưa hả Quân? Trời đang mưa to không biết con gà đấy có bị ướt không.
Vâng, cái kiểu quan tâm em gái một cách rất quái dị của “lão anh già” khiến tôi không biết nên vui hay buồn nữa. Tôi vứt cặp vào một góc rồi lên tiếng trả lời.
– Con gà này không bị ướt đâu nhé, có anh là con gà ý.
– Ơ mày đến lúc nào thế?
– Vừa đến. Mà anh làm gì ở đây thế?
– Xem lại máy cho Quân. Toàn mấy con gà vi tính.
– Thầy Quân còn gà hơn em á? – Mắt tôi sáng bừng như vớ được vàng.
– Đương nhiên là mày gà hơn rồi con gà, nghĩ gì vậy.
– Này có anh là con gà ý.
– Ít ra tao còn sửa được máy nhé. Mà bảo bao nhiêu lần rồi. Ở nhà thì gọi bằng gì cơ mà, sao vẫn thầy thầy trò trò gì ở đây?
– Quen mồm.
– Con gà, não mày đúng não gà.
– Thế làm anh của đứa não gà vui không?
– Đen đủi nhất là làm anh mày đấy con gà.
– Có mà làm em gái anh mới khổ ý đồ con gà.
– Cả hai con gà có thôi đi không nhức đầu quá.
Anh Quân nhăn mặt bước vào, trên tay là 3 cốc cacao khói bốc nghi ngút.
– A con vịt…- Tôi buột mồm.
Sau hôm nhìn thấy bộ dạng lù khù công với dáng đi lạch bạch của Anh Quân, tôi quyết định gọi anh là con vịt (bởi nhìn rất giống con vịt).
– Nghỉ uống cacao nhé con gà
– Ơ hơ…
– Lôi sách vở ra làm bài tập đi.
Nói rồi cả hai con người đó cùng chúi mũi vào cái laptop chỉ chỉ chỏ chỏ thậm thà thậm thụt. Thực ra không phải thậm thụt nhưng hai ông anh nói toàn mấy cái mà tôi không hiểu nên với tôi nó cũng như nhau cả thôi.
Nhìn cả hai bằng ánh mắt ai oán, tôi ngồi xuống ghế và bắt đầu lôi sách vở ra. Được một lúc, khi mà tôi đang chăm chú vào bài hàm số với đống sin cos bay lượn trong đầu thì ai đó đã áp chiếc cốc cacao vào má tôi. Hơi ấm nhanh chóng lan ra cả khuôn mặt khiến cái lạnh bị xua đi chút ít. Tôi giật mình nhìn lên, thấy Anh Quân một tay cầm cốc cacao áp vào má tôi, tay còn lại cầm cốc cacao của mình đưa lên miệng uống, đôi mắt nâu trong veo chăm chú vào cái mớ lộn xộn toàn sin cos tôi bày ra. Thứ duy nhất tôi không ghét có lẽ là đôi mắt nâu ấy.
– Rốt cục thì em có định cầm cái cốc này không hả?
– Ở chỗ này ạ. Em không hiểu, nếu tách ra thì lũy thừa sẽ lại tăng lên, thầy….
– Ẹ hẹ hèmmmm – Lão anh già tuy đang chăn chú vào màn hình laptop nhưng tai thì vẫn dỏng lên hóng chuyện. Khi vừa nghe thấy tôi gọi ‘thầy’ thì lại hẵng giọng một tiếng đầy ‘đe dọa’. Khổ thật.
– Ờ, chỗ này cứ tách ra đi, rồi bên này lại thu gọn thì sẽ triệt được.
Anh Quân thì chẳng thèm để tâm đến cái hãng giọng mang tính chất dọa dẫm kia, cứ thế nói tiếp. Tự nhiên trong đầu tôi hiện lên một suy nghĩ ngu ngốc, giữa “anh già” và “anh thầy” thì ai đáng ghét hơn? Nói chung cả hai cùng đáng ghét như nhau.
Vài tiếng đồng hồ qua đi, đống bài tập của tôi cũng ít dần ít dần trước sự bảo ban hướng dẫn của Anh Quân. Còn anh tôi, sửa xong máy cho “lão quái vật” thì cũng nhấc mông ra về. Trước khi cuốn gói ra đi cũng không quên trêu chọc tôi vài câu như thể nếu không trêu tôi thì lão anh tôi không sống nổi.
Sau khi hoàn thành xong các thể loại bài tập, tôi nghỉ ngơi một lát rồi chuẩn bị tập đàn. Như đã nói từ trước, piano không phải là đam mê số 1 của tôi nhưng tôi có lí do để không thể rời bỏ nó.
Anh Quân từ ngoài bước vào phòng, nhìn tôi đang ngồi co lại như một con mèo lười trên ghế với vẻ mặt chán nản.
– Hầyyy. Hôm nay khách đông quá. Xem ra chúng ta không tập được ở dưới nhà rồi.
– Nghỉ ạ?
– Đương nhiên là không rồi. Lên tầng đi.
Đó là tầng cao nhất của tòa nhà và cũng là tầng mà tôi chưa bao giờ đặt chân lên. Tầng này được chia làm hai phần. Một nửa là sân vườn, một nửa trong nhà. Phần trong nhà được chia làm hai phòng, một phòng nhỏ hơn để đặt bàn thờ, một phòng lớn hơn ngoài chiếc đàn trắng ra thì chẳng còn gì khác. Ngoài sân đặt bộ bàn ghế mây và có rất nhiều cây cảnh. Lá cây xanh mơn mởn, màu xanh của hoa Lưu Ly làm rực một góc sân. Mưa vẫn rơi nhưng không còn nặng hạt như trước. Khung cảnh nhẹ nhàng thư thái như tách biệt khỏi khu phố bụi bặm, tách biệt khỏi khu tầng 1 lộng lẫy trang hoàng. Tôi khựng lại bởi vẻ đẹp dịu dàng của tầng trên cùng.
– Chưa bao giờ lên đây hả?
Tôi lắc đầu, mắt mở to hết cỡ.
– Cũng phải, nơi này chỉ dành cho người trong gia đình, khách không được lên.
– Ồ…
– Thôi nào. Tập đàn thôi.
Anh Quân lướt qua tôi, mùi hương nhẹ nhàng phảng phất trong gió. Đôi mắt nâu kia chợt mang một vẻ buồn ảm đạm. Sắc thái trên gương mặt điển trai của Anh Quân có vẻ không vui. Anh ghét cái sân vườn này hay ghét việc có người lạ lên sân vườn này?
Tôi lút cút theo sau anh vào căn phòng đặt chiếc piano. Anh ngồi ở chiếc ghế, chỉ vào bên cạnh ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Anh im lặng, đôi mắt nâu cũng im lặng. Chiếc ghế này dài hơn chiếc ghế ở dưới nhà rất nhiều, có phải vì thế nên dù anh ngồi cạnh nhưng tôi lại cảm thấy xa cách? Tôi đặt tay lên phím đàn nhưng trong đầu lại hoàn toàn trống rỗng.
– Em còn đợi gì nữa?
Giọng nói của người bên cạnh lạnh lùng vang lên làm tôi giật mình, cả mười đầu ngón tay ấn vào phím đàn tạo nên âm thanh kinh rợn mà chỉ thường thấy ở trong những bộ phim ma. Chính tôi cũng giật mình vì âm thanh ấy.
– Em làm sao vậy?
– Em xin lỗi. Em hơi mất tập trung.
Tôi vội vàng đặt 10 đầu ngón tay vào vị trí. Từng nốt nhạc chậm rãi vang lên. Đều đều, trống rỗng … Ngoài trời mưa bắt đầu to hơn, tiếng mưa rơi trên sân át hết tiếng đàn. Tôi hắt xì vài cái khiến cho bản nhạc bị gián đoạn.
– Để tôi lấy cho em cốc cacao nóng nhé.
Chẳng đợi tôi trả lời anh đã bước ra khỏi phòng. Cánh cửa đóng sập lại tôi liền thở dài một hơi. Tại sao tôi lại không cảm thấy thoải mái một chút nào hết vậy? Hồi trước tôi chỉ mong anh im lặng, bây giờ thì tôi nhận ra rằng khi im lặng anh còn đáng sợ hơn lúc trêu chọc bắt nạt tôi.
…..Ầmmm……
Một tia sáng lóe lên kéo theo những tiếng sấm rền vang khiến tôi giật mình. Tiếp theo đó căn phòng tối om, có lẽ do mất điện.
Tôi sợ.
Từng giọt nước mắt bắt đầu tràn ra, chảy dài xuống đôi gò má buốt lạnh. Tôi ngồi co ro ở một góc phòng, nước mắt cứ thế chảy ra không ngớt. Trên đời này, tôi sợ nhất là sấm. Mỗi một tiếng sấm là một lần tôi co rúm lại. Dù đã bịt chặt tai nhưng thứ âm thanh kinh khủng đó vẫn lọt vào tầm nghe của tôi. Tôi nhắm chặt mắt. Một gương mặt quen thuộc hiện lên, giọng nói quen thuộc ùa về trong tiềm thức. Người đó ôm tôi vào lòng, râu cọ cọ vào trán tôi tạo ra một cảm giác thô dát. Giọng cười hiền từ, ấm áp khiến tôi cảm thấy bình yên.
“Nào nào, Tú An của bố giỏi lắm, không sợ gì đâu nhé. Tú An ngoan lắm, không khóc nhè đâu”
Tôi khóc to hơn. Tháng 2, trời vẫn còn vương lại cái lạnh lẽo của mùa đông vừa đi qua nhưng mùi hương thân thuộc từ chiếc áo của bố từ mùa hè năm ấy vẫn phảng phất trong tâm trí tôi. Tôi vẫn khóc, khóc nấc lên. Căn phòng mất điện tối om vang lên tiếng khóc không khỏi khiến người ta cảm thấy ghê sợ. Người ta ghê sợ nhưng tôi thì không, đầu óc tôi không còn chừa lại chỗ trống nào cho sự sợ hãi nữa bởi giờ đây nó đã bị lấp đầy bởi những mảng kí ức rời rạc về một quá khứ xa xôi. Cái cảm giác ấm áp khi được bé trở lại ngồi lọt thỏm trong lòng bố mỗi chiều mưa lại ùa về, câu chuyện cổ tích xa xưa mà bố thường kể giờ hiện ra, cái cách bố cưng nựng mỗi khi tôi giận dỗi hay sợ hãi, … Giờ đã chỉ còn là một miền kí ức xa xôi nào đó. Tôi chạy theo cố níu những kí ức ấy lại, cố gắng với lấy những điều tươi đẹp đó trở lại nhưng nó trôi nhanh quá, xa quá. Tôi ngã nhào.
Thế giới của một đứa trẻ 8 tuổi chỉ có toàn màu hồng chỉ sau chốc lát đã biến thành một màu đen u tối. Đứa trẻ đó vô cùng bướng bỉnh và không muốn bất cứ ai thương hại mình cho nên nó đã tự tô màu hồng cho thế giới xám xịt của mình. Nó cứ ngỡ như thế là ổn nhưng nó đâu biết rằng lớp sơn mong manh của nó sẽ trôi sạch khi trời đổ mưa. Màu hồng cũng chỉ là một lớp che đậy, nó có thực sự vui vẻ, có thực sự hạnh phúc không khi mà một người đã từng đi qua cuộc đời nó bỗng nhiên biến mất mãi mãi? Xung quanh nó vẫn còn nhiều người, nhưng những người đó không thể và sẽ không bao giờ có thể bù đắp nỗi mất mát to lớn ấy. Nó sẽ phải làm sao đây?….Tôi sẽ phải làm sao đây?
Cánh cửa mở toang. Gió lạnh ùa vào góc tường nơi tôi đang co ro. Tôi nghe thấy tiếng bước chân, rồi một tiếng cạch, rồi tiếng loẹt xoẹt, rồi một tia sáng len lói thắp sáng cả căn phòng tối. Tiếng bước chân lại vang lên một cách chậm rãi. Tôi cảm thấy có người ngồi xuống cạnh mình.
– Rõ ràng mấy ngày hôm nay nhìn em rất không vui.
Anh Quân thở dài một tiếng. Tôi nhìn lên cây nến đặt trên đàn piano. Ánh sáng yếu ớt không đủ rõ để tôi có thể nhìn thấy gương mặt anh nhưng tôi dám chắc rằng đôi mắt nâu ấy vẫn đang mang một màu buồn ủ dột. Anh chìa cốc cacao về phía tôi.
– Rõ ràng không phải vì sợ sấm. Phải không?
Im lặng…
– Nếu em không muốn nói tôi cũng không ép. Nhưng tôi nghĩ là nếu như nói ra thì sẽ dễ chịu hơn đấy.
Im lặng…
Trong căn phòng nước mắt đã ngừng rơi nhưng ngoài trời mưa vẫn rả rích. Anh cũng chẳng nói gì, chỉ ngồi đó cùng tôi im lặng.
– Ngày nhỏ, cứ mỗi lần mưa, có sấm chớp, người đầu tiên em tìm đến là bố. Ông thường ôm em vào lòng rồi dỗ dành. Bố gọi những tiếng sấm chớp kinh hoàng đó là “Ông Ù” rồi lồng vào những câu chuyện mà bố tự nghĩ rồi kể cho em nghe. Bố thường chỉ lên bầu trời và nói rằng em là 1 trong những ngôi sao sáng nhất trên đó, là vì tinh tú xinh đẹp nhất. Từ “Tú” trong Tú An cũng có thể hiểu theo nghĩa đó. Bố luôn mong con gái bé bỏng của mình sẽ mạnh mẽ, bớt khóc nhè và bình an.
Tôi ngừng lại, giọng trở nên run run. Anh Quân khẽ ‘ừ’ một tiếng giọng vẻ thâm trầm. Tôi hít một hơi thật sâu rồi nói tiếp.
– Rồi khi em lớn thêm một chút, bố thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Những chuyến công tác xa nhà khiến mái đầu của bố trở nên bạc dần đi, thời gian dành cho em cũng thưa dần đi. Rồi em trở nên xa cách bố. Có lần bố quên ngày sinh nhật em, em đã hét to rằng em ghét bố rồi bỏ chạy.
Sau đó tôi im bặt như một đứa trẻ chuẩn bị ăn đòn.
– Rồi sao?
– Mãi cho đến khi bố thật sự không còn bên cạnh em nữa, em mới thấy mình thật sai lầm. Thực chất Piano không thực sự là đam mê của em. Em chơi Piano là vì bố. Bố thích âm hưởng của đàn piano.
– Thế nên em đã đeo đuổi piano suốt ngần ấy năm chỉ vì cảm thấy tội lỗi?
– Cảm giác ấy nhiều hơn “tội lỗi”. Cái kí ức ấy cứ ám ảnh em từng đêm, em đã cố để không khóc, em đã cố để mạnh mẽ nhưng…
Tôi ngừng lại. Tôi sợ rằng nếu tiếp tục nói ra thì tôi sẽ òa khóc mất. Tôi không muốn bị người ta thương hại, cũng không muốn nước mắt trào ra thêm bất cứ một lần nào nữa. Dư vị của nó khiến lòng tôi đắng ngắt. Anh thở dài rồi quay sang tôi.
– Kí ức, dù đẹp nhưng vẫn mãi chỉ là kí ức. Điều quan trọng bây giờ là thực tại và tương lai kìa. Em có thể thay đổi thực tại và tương lai nhưng có thể thay đổi được quá khứ không? Nếu không thì hãy cất nó vào một góc của riêng em và mạnh mẽ bước tiếp. Khóc thì ai chẳng phải khóc, vấn đề sau khi khóc phải tự lau khô nước mắt và đứng dậy mạnh mẽ chứ.
Tôi bó gối ngồi im. Hiện tại suy nghĩ của tôi vô cùng hỗn độn. Tôi cảm thấy sợ hãi nhưng đồng thời cũng thấy bình tĩnh.
– Suy cho cùng, lúc ấy em cũng mới chỉ là một đứa trẻ. Trẻ con thì hay giận dỗi vu vơ, dễ giận nhưng cũng mau quên. Chỉ cần em thật sự không ghét bỏ thì tôi tin rằng dù có ở đâu đi nữa thì bố em sẽ vẫn mãi bên cạnh em. Hoặc ít nhất là còn tồn tại trong tim em… Xung quanh em còn nhiều người, đừng đánh mất họ…
Tôi ôm cốc cacao gần như nguội lạnh. Đôi mắt nâu nhuốm một màu buồn của anh lại hiện lên dưới ánh nến.
– Thầy ghét việc em xuất hiện ở đây sao? Xuất hiện ở nơi-chỉ-người-nhà-được-lên ấy?
– Sao em lại nghĩ thế?
Tôi lại im lặng. Tại sao tôi nghĩ thế ư, tôi cũng không rõ nữa. Có lẽ tại lúc mới lên đây anh nói câu nói ấy, rồi vẻ mặt cũng lộ rõ vẻ không vui. Không phải vậy sao?
– Cô ấy là mối tình đầu của tôi.
Tôi hơi bất ngờ nghe đến 3 từ “mối-tình-đầu” nhưng rồi cũng chăm chú lắng nghe. Trong lòng vẫn không thầm nghĩ ai mà yêu nổi một người có tính khí “dị dạng” như thế này chứ.
– Cô ấy không biết chơi piano nhưng lại rất thích piano. Chính vì vậy nên tôi thường xuyên đàn cho cô ấy nghe. Cô ấy rất thích lên đây, vì căn phòng này, vì mảnh sân ấy. Nhưng khi tôi đi du học thì mọi thứ cũng đổi thay và tôi chẳng thể làm gì khác. Cô ấy chỉ để lại lời nhắn “Xin Lỗi” rồi biến mất. Hôm đó trời cũng mưa như hôm nay. Sau đó tôi cũng ít khi lên đây, cũng hiếm khi đánh piano. Tôi sợ khi phải nhìn thấy mảnh vườn kia, vì nơi ấy đã in lại từng nụ cười, từng hinh ảnh của cô ấy. sau khi cô ấy ra đi, tôi đã tự tay trồng một chậu cây Lưu Ly, tôi mong cô ấy đừng quên. Nhưng giờ thì tôi không chắc về điều đó nữa.
Tiếng anh nhỏ dần rồi chìm dần vào với bóng đêm. Anh chấp nhận bị bỏ rơi?! Ngoài trời gió vẫn rít qua từng khe lá, mưa vẫn lặng lẽ qua ánh đèn đường hiu hắt. Tôi chợi thấy mình và Anh Quân giống nhau, tôi và anh đều là người bị bỏ lại, bị những người mà mình yêu thương nhất bỏ lại. Tôi và anh, suy cho cùng cũng chỉ là hai kẻ cô đơn đang cố gắng trở nên mạnh mẽ.
– Nếu đã vậy thì sao hôm lâu thầy còn lên chơi piano?
– Vì em cũng biết chơi.
– À, ra là ra oai với em cơ đấy
Anh im lặng, thở dài rồi khẽ nói.
– Xin lỗi, tự dưng lại nói với em mấy cái này, thật không vui chút nào.
– Không sao ạ. Không phải thầy cũng nói rằng nếu nói ra thì sẽ nhẹ lòng hơn sao
– Nếu có chuyện buồn, em có thể nói với tôi. Tôi sẽ làm một người bạn và sẽ cố gắng hiểu và đồng cảm với em.
– Sao tự dưng thầy lại nói thế?
– Vì em mạnh mẽ hơn tôi vẫn nghĩ. Em có thể gọi tôi bằng ‘anh’. Có một cô em gái cũng không phải là điều quá tệ.
– Cái này thì em cần xem xét lại đã thưa ‘anh’
Tôi cố tình ngân dài từ “anh” và kết quả là bị cốc đầu một cái. Sau hôm nay tôi lại hiểu thêm về con người ấy một chút, sau hôm nay tôi lại có thêm một người anh trai. Hôm nay tôi và Anh Quân cùng buồn, một nỗi buồn về những con người vì một lí do nào đó mà có lẽ từ nay sẽ không được nhắc đến nữa.
‘Có những người chấp nhận bị bỏ rơi như một sự chống cự đầy yếu đuối, có những người lại coi đó là một sự hả hê để tự vuốt ve lòng tự trọng , có những người thì cố vùng vẫy nĩu kéo nhưng không thể… Có những người lựa chọn từ bỏ người kia như một sự giải thoát, có những người lựa chọn ra đi như một lần đánh cược, có những người buộc phải ra đi dù họ không muốn…. Nhưng còn lại phía cuối của những sự bỏ rơi, dù nguyên nhân có là gì đi nữa, vẫn là nỗi đau rất đắng, là nỗi đau chát mặn, của cả người ở lại và nguời ra đi…’
Có những con người, họ giống như một bài hát nằm trong list nhạc của bạn. Bạn không bao giờ nghe lại nhưng cũng chẳng thể xóa đi…
Chương 9: SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGƯỜI MỚI
Lại một ngày đi học nhàm chán. Tôi mở cặp lôi ra quyển sách hóa vứt lên bàn. Thật sự là tôi không muốn động tới nó một chút nào cả nhưng tiết sau là tiết hóa, biết làm sao được. Nếu không muốn bị ăn con điểm 0 tròn trịa vào quyển sổ điểm và mẹ sẽ lại ca bài ca muôn thưở thì tốt nhất tôi nên ngoan ngoãn mà “nhai” nốt cái đống phương trình hóa học này thì hơn. Tôi thực sự có một mối thù to lớn đối với môn hóa, tôi ghét nó tới mức chỉ nghe thôi cũng thấy ghét rồi. Có lần tôi từng hùng hồn tuyên bố rằng tôi sẽ loại bỏ môn hóa ra khỏi chương trình giảng dạy của Việt Nam ngay sau khi tôi lên làm bộ trưởng bộ giáo dục. Và kết quả là Anh Quân nghe thấy và sẵn sàng “tặng” tôi một củng lõm cả đầu. Đõ cũng là lí do mà tôi bị cảnh cáo là sẽ lên bảng trả bài trong tiết tới. Đúng là cái mồm hại cái thân, ếch chết tại miệng. Nếu như mọi ngày tôi mong tiếng trống vang lên thì giờ tôi lại mong bác bảo vệ không tìm thấy dùi trống, tôi muốn bác ấy tránh thật xa cái trống ra….
- Trịnh Tú An lên bảng. Biết ngay mà ==! Tôi đứng dậy, mắt vẫn cố dán vào quyển sách để tranh thủ học thêm vài chữ.
- Nhanh cái chân lên. Tôi cho 0 điểm bây giờ. Tôi không nhìn vào quyển sách nữa, lật đật đi lên bảng, dùng ánh mắt cầu khẩn để nhìn anh. Còn anh thì vẫn cứ giữ cái vẻ mặt đáng ghét đó.
- Em hãy viết lại 10 phương trình mà tiết trước học. Tôi đờ đẫn cầm viên phấn, hết nhìn anh rồi lại nhìn cái bảng. Trong giây phút tuyệt vọng nhất thì thầy tổng phụ trách xuất hiện ở cửa lớp. Thầy ngó vào lớp, tay cầm một tập giấy, đẩy gọng kính trên sống mũi, thầy hẵng giọng rồi hỏi to. - Bạn nào là thư kí lớp nhỉ? Cả lớp im lặng chỉ về phía tôi đang đứng chỏng chơ trên bảng. Tôi ngớ người, lắp bắp trả lời thầy.
- D..dạ...dạ? Em ạ? - Ờ xin phép thầy Quân cho em học sinh này đi với tôi một lát để đi lấy thông báo mới của nhà trường nhé. Anh gật đầu với thầy tổng phụ trách rồi quay sang nhìn tôi một cái đầy ẩn ý. 'Lão' này điên thật. Tôi ngoan ngoãn đi theo thầy tổng phụ trách tới văn phòng. Thầy tổng phụ trách nhìn qua có vẻ là một người khó tính với cá bụng bự lúc nào cũng lắc lư lắc lư theo nhịp buớc chân và cái đầu hói bóng láng nhưng thầy lại là một người rất vui tính. Chứ chẳng như ai kia, nhìn qua tưởng hiền ai dè lớn đầu mà còn thích đi bắt nạt trẻ con. Nói chung là không thể nào mà nhìn mặt mà bắt hình dong được. - Nghe thầy Quân nói là em đánh đàn rất khá?
Thầy tổng phụ trách đưa tay đẩy gọng kính lên sống mũi rồi hỏi bâng quơ.
- Dạ? Tôi bất ngờ khi nghe thầy tổng phụ trách nhắc đến cái tên "Anh Quân". Tôi hỏi nhưng thầy tổng phụ trách lại chẳng nhắc lại mà phổ biến luôn những gì tôi cần nhớ để về thông báo lại cho cả lớp.
- Trường chuẩn bị tổ chức hội chợ và đêm hội âm nhạc chào xuân. Các lớp đều phải tham gia. Ban ngày chúng ta tổ chức hội chợ, gồm có gian hàng của các lớp bán đồ ăn uống linh tinh gì đấy. Tầm chiều tối thì sẽ tổ chức Đêm Hội Âm Nhạc Chào Xuân. Đây, cầm tờ này về phổ biến cho các bạn. Về phần đêm hội nhạc thì các lớp sẽ phải cử ít nhất là một bạn tham gia. Cái này sẽ chấm hết vào điểm thi đua của lớp đó. - Vâng em hiểu rồi ạ.
- Về phần hội chợ thì bây giờ em về lớp, thông báo cho cả lớp, sau đó tất cả sẽ bàn bạc xem lớp mình sẽ kinh doanh buôn bán cái gì. Còn về việc đêm hội nhạc, em có thể tham gia thay cho lớp.
- Em ạ?
- Tôi tròn mắt.
- Ừ. Cuối tiết 5 ngày mai đến phòng truyền thống gặp Duy Khang, bí thư kiêm chủ tịch câu lạc bộ âm nhạc của trường ta.
- Tại sao lại là em ạ?
- Tôi vẫn cố hỏi lại
- Thầy nghe nói em rất có tài, nghe có vẻ như em chơi đàn rất giỏi và đang tìm kiếm nơi để thể hiện tài năng của mình. Tôi thấy hội chợ xuân này rất phù hợp để có em thể bộc lộ tài năng của mình.
- Em muốn thế ạ?
- Tôi trợn tròn mắt. Tôi nói vậy hồi nào chứ????
- Chẳng phải em nói như vậy với thầy Quân sao? Mà thôi, quyết định vậy đi. Trưa mai xuống phòng truyền thống. Bây giờ thầy còn bận nhiều việc lắm. Nhớ là về phổ biến lại với các bạn đấy. Nói rồi thầy tổng phụ trách đi mất. Tôi đứng ngẩn người một lúc rồi chạy về lớp. Lúc này cả lớp đang vào học bài mới. Tôi xin phép vào lớp. Anh Quân nhìn thấy tôi thì chẳng nói gì, chỉ nhoèn cười một cái rồi nhẹ nhàng nói "em vào đi" . Tôi xin phép anh một vài phút phổ biến lại nội dung của hội chợ và đêm nhạc sắp tới . Bàn về phần hội chợ thì cả lớp rất sôi nổi, cực kì sôi nổi. Bao nhiêu ý tưởng, bao nhiêu thứ đồ mà chúng nó có thể nghĩ ra để kinh doanh nhưng khi bàn về việc cử thành viên của lớp để tham gia đêm hội nhạc thì chúng nó im bặt thậm chí là lơ đi luôn. Kể cả khi tôi thông báo rằng hội chợ diễn ra vào đúng hôm 14/2 phản ứng của lớp tôi cũng không đến mức như thế này. Thực ra tôi đã định bụng là nếu lớp tôi mà có đứa nào tham gia thì tôi sẽ từ chối thầy tổng phụ trách để không phải tham gia mất cái tiết mục vớ vẩn ấy nữa nhưng tình trạng lớp tôi thế này thì xem ra kế hoạch "đào tẩu" của tôi đổ bể rồi. - Có ai đăng kí không? - Tôi cố hỏi lại cả lớp. ...Im lặng... - Cái này là thi đua lớp đấy. ....(Vẫn) im lặng...
- Thôi nào, em về chỗ, lập danh sách bán hàng để nộp lại cho trường đi. Cả lớp học tiếp nhé. Anh Quân vỗ vỗ vai rồi đẩy tôi về chỗ. Anh Quân? Vừa rồi lúc đi cùng thầy tổng phụ trách, có mấy lần thầy nhắc đến anh. Vụ này tôi dám đảm bảo rằng có liên quan đến anh. Tôi xị mặt đi về chỗ. Trong khi cả lớp đang học bài mới thì tôi lại hí hoáy ngồi nhắn tin. "Thầy đã nói gì với thầy tổng phụ trách????? >:( ”
Tôi lướt trong danh bạ, tìm cái tên ‘Anh Thầy’ rồi nhấn nút gửi. Ngay lập tức chiếc điện thoại đặt trên bàn giáo viên rung lên báo có tin nhắn tới. Anh ngó cái điện thoại rồi ngó tôi đang cắm phập mặt xuống dưới ngăn bàn. Anh cho lớp làm bài tập để có thời gian ngồi trả lời tin nhắn (thầy giáo gì mà tắc trách quá). Chưa đầy một phút sau máy tôi báo hiệu có tin nhắn. From ‘Anh Thầy’.
” Tôi chỉ muốn kiểm tra học trò của mình thôi. :3. Xem xem người ta đánh giá học sinh của tôi như thế nào.”
Kiểm tra? Anh đùa tôi chắc?
“Ít ra thầy cũng phải hú cho em một câu chứ. >
Thử tưởng tượng có hàng nghìn con mắt nhìn chằm chằm vào mình trong suốt thời gian một bài hát hay một bản nhạc gì đấy. Tôi không thích cái cảm giác mà người ta cứ nhìn chằm chằm vào mình, rất không thoải mái. Người ngồi ở phía trên bàn giáo viên cũng rất chăm chú vào cái điện thoại giống như tôi vậy. Miệng anh còn không quên nhếch lên tạo thành một nụ cười đầy vẻ châm chọc. “Thì vừa hú xong còn gì em còn muốn thế nào nữa? =))” “Ít ra thầy phải hỏi em trước chứ. Thế em không đồng ý thì sao??? X-( ” “Em buộc phải đồng ý thôi.
Bởi nếu không thì tôi sẽ chuyển lời tới cô chủ nhiệm và sẽ nhấn mạnh phần thi đua của lớp cho cô nghe. =D Em xem, tôi cơ thông minh không cơ chứ =)) khà khà khà” Tôi đập đầu vào bàn đến cốp một tiếng. Bất lực với ‘lão anh thầy’. Ở nhà có ‘lão anh già’, ở lớp có ‘lão anh thầy’. Nơi nào cho tôi dung thân???? *nước mắt nước mũi tuôn ròng ròng*
Cuối tiết năm tôi lóc cóc lên văn phòng để tìm gặp thầy tổng phụ trách nhưng lại chẳng có ai. Khi tôi vừa bước ra ngoài đã thấy thầy cùng với một anh lớp 11 (tôi đoán thế) tiến về phía văn phòng. Thầy đi trước với dáng vẻ rất hào hứng, miệng cười nói không ngớt, còn anh kia thì đi đằng sau, ôm cả một đống giấy tờ trông có vẻ vô cùng khổ sở.
Tôi chạy về phía thầy để nộp bản danh sách.
– Thư kí 10A6 hả? Có việc gì không em?
– Em bản danh sách hội chợ ạ…
– À ừ. Thầy nhận lấy tờ giấy đọc lướt lướt qua rồi quay sang nhìn anh lớp 11 rồi nhìn tôi. Vẻ mặt thầy như nghĩ ra một sáng kiến hay ho và muốn tuyên bố cho cả thế giới cùng biết ngay bây giờ.
– A, còn về phần Đêm Hội Âm Nhạc thì sao em? Đây vừa hay có Duy Khang luôn này.
– Thầy kéo kéo cái tay đang ôm một đống thứ của anh lớp 11 mặt mày hớn hở.
– Duy Khang là bí thư đoàn trường kiêm cả chủ tịch câu lạc bộ luôn đấy. Thôi nào, cu cậu này nhanh nhanh mang cái đống của nợ này vào văn phòng đi rồi xuống phòng truyền thống nhé. Em thư kí kia tên gì ý nhỉ?
– Em là An ạ, Tú An ạ.
– Ờ ờ cho thầy xin lỗi nhé. Già rồi nên hay quên lắm.
– Thầy gãi gãi cái đầu trơ trụi của mình rồi quay vào nạt Duy Khang.
– Này thằng nhóc kia có nhanh nhanh cái chân lên không hả, sao mà chậm thế. Culi kiểu này tôi cắt lương bây giờ.
– Thầy từ từ chút ạ. Một đống to đùng như thế chứ có phải hai ba tờ giấy đâu thầy. Khang từ trong phòng đi ra, tay gãi gãi đầu, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng khểnh. Sau đó cả ba thầy trò cùng đi xuống phòng truyền thống. Trên đường đi thầy tổng phụ trách không ngớt trêu chọc bắt nạt Duy Khang, còn Khang thì cũng không ngại mà ăn miếng trả miếng.
Lúc này tôi mới có cơ hội để nhìn kĩ Duy Khang. Khang cao hơn tôi một cái đầu, mái tóc màu đen rối xù một cách rất tự nhiên. Đôi mắt anh màu đen, lông mi không cong dài như ai đó, miệng lúc nào cũng cười không ngớt để lộ ra chiếc răng khểnh. Anh này còn đáng yêu hơn cả Việt Anh nữa đó trời ơi… (bệnh mê dai phát tác) Đường đi dường như ngắn lại, chẳng mấy chốc cả ba thầy trò đã đứng trước cửa phòng truyền thống.
Căn phòng này chỉ dùng để chứa nhạc cụ, nói trắng ra thì chẳng khác nào phòng nhạc với đầy đủ các loại nhạc cụ từ guitar, piano, kèn..vân vân và vân vân…. Đến cả đàn bầu, đàn tranh còn có, nhưng đáng tiếc là các nhạc cụ dân tộc đó được xếp gọn vào một góc trên kệ tủ. CÓ lẽ đã quá lâu rồi chẳng ai còn chơi, biết chơi loại nhạc cụ đó. Theo lời mẹ kể thì các loại nhạc cụ đó đã từng “‘làm mưa làm gió” một thời.
– Em biết chơi nhạc cụ không? – Duy Khang đang lách cách tìm chìa khóa để mở tủ lấy cây đàn guitar.
– Em biết chơi piano thôi ạ. Chơi cũng gọi là biết thôi ạ, cũng không giỏi lắm. – Tôi ngượng ngùng. – Ra kia chơi thử vài nốt xem nào. Chắc phải phá cái tủ này mới lấy được đàn ra quá. Khang cười, đấm thùm thụp vào cái tủ. Tôi nhìn chiếc ổ khóa đã gỉ sắt, chiếc chìa khóa mà Khang cắm vào kẹt luôn trong đó, không vặn được, cũng không thể nào mà rút ra được. Thầy tổng phụ trách thấy Khang đang “phá hoại của công” thì không ngần ngại mà giơ tay lên gõ cốp vào đầu anh một cái.
– Này này này cái cậu kia, cậu làm cái trò gì thế hả, có tin là tôi cách chức cậu không hả?
– Ui dời thế em càng may. Nghe cái danh chủ tịch câu lạc bộ thế thôi chứ có khác gì culi đâu ạ. Mà cũng tại cái khóa này nó cũ quá rồi thầy ơi, chắc đàn của em không lôi được ra mất – Ơ hay nhờ, kể cả thế thì cậu cũng không được đập tủ chứ, tôi lại tịch thu đàn bây giờ. Ai bảo cậu nhét vào đấy làm gì. Cho chừa. Mà cậu còn vỗ bồm bộp vào cái tủ thêm một lần nào nữa là tôi nhét cả cậu vào đấy đấy. Nghe cuộc đối thoại của hai thầy trò tôi chỉ biết ôm bụng cười lăn lộn. Sau một hồi vật vã khốn đốn cực khổ thì cái ổ khóa gỉ sắt kia cũng phải chịu thua mà ‘nhả’ ra cho Duy Khang lấy đàn. Mất gần nửa tiếng đồng hồ. (Nửa tiếng vô nghĩa nhất cuộc đời tôi -_- )
– Rồi em ra chỗ đàn piano đi, để anh xem em đánh được những bài nào.
– Em chơi dở lắm.
– Thì cứ thử đi xem nào. Tôi lưỡng lự rồi tiến lại gần cây đàn piano. Mở hộp đàn rồi ngồi xuống ghế bắt đầu chơi nhạc. Duy Khang chăm chú lắng nghe, lúc thì cười cười, lúc thì lại to nhỏ gì đó với thầy tổng phụ trách. Tôi chỉ thấy thầy gật gật đáp lời Duy Khang thay cho lời nói. Tôi cứ nghĩ rằng sẽ có chuyện gì đó nhưng cuối cùng mọi chuyện vẫn binh thường.
Thầy tổng giám thị đồng ý cho tôi tham gia câu lạc bộ (tôi đâu có xin tham gia đâu), còn về chương trình thì thầy và Duy Khang sẽ thông báo tới từng lớp sau khi bàn bạc. Tôi về trước, mặc kệ Khang vả thầy tổng phụ trách ở lại phòng truyền thống đang xì xùm to nhỏ gì đó. Sáng hôm sau tới lớp, vừa bước vào lớp tôi đã bị bọn cái Lam xúm vào.
– Này, hôm qua lúc về mày đi đâu đấy hả?
– Tao đi gặp thầy tổng phụ trách.
– Điêu, rõ ràng hôm qua tao thấy mày đi với một anh rất đẹp trai, học lớp 11. Khai mau, anh nào?
– À, ý mày là Duy Khang ấy hả? Chỉ là việc của trường thôi mà.
– Thật không đó má?
– Tao điêu mày làm gì.
– Vậy thì tốt. Nhưng mà công nhận anh ý đẹp trai ghê à nha Thùy nghe xong gật đầu cái rụp rồi nói bằng cái giọng khiến tôi tởn hết cả người, da gà da lợn nổi lên rần rần. Còn Lam thì nghe thấy giai đẹp một cái là mắt sáng lên, thật không hiểu nổi tại sao cái bạn bên lớp 10A3 lại có thể thích con bé mê giai này nhỉ. Nãy tới giờ có mỗi Việt Anh là vẫn trầm ngâm. Kể cũng phải, Việt Anh là con trai mà, làm gì có hứng thú với con trai chứ. Dù vậy nhưng vẻ mặt đăm chiêu của cậu bạn khiến tôi khá tò mò.
Vừa lúc tôi đang định hỏi Việt Anh rằng tại sao cái mặt nó lại đần thối ra thế thì trống vào giờ. Tiết tiếp theo của tôi là tiết giáo dục công dân, một trong những môn có thể nói rằng buồn ngủ bậc nhất và một khi nó đã buồn ngủ và không mấy liên quan đến mấy môn thi đại học thì đương nhiên sẽ có người không nghe bài, không ghi bài, làm việc riêng. Đó là một tình trạng quá ư là bình thường xảy ra thường xuyên trong các lớp học, lớp tôi cũng không là một ngoại lệ.
Tiết giáo dục công dân của chúng tôi hôm nay cô cho cả lớp ngồi làm hết thảy các thể loại bài tập trong sách giáo khoa. Tôi mở quyển sách, nhìn một lượt từ đầu tới cuối các bài tập cô giao, toàn lý thuyết. Làm được tầm 5 bài trong đó thì tôi nản chí gục mặt xuống bàn. Lam ngồi trên tôi thì từ đầu giờ tới giờ chỉ ngồi ngắm các anh đẹp giai trong điện thoại của nó, chốc chốc lại thậm thà thậm thụt quay xuống dí cái điện thoại vào sát mặt tôi rồi rú ầm làng nước lên (tuy nhiên ‘ầm’ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến cô giáo đang ngồi trên bàn giáo viên nhắn tin cho người yêu) Lam nhảy chồm xuống bàn tôi, miệng liên tục lặp đi lặp lại một câu nói mà chắc ai đã từng chơi với nó đều thuộc làu làu.
– Ôi đẹp trai quá mày ơi, anh này đẹp trai quá đi à, anh này cũng đẹp nữa này Ôi ôi anh này còn đẹp hơn này…. ôi tình yêu của đời tôi đẹp trai quá điiiiiiiiiiiiiiiiii
– Làm ơn tha cho tao mày.
– Mày thật là. Chẳng biết thưởng thức cái đẹp gì cả ý. Nói rồi Lam hất tóc quay lên. Ờ rồi, mày cứ hất tóc với tao đi, có ngày tao ‘méc’ bạn bên lớp 10A3 của mày cho xem, hãy đợi đấy con heo. Tôi đang rủa thầm Lam thì từ đâu một mẩu giấy bay vèo đến, nằm ngay ngắn trên hộp bút của tôi. Ai phi mà chuẩn thế. “Tí giờ về bà ở lại một tí tôi nhờ cái này nhé” Nét chữ xiên xẹo méo mó này chắc chắn là của Việt Anh. Chữ nó xấu khủng khiếp, các nhà dịch thuật không chừng cũng phải bó tay. Dịch được cái “đống lổn ngổn bò trên giấy” tôi vội quay ra nhìn về chỗ Việt Anh, ra hiệu ‘ok’. Cuối giờ tôi cũng quên khuấy đi mất cái việc mà Việt Anh nhờ tôi ở lại. cứ thế xách cặp lên vai tò tò đi thẳng ra ngoài cửa lớp. Thấy tôi mặt mũi rất chi là chẳng có vẻ nhớ đến cái hẹn, Việt Anh vội vã kéo cặp tôi lại làm tôi suýt chút nữa là bay mất “hàng tiền đạo” do vập mặt xuống đất (phải gọi là cạp đất mới đúng)
– Này này này, thả ra thả ra, ông bị điên à…
– Bà bảo hứa với tôi cuối giờ ở lại cơ mà, sao về nhanh thế hả?
– À, ờ thì tại quên. Xin lỗi hế hế hế. Mà có chuyện gì?
– À thì… ờ…. Cu cậu có vẻ khó nói, cứ ậm à ậm ờ .
– Không có gì thì tôi về trước nhé!
– Ấy ấy khoan đã. Bạn bè với nhau ai lại thế.
– Thế ông nói nhanh lên xem nào. Con trai gì mà tậm tà tậm tịt như cái loa dè thế hả
– Ờ thì hôm hội chợ bà mời Linh Trang giúp tôi nhớ.
– Ổ ôiiiiii. Vậy là ông thích Linh Trang thật ý hả? Hahahaha thật á ôi ôi hahaha
– Bà bị điên à, cười cười cái gì. Việt Anh ngượng, mặt đỏ lựng như trái bồ quân còn tôi thì cười lăn. Xem ra mình đoán cũng chuẩn phết, hai ‘anh chị’ này ‘cảm’ nhau rồi. Nghĩ tới đây thôi trong lòng tôi không khỏi vui thích. Nhưng vẫn phải tranh thủ để trêu hai đứa nó mới được. Tôi không cười nữa, mặt cố tỏ vẻ đăm chiêu (nhưng thất bại thảm hại) .
– Bà làm sao đấy? Sao mặt nhìn như con khỉ khô ý.
– Này ông có tin là tôi đủ sức đá bay cái mối tình bất thình lình của ông ngay lập tức không hả?
– Dạ thôi em xin lỗi chị ạ! Chị giúp em một lần thôi rồi chị bảo gì, sai gì em cũng nghe ạ.
– Ông dốt thế, thế tôi bảo ông không được thích Linh Trang nữa ông cũng nghe à?
– Đương nhiên không rồi. Thôi bà giúp tôi một lần đi rồi tôi sẽ đãi bà một bữa thật là no nê.
– Nghe có vẻ hay đấy. Cứ biết thế đã nhớ, tôi về tôi còn ăn cơm nữa.
– Đừng quên giúp tôi nhớ.
– Ừ ừ rồi rồi khổ ghê cơ. Tôi vừa đi vừa vẫy vẫy tay với Việt Anh. Nhắc gì nhắc lắm thế không biết. Tôi thong dong đi hết dãy hành lang, vừa bước tới sân trường thì một tiếng gọi kéo tôi lại.
– Tú An.
– Duy Khang từ khu nhà A chạy lại, trong tay anh là một tập nhạc phổ, sau lưng là bao đựng guitar quen thuộc.
– Anh tìm em mãi, may mà em chưa về. – Anh tìm em có việc gì ạ?
– Thì là về cái chuyện đêm hội âm nhạc thôi, tiết mục của anh với em được xếp chung đấy.
– Gì cơ ạ? Chung ạ?
– Ừ, sẽ là kết hợp giữa piano và guitar. Em sẽ đệm piano còn anh hát. Anh vẫn chưa tìm được bài nào ưng ý cả nên muốn tìm em để bàn bạc. Chiều nay em rảnh không? Anh định rủ em tìm quán cafe nào đó để tập rồi chọn nhạc luôn.
– Chiều nay em cũng chẳng làm gì. Chắc rảnh thôi ạ.
– Vậy chiều nay tầm 3h em ra trường nhé rồi mình đi. Và thế là tôi mất tong một buổi chiều quý giá chỉ để tìm nhạc. Thật sự nó là một công việc cũng khá là thú vị, bạn có thể biết thêm rất nhiều bài hát khác nhau nhưng riêng hôm nay thì nó lại là một công việc thật kinh khủng bởi gu âm nhạc của Duy Khang hoàn toàn khác với tôi. Cứ bài nào tôi nghe vừa tai thì Duy Khang lại không nói không hợp với bài đó và ngược lại, bài nào hợp với giọng của Duy Khang thì lại không hợp khi đánh piano hoặc bài đó tôi không biết đánh. Đến lúc chúng tôi tìm được bài phù hợp cho cả hai đứa thì bài hát đó lại chẳng liên quan gì đến chủ đề của chương trình.
Thật là khó khăn quá đi. Đến khi cả hai đã quá mệt mỏi và bực dọc vì không tìm được bài hát nào phù hợp trong khi hôm nay đã là thứ 7 và chương trình thì được tổ chức vào hôm thứ 5, đúng ngày valentine 14/2, cả tôi và Khang đều đưa ra một quyết định cuối cùng, đó là chọn đại một bài cho xong rồi dùng những ngày còn lại để tập tành bởi bây giờ gấp gáp quá rồi. Cả hai anh em ngồi soạn từng bài nhạc và lựa ra được 3 bài có vẻ tạm được nhất rồi rút thăm. Nghe có vẻ như là chúng tôi đang chơi xổ số lô tô ngồi chờ trúng thưởng nhưng đây thực sự là cách cuối cùng. Khi tôi lết được xác về đến nhà thì cũng là lúc kim ngắn của chiếc đồng hồ treo tường chỉ vào số 7. Nhà tối om, chẳng có ai hết. Chắc cả nhà lại sang nhà bác Lâm ăn cơm rồi. Tôi lò dò bò lên phòng lấy quần áo rồi đi tắm. Tắm xong thì lọ mọ xuống bếp tìm đồ ăn để nhồi đầy cái dạ dày đáng thương của mình. Đang ăn dở thì chuông cửa reo lên. T
ôi lại lò dò ra mở cửa, là Linh Trang. Vừa nhìn thấy tôi nó đã ném ngay một câu làm tôi muốn đá bay nó ra khỏi nhà.
– Sao nhìn mày như vừa được moi lên từ đáy tủ thế?
– Mày có tin tao nhét mày xuống đáy tủ không? Tôi độp lại một câu rồi lại lò dò đi vào nhà, đúng theo cái dáng “lò dò”. Công nhận nhìn mình hôm nay thảm hại thật, trông chẳng khác gì vừa được người ta lôi lên từ một đống đổ nát.
– Đang ăn tối à? Mẹ với anh chị mày đâu?
– Chịu chết. Chắc sang nhà ‘lão’ Quân Linh Trang là đứa biết nhiều nhất về tôi, kể cả chuyện gia đình Anh Quân thân thiết với gia đình tôi thế nào tôi cũng đem kể cho nó. Thực ra kể cả không kể nó cũng biết, căn bản vì nó hường xuyên qua nhà tôi và lần nào qua thì Anh Quân cũng đang ở đây, mặc đồ bình thường chứ không phải mặc áo sơ mi quần âu cắm thùng đi giày bóng lộn như mọi khi, nói chuyện với anh tôi như hai thằng bạn thân lâu năm bằng tuổi, đối xử với tôi thì “Tốt” chẳng khác nào thằng anh tôi hết. Có lần khi tôi gọi Anh Quân bằng ‘anh’ thì đúng cái lúc Linh Trang bước vào. Đó cũng là một lí do khiến tôi khó gọi Anh Quân bằng ‘anh.’
– Ơ tưởng mày phải gọi bằng anh?
– Trang nhìn tôi rồi cười.
– Tao không quen.
– Tôi nhồm nhoàm. Ăn xong tôi dọn dẹp rồi kéo nó lên phòng. Hai con nằm tán phét với nhau như mọi khi. Tôi không hiểu giữa tôi và Trang có chuyện gì mà lắm thế, như thể nói mãi không hết chuyện vậy. Tôi chợt nhớ ra chuyện Việt Anh nhờ hôm nay, nhìn nó đang mân mê con gấu bông mà tôi muốn phì cười.
– Này Trang ê.
– Chi mô mày?
– Tuần sau đi chơi không?
– Đi đâu?
– 14/2 tuần sau trường tao tổ chức hội chợ. Đi hông?
– Ờ cung được nhưng phải tầm trưa trưa tao mới qua được, tại vì sáng tao còn đi học nữa.
– Ờ, Việt Anh nhờ tao mời mày á.
– Thật á??? Nhắc đến Việt Anh, Linh Trang ngồi bật dậy. Nó lay lay người tôi, hỏi đi hỏi lại một câu ‘thật á’ khiến tôi muốn điên đầu.
– Biết mày hành hạ tao như này tao không nói nữa còn hơn.
– Ôi ôi thôi mà, hihihihi yêu mày quá An ơiii.
– Ờ yêu, trả công đi.
– Quên đi má. Nó cười khanh khách rồi ‘Ố’ lên một câu, chạy tới cầm quả cầu tuyết mà hôm Noel Anh Quân “đền” cho tôi.
– Đẹp thế mày. Ở đâu đấy?
– À ờ, nhặt được đấy.
– Điêu. Anh nào tặng hả?
– Mày điên à, trả vào chỗ cũ đi.
– Không nói thì tao chôm luôn.
– Đặt vào
– Tôi gào lên.
– Úi rơi rơi rơi. Tôi ngồi phắt dậy khi nghe nó dọa. Nhìn thấy bộ mặt nham nhở của nó khi tôi bị mắc lừa, tôi chỉ muốn đập cho nó một phát ngóm củ tỏi. Chẳng hiểu sao nhưng tôi cảm thấy quả cầu tuyết đó là một vật rất quan trọng. Tôi không muốn ai động vào nó, chạm vào nó chứ đừng nói gì là đánh rơi. Nó chỉ là một quả cầu tuyết với một cô bé ngồi trên xích đu mắc ở một gốc cây, tay cầm đôi giày, miệng cười lấp lánh. Đối với người khác, đó chỉ là một quả cầu tuyết bình thường, đẹp thì có đẹp nhưng chẳng nhất thiết phải giữ như báu vật giống như việc tôi đang làm, giật lại quả cầu từ tay Linh Trang. Thấy tôi bực dọc nó cũng dịu lại.
– Xin lỗi, tao không biết mày lại thích quả cầu tuyết đến thế.
– Kệ tao. Đây là một trong những việc hy hữu mà tôi không kể cho Trang, bởi nó liên quan đến một phần trong con người mà tôi không muốn cho ai biết. Không muốn cho ai biết vậy mà có một người lại biết. Ý trời chăng? Mà thôi quên đi. Sáng hôm sau là sáng ngày chủ nhật. Thay vì ngủ “trương thây” đến 9h như mọi khi thì hôm nay 6h30′ sáng tôi đã phải ra khỏi nhà để đến nhà Lam chuẩn bị cho hội chợ. Dù có tham gia Đêm Hội Âm Nhạc nhưng tôi vẫn phải có trách nhiệm hoàn thành mấy cái thứ đồ handmade này để gian hàng của lớp có đồ mà bán cho hôm hội chợ. Do hôm tổ chức hội chợ là vào đúng hôm 14/2, valentine, chắc chắn sẽ cón nhiều cặp tình nhân đi mua đồ nên giờ tôi đang ngồi làm đồ đôi. Vòng đôi, tìm nơi bán áo đôi đặt hàng về để bán, làm cả “vật may tình yêu” cho những bạn trẻ FA nữa.
Mệt phát khóc. Lớp tôi ngoài bán đồ handmade còn bán cả đồ ăn và đồ uống. Mong rằng sẽ bán hết được cái đồng “đồ hàng” này. Suốt mấy ngày sau đó tôi không khác gì một con rối bị người ta quay như chong chóng. Sáng và chiều thì nhanh nhanh chóng chóng học bài nhạc mới rồi tập đàn để ghép nhạc và lời với Duy Khang, tối thì thức thâu đêm để tết vòng handmade và làm đồ đôi. Chỉ sau vài hôm tôi cảm giác như mình vừa sụt đi hẳn vài chục kí lô. Nhìn tôi thảm hại tới mức hôm đi học thêm hóa ở trung tâm Anh Quân còn chẳng buồn trêu. Thay vì bắt nạt tôi như bao ngày thì anh lại đặt lên bàn tôi một lọ kẹo ngậm. “Lão anh thầy” trông thế mà cũng tốt bụng ra phết.
Hôm nay là thứ 3, có nghĩa là ngày kia là hội chợ diễn ra. Tôi cũng cầu mong cho cái ngày của nợ ấy trôi qua nhanh nhanh cho tôi còn xả hơi, chứ cứ tiếp tục ngày nào cũng như thế này chắc tôi “bỏ mạng” mất. Duy Khang hẹn tôi tối nay sẽ tới một quán cafe nào đó để duyệt lại một lần cuối cùng. Tôi hỏi tại sao không để đến mai thì Khang nói tối mai anh phải ở lại trường xem xét gian hàng các lớp chuẩn bị tới đâu, rồi còn âm thanh loa đài nữa. Xem ra làm chủ tịch câu lạc bộ cũng đâu có ngọt ngào gì cho cam.
Dù sao tối mai tôi cũng được ông anh già cho đi chơi rồi, coi như an ủi phần nào. Nhưng tạm gác lại cái sự “sung sướng” đó lại đã, đến giờ tôi vẫn chưa thuộc được nhịp và tiết tấu cũng như vẫn chưa thể nhớ được phong cách biểu diễn của Khang dù cả hai anh em đã tập đi tập lại có lẽ phải đến gần trăm lần rồi. Khang nói rằng tại tôi hay phân tán, không tập trung, một phần cũng do thiếu ngủ vì phải làm đồ cho lớp nữa. Thế nên để cải thiện bộ óc con bò của tôi, Khang đã quyết định “hy sinh” một buổi tối để đưa tôi đi chơi cho khuây khỏa, tiện thể “tổng duyệt” luôn. Đúng 6h tối tôi có mặt ở cổng trường. Đang ngó trước ngó sau thì hình ảnh Khang trong chiếc áo khoác màu đỏ thẫm, sau lưng là chiếc guitar quen thuộc. Khang nhìn thấy tôi thì nở một nụ cười ấm áp. Trông anh thực sự rất đẹp trai.
Tôi vội lắc lắc đầu để xua đi những suy nghĩ của bản thân rồi leo lên xe. Chiếc xe lao nhanh như bay rồi dừng lại ở một quán cafe ở phố Bà Triệu. Quán được bày biện với tông màu chủ đạo đỏ – đen tạo nên một không gian sang trọng và có chút gì đó bí ẩn.Tôi vẫn thích cái không khí nhộn nhịp đa dạng ở Back In Time hơn. Tôi đợi Khang gửi xe rồi đi vào quán. Đứng ở quầy thanh toán hẳn là bà chủ ở chỗ này. Còn Khang, anh đang nói gì đó về việc biểu diễn tối nay. Chẳng mất nhiều thời gian để thấy được cái gật đầu của bà ấy. Khang quay người lại đánh mắt tìm tôi rồi cười một cái, chỉ chỉ lên phía cây Piano. Tôi chẹp chẹp miệng vài cái rồi đi theo Khang.
Anh chỉ cho tôi một chỗ ngồi, bảo tôi ngồi đợi ở đó một lát rồi chạy lên phía trên, lôi cây guitar “thần thánh” ra rồi bắt đầu “tác nghiệp”. Duy Khang khéo léo chỉnh lại dây đàn rồi bắt đầu gảy từng nốt nhạc đầu tiên. Nhìn phong cách biểu diễn của anh không khác gì một tay guitar chuyên nghiệp. Đôi mắt hờ hững nhắm lại, tay áo hơi sắn lên, mái tóc bồng bềnh phiêu du, đôi bàn chân khẽ gõ theo nhịp… Tôi chăm chú xem anh hát, nghe anh đàn. Cho tới khi Khang đứng ngay trước mặt thì tôi vẫn như đang ở trên mây, bồng bềnh lang thang với từng câu hát còn đọng lại. Khang búng một cái vào trán tôi đau điếng.
– Nhìn gì mà ngây ngất thế, mòn hết nhan sắc rồi.
– Sao anh nỡ lòng nào búng vào trán iêm?
– Không thì sao gọi được em hả nhóc. Lên duyệt rồi mình đi chơi nào. Tôi xoa xoa cái trán đáng thương của mình rồi đứng lên. Xấu hổ thật, ai đời con gái mà đi nhìn người ta đắm đuối như con cá chuối thế bao giờ không. Thế mà tôi còn suốt ngày nói Lam với Thùy là hai con hám dai bậc nhất. Nghĩ lại mình có khi còn hơn cả hai đứa nó.
– Này, em sẵn sàng chưa? Giọng nói của Khang làm cắt ngang suy nghĩ của tôi. Mặt tôi hơi nóng lên. Khang cười rồi đưa cho tôi nhạc phổ. Sau khi tập xong xuôi, Khang đưa tôi đi ăn tối, rồi lên Tràng Tiền ăn kem. Tôi nghĩ đó là một điều hết sức bình thường cho đến khi cô bán hàng chìa cho tôi 2 cây kem và nói:
– Hai đứa hẹn hò hả, đi chơi được nhiều chưa?
– Dạ cũng đi ít lắm thôi cô ơi.
– Khang vội đáp trong khi tôi còn chưa kịp phản ứng gì. Duy Khang cười thật tươi như một đứa trẻ, để lộ ra chiếc răng khểnh khiến người khác không thể rời mắt. Tôi nhìn mình rồi lại nhìn Duy Khang. Anh là một chàng trai tốt tính, thân thiện hòa đồng, điển trai, đàn hay hát giỏi…. Nói chung Khang là một chàng trai toàn diện về mọi mặt. Còn tôi, một con bé nhan sắc tàm tàm, tính cách thì dị hợm, lắm lúc thì như một con trèo tường trốn trại. Chênh lệch như thế cơ mà cô bán hàng lại bảo tôi và Khang là một cặp đang hẹn hò. Đùa gì mà kì cục. Mà Khang kể ra cũng lạ, anh không những chẳng nói gì khi cô bán hàng nói như thế mà còn cười toe trả lời như thể việc chúng tôi hẹn hò là thật vậy. Trong khi tôi đang nghĩ linh tinh thì Khang không ngừng cười một mình.
– Anh cười gì đấy?
– Kem dính trên mặt em kìa.
– Đâu cơ? Tôi đưa tay lên tìm kiếm vết kem nhưng Khang ngăn lại. Amh mỉm cười rồi rút một tờ khăn giấy ra lau cho tôi. Từng động tác cử chỉ của anh đều rất nhẹ nhàng như sợ làm tôi đau. Còn tôi thì cứ trợn mắt nhìn anh lau vết kem cho mình như một con ngốc. – Em cứ định dùng tay lên lau sao. Phải có khăn giấy chứ.
– Em chỉ định tìm xem nó dính ở chỗ nào thôi.
– Tôi đỏ mặt còn Khang thì cười to.
– Anh cười gì chứ. Thay vì trả lời cho câu hỏi của tôi, Khang đưa tay lên xoa xoa đầu tôi khiến mái tóc vốn đã chẳng phải đẹp đẽ gì nay còn rối xù lên trông đến tội. Khang tiếp tục cười rồi chạy biến. Còn tôi thì ra sức đuổi theo với ý định trả thù. Thật sự tôi rất muốn hỏi anh tại sao lại nói với cô bán hàng như thế nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, cũng một phần tôi nghĩ anh sẽ lại không trả lời nên đành thôi. Sau một hồi rượt đuổi tôi mặc kệ Khang, để cho anh trêu chọc. Sau đó Khang đưa tôi về. Suốt cả quãng đường chẳng ai nói với ai câu nào. Không gian như trầm lặng hơn trong buổi tối của một tháng 2, cái giá lạnh vẫn còn vương lại nơi đây. Tôi ngồi phía sau Khang, nhìn cảnh vật xung quanh cứ trôi vèo qua trước mắt. Gió cứ liên tục tạt ngang khiến tôi không khỏi cảm thấy lạnh. Lúc này tôi mới nhận ra mùi hương trên áo Khang là mùi bạc hà. Tôi không thích cái mùi ấy cho lắm bởi nó khiến tôi nhức đầu và càng không thích cái mùi lạnh lẽo đó trong một tiết trời không mấy ấm áp như thế này. Chiếc xe dừng lại trước cổng nhà tôi. Tôi chào tạm biệt Khang rồi định chạy vào nhà nhưng tiếng anh gọi làm tôi đứng lại
– Này An, hôm hội chợ xong anh sẽ nói cho em một điều mà em luôn nghĩ sai về nó.
– Là gì ạ?
– Đợi đến hôm đó em sẽ biết. Nói rồi Khang phóng xe đi bỏ lại tôi đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Mùi hương bạc hà vẫn còn lẫn trong không khí, tôi không thích mùi bạc hà. Vừa vào đến nhà, chào đón tôi là một người mang theo bộ mặt đằng đằng sát khí. Anh Quân nhìn tôi như thể muốn bóp nát đầu tôi ra.
– Ơ..thầy à.. anh..
– Em đi đâu thế hả? Có nhớ hôm nay là buổi tập đàn không? Điện thoại thì gọi mãi mà không ai bắt máy.Tôi rất ghét học trò của mình bỏ học mà không có lí do. Ầyyyyy….. Tôi quên béng mất. Tại đợt này vừa loay hoay lo chuẩn bị đồ hội chợ, vừa tìm nhạc rồi ghép đàn với Duy Khang nên tôi hoàn toàn chẳng nhớ gì luôn.
– Em xin lỗi, em quên mất. – Tôi cóc quan tâm em quên hay không. Tối mai tập bù cho tôi! Ế? Tối mai? Nhưng tối mai tôi đi chơi rồi. Ông anh trai tôi hiếm lắm mới cho em gái đi chơi, đây là cơ hội ngàn năm có một, làm sao tôi bỏ lỡ được. Tôi định nói với Anh Quân là để hôm khác nhưng không kịp rồi, anh đã ra về từ lúc nào. Thật sự là tôi muốn gào lên ăn vạ lắm ấy nhưng khổ nỗi là chẳng có ai ở đây cho tôi ăn vạ. Ăn vạ với mẹ về Anh Quân thì đương nhiên là thất bại rồi, cả ông anh trai tôi cũng thế, chị dâu tôi thì đang đi công tác. Trời ơi số tôi là số con gì mà nó xui thế này không biết. Khổ quá đi mất TT^TTChương 10: ANH THÍCH EM!
Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy với một cái họng khản đặc. Có lẽ vì hôm qua trời lạnh mà tôi ăn bao nhiêu là kem, đã vậy còn hò hét các kiểu. Mai là hội chợ rồi, tôi nên giữ giọng thôi.
Vừa bước đến cổng trường tôi đã thấy băng rôn rồi khẩu hiệu cờ hoa treo đầy. Sân trường cũng được chia ra thành các lô đất nhỏ cho các lớp tự dựng phông bạt, tự trang trí để có một gian hàng thu hút nhiều khách nhất. Tôi nhìn về phía bục, sân khấu đã được dựng xong, phía sau còn có một tấm phông lớn nền trắng có chữ màu hồng đậm :”Hội Chợ Âm Nhạc Mừng Xuân”. Xung quanh là hình những bông hoa xanh xanh đỏ đỏ trông rất bắt mắt. Chắc hẳn đây là tác phẩm của bác bảo vệ và các thầy cô trong trường. Nhắc đến các thầy cô, tôi nhìn thấy ‘anh thầy’ đang lúi húi với dải cờ sặc sỡ bị rối vào với nhau. Nhớ đến tối hôm qua, tốt nhất là tôi nên chuồn sớm nếu như muốn bảo toàn tính mạng.
Vừa vào tới lớp tôi đã nhìn thấy Việt Anh nhìn mình với vẻ chờ đợi. À phải rồi, Linh Trang… Tôi cười thầm khi thấy Việt Anh bỏ lại lũ bạn ngồi ở góc lớp mà chạy ra chỗ tôi.
– Tú An, thế nào rồi?
– Ây ya, vụ này.. hừm … xem ra….
– Làm sao nói nhanh hộ tôi đi.
– Xem ra… Ôi tôi mệt quá, không trêu ông nữa, nó đồng ý đi rồi. Ông liệu hồn mà tỏ tình với nó, nó phũ lắm. Mà ông với nó mà thành đôi ý là phải nhớ công tôi đấy.
– Thật á? Ôi bà là vị cứu tinh của đời tôi. Tôi sẽ đãi bà một bữa no nê luôn. hehe
– Nhớ mồm đấy.
– À mà sao tối hôm qua bà không đến nhà thầy Quân?
– Tôi đã bảo ông be bé cái mồm khi nói vụ đấy thôi. Mà sao ông biết?
– Tôi đổi ca cho một chị để mai lo hội chợ. Tối hôm qua tôi thấy thầy Quân đợi bà mãi, gọi mãi không thấy đâu rồi hình như gọi cho anh bà rồi lấy xe đi. Chẳng hiểu đi đâu.
Đi tới nhà tôi đó ông nội. Tôi nhìn Việt Anh đang tỏ vẻ suy nghĩ như ông cụ non với vẻ mặt chán nản. Tự dưng nghe Việt Anh kể xong tôi cảm thấy tội lỗi. Hóa ra anh đã đợi tôi lâu như thế. Cảm giác chờ đợi thật sự rất khó chịu. Xem ra tối nay tôi phải đi chuộc tội thật rồi.
Hết tiết 3, các lớp được nghỉ để chuẩn bị cho gian hàng các lớp. Gian hàng lớp tôi ngay bên cạnh sân khấu, như vậy kể cũng tiện, tôi không phải chạy qua chạy lại nhiều khi mà Duy Khang gọi ra sau cánh gà. Tôi để cặp vào một góc rồi cũng phụ giúp mấy đứa dựng gian hàng, bọn con trai sức dài vai rộng sẽ phụ trách phần dựng khung và căng bạt và treo các đồ trang trí lên, tụi con gái chân yếu tay mềm thì ngồi làm đồ trang trí cho bọn cao to đen hôi kia treo lên. Tôi đang ngồi bóc lớp băng dinh hai mặt để dính vào mấy hình bông hoa còn Thùy thì ngồi cắt mấy hình hoa lá, Lam thì chạy tót sang với anh bạn trai của nó rồi. Tôi thở dài ngao ngán.
– Này, tao thấy dạo này mày hay đi với cái anh gì gì lớp 11 lắm à nha – Thùy chăm chú vào tờ giấy trước mặt.
– Thì việc trường thôi – Tôi đáp lại bằng một chất giọng đặc sệt.
– Tao thấy anh ý có vẻ thích mày.
– Mày điên à, làm gì có chuyện đấy.
– Mà họng mày làm sao đấy?
– Ờ bị sưng, dát họng quá.
– Khổ thân. Nhưng tao đảm bảo là tiếp theo sẽ chỉ còn tao FA thôi.
– Mặc xác mày.
Tôi ngồi dán thêm được một lúc thì hét băng dính, lại phải chạy đi mua. Khi chạy ngang qua gian hàng lớp 11A10 thì tôi gặp Duy Khang đang đứng chỉ đạo các thành viên khác của lớp treo cái biển cho cân. Thấy tôi đi ngang qua, Khang bảo một anh đang đứng gần đó ngắm cái biển kia xem cân chưa rồi chạy qua chỗ tôi.
– Em đi đâu đấy? Thuộc hết bài chưa?
– Cũng tạm ổn rồi ạ, em đi mua băng dính. – Tôi khò khè đáp lại Khang.
– Em đau họng à?
– Vâng, chắc tại hôm qua ăn nhiều kem với hét nhiều, chắc không sao đâu, vài ngày là khỏi thôi.
– Ừ vậy thôi, em đi mua băng dính đi, anh chạy qua đây một lát.
Nói rồi Khang chạy đi luôn. Tôi chẹp chẹp miệng vài cái rồi đi mua băng dính. Trên đường quay trở lại gian hàng của lớp tôi lại chạm mặt Khang, anh gọi tôi lại rồi chìa ra một chiếc túi giấy.
– Này, cho em đấy. Anh phải quay lại với gian hàng của lớp rồi.
Nói rồi anh đi thẳng, lại bỏ lại tôi một mình. Tôi cầm chiếc túi giấy, ngẩn người một lúc. Nếu không phải vì sực nhớ ra mình còn bao nhiêu việc cần làm cho xong thì tôi vẫn cứ ngẩn ra đó.
Làm đến tầm giữa chiều thì gian hàng của chúng tôi coi như hoàn thành được 80%. Chỉ còn mỗi bày biện đồ để bán thôi là gian hàng có thể đi vào hoạt động kinh doanh. Về phần gian hàng thì coi như tôi đã hoàn thành xong phần việc của mình, đó là mảng handmade – phụ kiện, còn khoảng 2-3 cái vòng nữa là xong. Còn mảng nấu ăn là do Thùy với nửa số con gái trong lớp đảm nhiệm. Tôi cũng chẳng biết xong hay chưa nhưng chắc cũng hòm hòm rồi vì Thùy nói rằng phần đồ ăn với nước uống thì ngày mai sẽ bận bịu hơn là phần bán phụ kiện. Kể ra cũng phải. Thế là tôi bắt xe bus về nhà . Tắm rửa thay đồ xong tôi lăn ra ngủ như chết. Đến 6h mẹ tôi vào tận nơi lôi dậy tôi mới tỉnh ngủ. Tôi vội vàng sang Back In Time, tôi thích gọi là Back In Time hơn là gọi nó là “nhà-của-Anh-Quân”. Nghe hai cái từ Anh Quân thôi tôi đã chẳng thể nào yêu thương nổi rồi chứ đừng nói gì mà lếch thân sang bên đó. Ngồi trên xe bus mà cơn buồn ngủ vẫn còn bám nhằng nhằng. Tôi chán nản thò tay vào túi xem có gì có thể giúp tôi bớt buồn ngủ hơn không. Ngay khi tôi vừa mở túi, đã có hai vật chạm vào tay tôi, đó là lọ kẹo ngậm của Anh Quân tối hôm nọ tôi quên chưa bỏ ra, vật còn lại là chiếc túi giấy của Duy Khang, tôi vẫn chưa xem trong chiếc túi đó có cái gì. Túi giấy nhỏ màu nâu nhạt nằm một góc trong túi của tôi từ sáng tới giờ, chắc nó đã phải chịu nhiều ‘chèn ép’ lắm nhỉ. Bên trong chiếc túi đó là một lọ kẹo ngậm bạc hà kèm một mẩu giấy nhớ màu vàng.
“Ngậm thường xuyên nhé:) Ngậm cái này em sẽ nhanh khỏi thôi, nhớ là không được ăn đồ lạnh nhé ^^”
Lời nhắn vỏn vẹn có mấy chữ cũng đủ làm tôi bật cười khúc khích. Hóa ra lúc Khang chạy vụt đi là để mua cái này cho tôi. Tự nhiên lại có một người quan tâm đến mình khiến tôi không khỏi cảm thấy ấm lòng.
Bước xuống khỏi xe bus tôi đã định “khai trương” hộp kẹo nhưng rồi chợt nhớ ra là ngoài cái bánh mì ăn từ buổi sáng ra tôi vẫn chưa ăn gì, bây giờ mà ăn kẹo thì thể nào cũng sẽ bị cồn ruột. Chần chừ một lúc tôi quyết định bỏ hộp kẹo bạc hà vào trong túi giấy như lúc ban đầu rồi nhanh chân chạy tới Back In Time. Anh Quân nói rằng từ giờ việc tập luyện đàn của tôi sẽ chuyển lên trên tầng thượng chứ không còn ở tầng 1 như trước nữa. Tôi hỏi tại sao thì anh bảo rằng làm vậy sẽ không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng, với lại bây giờ tôi cũng chẳng khác gì người trong nhà. Vậy là tôi sẽ tập đàn trong một căn phòng trống to lớn, phía bên ngoài là một mảnh sân tuyệt đẹp và thơ mộng. Còn gì tuyệt vời hơn chứ. Nghĩ rồi tôi chạy thật nhanh lên tầng cao nhất của tòa nhà. Cái niềm vui hớn hở của tôi bị dập tắt ngay khi tôi vừa mới chỉ đặt chân lên đến tầng 2. Bộ mặt lạnh tanh của Anh Quân làm tôi đắng tim, suýt chút nữa ngã nhào xuống tầng 1.
– Tưởng em bùng nốt luôn rồi chứ.
– Thầy làm em giật bắn cả mình. – Tôi ôm lấy cái thành cầu thang nhìn lên phía người mặt đang hằm hè.
Anh liếc tôi một cái rồi chắp tay sau lưng đi thẳng lên tầng. Người gì mà tính tình quái dị, đã thế còn thù dai. Không thể hiểu nổi một con người kì dị như thế mà tại sao mẹ và anh tôi lại quý cái lão quái thai này thế. Còn tôi thì cố tìm ra một ưu điểm để tôi bớt ghét ‘lão già’ ấy thôi mà sao khó quá trời, khó hơn lên trời.
– Em tự lên hay cần tôi trải thảm đỏ mời em lên hả?
Một hồi không thấy tôi đâu Anh Quân nói vọng từ tầng trên xuống. Tôi vội vã chạy lên.
– Thầy có thể trải thảm nếu thích, lặp thang máy cũng được, càng tiện. – Tôi “kém miếng khó chịu” cũng “đốp” lại.
– Còn cãi nữa hả. Sai rành rành ra còn cãi bướng.
– Em cũng xin lỗi rồi đấy thôi, hôm nay em đến rồi thầy vẫn còn càu nhàu. Em sai em cũng xin lỗi rồi còn gì, thầy thì cứ mắng nhiếc em, còn chẳng để cho em giải thích.
Tôi im lặng. Khóe mắt có cảm giác ươn ướt.
– Thầy chẳng bao giờ chịu nghe em giải thích gì cả, lúc nào cũng chỉ mắng mỏ bắt nạt em. Hôm nọ em không đi tập là em sai, em cũng xin lỗi thầy rồi. Với lại cũng do hôm đấy em ghép nhạc với anh Duy Khang ở lớp 11 cho ngày mai nên quên mất. Rồi mấy hôm nay em cũng phải chuẩn bị đồ cùng với lớp cho hội chợ. Mấy đứa ở lớp chỉ phải chuẩn bị mỗi đồ, còn em vừa phải làm đồ vừa phải tập đàn rồi nhớ nhạc rồi khung giờ rồi các kiểu. Chạy qua chạy lại như chong chóng, mệt gần chết. Tại ai mà em vừa phải làm đồ cho hôm hội chợ vừa phải tập văn nghệ chứ. Đồ handmade em còn mấy cái làm chưa xong hôm nay đã phải chạy ngay đến đây rồi, thế mà còn chưa lên đến nơi thầy đã lại bắt đầu trách móc em. Chẳng hiểu làm những việc đấy thì em được gì mà sao làm em vẫn cứ phải làm rồi bị mắng thì vẫn cứ là bị mắng. Làm cũng mắng không làm cũng mắng, bây giờ thầy bảo em phải làm thế nào?
Tôi ấm ức nói một tràng dài khiến cho cổ họng đáng thương của tôi lại bắt đầu dát. Nước mắt cứ đầy dần lên làm mắt tôi mờ không thể nhìn rõ được biểu cảm trên khuôn mặt anh. Tôi quệt ngang những giọt nước mắt. Thực sự tôi rất mệt mỏi. Một ngày tôi còn chưa chắc được ngủ quá 5 tiếng đồng hồ, đó đều là những giấc ngủ không trọn vẹn, nhiều lúc còn bỏ bữa dù chẳng muốn chút nào. Tôi mệt đến mức không đứng nổi nữa nhưng tôi vẫn phải gắng gượng làm cho xong phần việc được giao nhưng có ai hiểu cho tôi không? Chẳng ai quan tâm đã đành, đằng này anh còn trút giận lên đầu tôi. Tôi biết Anh Quân là một người có tự ái rất cao nhưng có nhất thiết cần phải cao đến mức như thế không? Càng nghĩ tôi càng thấy ấm ức, càng nói tôi càng thấy bất công. Với tâm trạng này tôi không thể nào mà tập đàn cho tốt được, tâm trạng của Anh Quân chắc chắn cũng chẳng thể nào mà vui được. Tốt nhất tôi nên đi về. Đúng, tôi nên đi về. Mọi chuyện thích ra sao thì ra, thích tới đâu thì tới, tôi kiệt sức rồi.
Tôi đeo chiếc túi của mình lên vai, chào anh rồi ra về.
Sáng hôm sau tôi đến trường từ rât sớm. Dù mới chỉ 6h30′ nhưng sân trường tấp nập hơn bao giờ hết. Gần 2000 học sinh thay vì ngồi trong lớp như bao ngày thì hôm nay đều tập trung đông đủ ở gian hàng của lớp mình dưới sân trường. Ai cũng xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ, nụ cười trên môi không ngớt. Dù vẫn khá là mệt nhưng nhìn thấy cảnh đông vui nhộn nhịp khiến tôi như được tiếp thêm năng lượng để hoàn thành tốt ngày hôm nay, dù sao tôi cũng đã tốn rất nhiều công sức để chuẩn bị cho ngày hôm nay mà. Tâm trạng tôi vừa phấn chấn lên một chút thì lại nhìn thấy người làm tôi cảm thấy tụt cả cảm xúc. Không nhìn, không nhìn, coi như không nhìn thấy.
Khoảng đến 8h là gian hàng của lớp tôi chật ních người tới mua đồ. Xem ra chiến lược valentine cho các cặp gà bông và bùa tình yêu cho FA có vẻ rất hút khách. Còn về mảng ăn uống do Thùy cùng với mấy đứa con gái bán hàng cũng bán chạy như tôm tươi với cacao và chocolate. Nhìn lại thành quả của cả lớp mà cảm thấy ấm lòng. Có lẽ cấp 3 cũng không quá tệ như tôi nghĩ. Tôi đang đứng ngẩn ngơ một góc với hàng tá suy nghĩ vớ vẩn thì Thùy gọi.
– Mày con điên kia, tao không cần ma-nơ-canh đâu mà mày đứng đấy. Đi ra kia mua thêm cốc đi, sắp hết cốc rồi.
Tôi cố sức chen qua sân trường đông nghịt người để có thể ra được tới ngoài cổng trường. Mua xong cốc rồi lại chen lấn xô đẩy một hồi mới có thể trở lại được khu vực của lớp. Thực sự hôm nay rất đông, tôi gần như bị đè cho bẹp ruột. Trên sân khấu lần lượt là các tiết mục biểu diễn của các lớp. Tiết mục này nối tiếp tiết mục kia rồi thì đến phần trò chơi dành cho khán giả. Nhìn hai anh chị MC đứng trên sân khấu đang hét khản cả tiếng để thu hút sự chú ý của đám đông ở bên dưới mà tôi thấy thương. Làm MC khổ thật nhưng làm “culi” như tôi còn khổ hơn. nãy tới giờ tôi toàn là đứa phải chạy đi mua cái này rồi đi mua cái nọ. Dương Thùy thì đứng ở quầy hàng bán nước uống và đồ ăn, Hồng Lam thì đứng ở bên hàng handmade và phụ kiện, đám con gái cũng phải chia nhau ra mà phụ bán hàng, bọn con trai cũng phải “vào cuộc”. Còn tôi là cái đứa ngoại lệ do tham gia tiết mục văn nghệ nên được chúng nó cho miễn phần bán hàng. Đó liệu có phải là một cái cớ để biến tôi thành con culi?? -_- Tôi vừa ôm bịch giấy ăn và cố tìm đường để về phía lớp mình vừa ngỏng cổ lên hóng các hoạt động diễn ra trên sân khấu. Tôi nhìn thấy Duy Khang với nụ cười lấp lánh, anh đứng sau cánh gà và đang thử mic và chỉnh lại mấy cái dây. Sân trường thì đông mà tôi thì cứ lách bên nọ chen bên kia đã thế mắt lại còn nghếch lên phía sân khấu, chợt tôi vấp phải chân của ai đó mà cả người chúi về phía trước. Thôi xong rồi, tôi sẽ bị bẹp ruột dưới những bước chân chen lấn xô đẩy của mọi người khác mất. Tôi cứ thế nhắm chặt mắt chờ đợi cái cảm giác ngã uỵch xuống trong tình trạng hai tay là một đống thể loại đồ lỉnh kỉnh nhưng rồi ai đó tóm lấy tay tôi kéo ngược lại. Cả nguời tôi mất đà lao về phía người vừa kéo tôi. Người đó đỡ lấy tôi một cách rất nhẹ nhàng rồi túm chặt tay tôi lôi ra khỏi đám đông, còn tôi thì vẫn hoàn toàn không hiểu chuyện gì đang diễn ra, để mặc cho người ta kéo. (đương nhiên rồi, tay tôi đang ôm một bịch đồ lỉnh kỉnh, làm được gì nữa chứ)
Mà khoan, mùi hương này… Khoan đã… Không phải là….
– Em có bị làm sao không hả? Đông như thế mà đi mắt để đâu hả?
Anh Quân sau khi “lôi” được tôi ra khỏi đám người đang chen lấn về phía sân khấu đó thì lại bắt đầu to tiếng quát nạt tôi. Nhưng lần này tôi không cảm thấy ấm ức hay bất công gì cả, tất nhiên rồi, anh vừa cứu tôi mà. Nhưng chuyện tối qua vẫn khiến tôi cảm thấy không vui.
– Em xin lỗi.
Tôi lí nhí câu xin lỗi rồi ôm hai bịch túi đi về phía gian hàng của lớp. Nhìn thấy Anh Quân là đoạn hội thoại không mấy vui vẻ của buổi tối hôm qua lại chạy tung tăng trong đầu tôi. Thật sự tôi không thích cái cảm giác hậm hực như thế này một chút nào. Rất khó chịu và vô cùng bức bối. Rồi những suy nghĩ ấy cũng bị việc bán hàng của lớp xua đi một cách nhanh chóng. Tôi lại biến thành chong chóng cho chúng nó quay nhưng lần này thì các bạn ấy cũng đã tốt bụng mà cử thêm hai thằng con trai đi theo làm “vệ sĩ” vác đồ cho tôi, cảm giác như mình vừa được thăng chức lên làm ‘culi cấp cao’.
Đến đầu giờ chiều thì tôi thật sự kiệt sức. Nguyên một buổi sáng tôi phải chạy qua chạy lại bao nhiêu lần để mua đồ, rồi thì lại đi lấy hàng đưa cho khách. Chân tay tôi đau nhức gần như rụng rời. Nhưng dù mệt đến mấy thì tôi vẫn có thể nhận ra cô gái đang tay trong tay với Việt Anh. Là Linh Trang. Xem ra ‘chàng’ đã thổ lộ tâm tình giấu kín bấy lâu còn ‘nàng’ cũng đã đồng ý rồi, nhìn nó cười hớn hở thế kia cơ mà. Chợt trong đầu tôi xuất hiện một ý nghĩ điên rồ. Có khi nào vì có bạn trai rồi nên Linh Trang sẽ bỏ quên mất tôi không?
Đối với tôi, Linh Trang chẳng khác nào anh chị em ruột trong gia đình. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi gặp Linh Trang, hồi đó là năm tôi học lớp 5. Tôi được biết đến là một con bé rất ngốc và ham chơi trong lớp. Hồi ấy chẳng hiểu ngô nghê thế nào mà tôi “được chiếu cố” chơi cùng với một nhóm những đứa con gái gia đình có điều kiện. Chúng nó đa phần rất xấu tính, đanh đá, ích kỉ và điệu đà. Còn tôi thì lại rất vô tư và vô cùng, vô cùng ngờ nghệch, ngờ nghệch đến mức bị chúng nó chơi xấu, chơi đểu bao nhiêu lần mà cũng không biết. Hôm ấy là một buổi sáng đẹp trời, mẹ cài lên mái tóc ngắn cũn cỡn của tôi một chiếc kẹp bươm bướm màu đỏ , trên đó là những hạt lấp lánh trông rất bắt mắt. Tôi hớn hở chạy vào lớp với chiếc cặp mới trên đầu. Tôi tưởng rằng có một chiếc cặp tóc đẹp như thế thì tụi nó sẽ không bắt nạt tôi nữa, sẽ chơi với tôi, sẽ chia đồ chơi cho tôi nhưng đó hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm của một con nhóc học lớp 5. Ngay khi mấy con quỷ đó nhìn thấy chiếc kẹp lấp lánh đang “tỏa sáng” trên mái tóc đen của tôi thì bắt đầu ganh tị. Chúng nó quây vào giật chiếc cặp tóc màu đỏ khiến mái tóc tôi rơi lòa xòa trước mặt rồi bẻ gãy chiếc cặp tóc đó. Chúng nó phủi tay quay di như chưa hề có gì xảy ra. Trong những kí ức vụn vặt còn sót lại thì tôi lúc đó trông khá là nực cười. Đám con trai trong lớp bắt đầu chỉ chỏ và cười ầm lên với nhau, những đứa con gái còn lại thì chỉ liếc qua tôi một cái rồi quay đi chỗ khác. Ai cũng cười chê, có nguời thì chẳng quan tâm bởi hồi ấy chẳng ai thích nhóm bọn con gái đanh đá kia cả, và trong đầu óc non nớt của bọn trẻ con lúc bấy giờ thì cái đứa chơi với con mình ghét thì nó cũng đáng ghét y như thế. Tôi cảm thấy bẽ bàng, xấu hổ và tủi thân khi bị cười nhạo nhưng rồi có một cô bé tết tóc hai bên đeo kính mắt tròn bước về phía tôi, đó là Linh Trang. Nó ngồi xuống cạnh tôi đang ngã ngồi trên nền đất, xòe ra 2 chiếc kẹp hình bông hoa màu đỏ mận. Chiếc kẹp ấy đã khá cũ với những vết xước và không được lấp lánh đẹp đẽ như cái kẹp mà cách đây 2 phút nó còn là chiếc kẹp mới của tôi nhưng tôi thực sự cảm thấy chúng thật xinh đẹp khi nằm gọn lỏn trong lòng bàn tay của Trang. Đó cũng là lần đầu tiên tôi và Linh Trang nói chuyện với nhau.
Dù hồi lớp 5 đầy ngốc nghếch đó đã trôi qua lâu rồi nhưng cái cảm giác ấm áp khi thấy Trang tiến lại về phía tôi thì vẫn còn đó, vẹn nguyên như giây phút mà nó chìa tay về phía tôi.
” Người bạn đích thực sẽ xuất hiện khi bạn cần, sẽ ở cạnh bạn những lúc khó khăn nhất, chia sẽ những vui buồn cùng bạn. Họ là người thức tỉnh bạn khi bạn đi sai đường, là người không bao giờ bỏ mặc bạn trong khi những kẻ khác thì quay đi. Cho dù nhiều lúc nó chọc bạn tức phát điên và sẽ chẳng bao giờ hai đứa nói chuyện với nhau nghiêm túc được dù chỉ một phút.” Trang là người bạn thật sự của tôi. Nhiều khi tôi muốn nói cho nó biết rằng cái giây phút nó bước tới với hai chiếc kẹp trong lòng bàn tay, cái giây phút ấy tôi đã cảm thấy hạnh phúc như thế nào, nhờ nó mà tôi biết được cảm giác có một người bạn là như thế nào. Tôi quý Trang nhiều hơn những ngôn từ tôi dùng để trêu nó hàng ngày. Nhưng những suy nghĩ và cảm xúc ấy mãi là một bí mật, một bí mật của riêng tôi. Trang là một cô gái tốt, nó hoàn toàn xứng đáng có được những điều tốt đẹp nhất, chuyện nó và Việt Anh cũng tương tự vậy. Bạn thân thoát khỏi kiếp nạn FA thì tôi phải vui chứ, phải không ^^
Linh Trang cùng Việt Anh tiến về phía tôi, khuôn mặt đỏ bừng vẻ ngượng ngùng.
– Sao có mình mày ngồi đây thế này? Không bán hàng à? – Trang tròn mắt nhìn tôi.
– Lớp đi ăn trưa hết rồi, vừa đi xong, tao ngồi đây trông hàng.
– Thế có mình bà thôi hả? – Việt Anh ngơ ngác nhìn quanh một lượt.
– Thế ông còn thấy ai ngoài tôi ra không? Mà cũng chẳng sao, lát nữa tôi còn đi văn nghệ cơ mà, buồi chiều lại phải bán tiếp nên cho chúng nó nghỉ một lúc.
Tôi cười gượng. Tôi cũng mệt chết đi được ý. Thực ra Lam và Thùy ngỏ ý muốn ở lại cùng tôi nhưng Khang hẹn lát sẽ qua đây nên tôi đành phải đuổi khéo chúng nó đi. Hai con hám dai đó mà biết Duy Khang qua đây thể nào cũng gào ầm lên rồi gán tôi với Khang, ngại lắm.
– Thôi Trang với Tú An đi ăn đi, để mình tôi ở đây trông được rồi.
Đến lúc này Việt Anh mới buông tay con bạn tôi ra. Tôi nhìn Trang với ánh mắt trêu chọc khiến mặt nó đỏ ửng.
– Gato quá đi mất.
– Im đi con lợn – Trang nhéo tôi một cái rồi cười cười. – Gato thì đi tìm cái anh gì gì học 11 của mày đi, ổn luôn, hết gato.
– Tú An!
Tiếng Duy Khang từ xa vọng lại làm gián đoạn cái nhéo má của tôi đến Linh Trang. Hôm nay nhìn Khang bảnh bao với chiếc áo len mỏng, bên trong là một chiếc áo sơ mi caro màu xanh thẫm. Khang cười để lộ ra chiếc răng khểnh rất dễ thương. Linh Trang đứng cạnh thì tròn mắt nhìn Khang như thể anh là người ngoài hành tinh vừa đáp chuyến bay từ tàu vũ trụ xuống trái đất. Nó nhìn tôi bằng cái ánh mắt tôi dùng để trêu nó rồi hẵng giọng nói.
– Tao quên mất là có chút việc, mày đi một mình vậy nhé!
Trang nháy mắt một cái đầy bí ẩn rồi chạy về hướng Việt Anh đang ngồi. Nhìn Khang rồi tôi chợt nhớ ra lọ kẹo mà hôm nọ anh đưa tôi. Nó vẫn còn nguyên trong túi giấy.
– À mà cảm ơn anh về hộp kẹo, họng em hôm nay đỡ đau hơn nhiều rồi ạ.
– Đã thật là đỡ chưa?
– Em đỡ rồi mà.
– Vậy thì tốt rồi, mà em đã ăn trưa chưa?
– Em chưa.
– Anh cũng chưa ăn nữa. Bây giờ mình đi ăn rồi nhắc lại về phần nhịp một lần nữa cho nhớ nhé. Sáng tới giờ cứ quanh quẩn sau cánh gà mệt gần chết.
Chẳng đợi tôi đồng ý Khang đã kéo tôi đi cùng anh. Sau khi ăn xong Khang vội trở lại trườngvì giờ đã tới phiên anh làm MC dẫn chương trình. Trước khi đi anh còn bật mí cho tôi về một phần đặc biệt trong chương trình ngày hôm nay đó là phần “Nhắn gửi yêu thương”. Ở phần đó tất cả mọi người sẽ viết thư bỏ vào một chiếc hòm giấy rồi hai MC sẽ lần lượt bốc 10 lá thư rồi đọc to cho mọi người cùng nghe, những bức thư còn lại sẽ được chuyển đến đối tượng được nhận vào sáng ngày hôm sau. Chủ nhân của lá thư được 2 MC bốc trúng sẽ may mắn được nhận một món quà từ ban tổ chức. Khang nói rằng anh đã phải năn nỉ mãi mới nhận được sự chấp thuận từ thầy tổng phụ trách. Nghe xong tôi cũng chỉ biết mỉm cười nói linh tinh về mấy vấn đề xung quanh ngày hôm nay. Tôi cũng không hiểu tại sao Khang lại nói cho tôi chuyện này, anh nói đây là một phần đặc biệt và theo như tôi được biết thì cái phần “đặc biệt” đó là một bí mật sẽ bật mí khi hội chợ kết thúc. Vậy tại sao Khang lại nói cho tôi? Không nghĩ nhiều tôi cũng đứng dậy rồi về trường, cũng đến giờ tôi phải quay lại gian hàng lớp mình rồi.
Dù là buổi chiều khách đến mua hàng ít hơn buổi sáng nhưng lớp tôi vẫn “cháy hàng”, nhất là bùa tình yêu và vật cầu may tình yêu cùng với đống đồ đôi handmade, ai cũng tò mò khi nghe mấy cái tên đó. Xem ra như vậy nghĩa là công sức chúng tôi bỏ ra cũng đáng giá lắm đấy chứ. Đến 5h10′ tôi đã phải vào trong cánh gà để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ của mình. Tôi nhìn thấy Duy Khang dù trong tiết trời vẫn còn hơi lạnh nhưng mồ hôi trên trán và hai bên thái dương thì túa ra chảy thành từng giọt. Quay người một góc 45° tôi thấy Anh Quân đang đứng trên tầng 2 nhìn xuống phía sân trường nơi gian hàng của các lớp vẫn đang tiếp tục buôn bán, trên tay anh còn cầm một cốc cacao có vẽ logo 10a6 – logo lớp tôi do chính tay tôi vẽ. Chẳng qua là lúc buổi trưa khi mà cả lớp đã đi ăn hết, còn mình tôi ngồi lại trông hàng, trong một giây phút nào đó tôi đã nảy ra một ý tưởng điên rồ đó là trang trí chiếc cốc giấy đựng cacao bằng hình logo chữ 10a6 lồng ghép vào nhau rồi khéo léo “nhồi” thêm chữ kí của mình vào đó. Nhưng chỉ kịp vẽ một cái thì bút dạ hết mực, tôi không vẽ được những cái còn lại. Nghĩa là chỉ có duy nhất một chiếc cốc có hình vẽ và chữ kí của tôi. Trớ trêu thay chiếc cốc đó lại đang ở trên tầng 2 và nằm trong tay của Anh Quân. Ôi cái cốc “thần thánh” của tôi.
Đến đúng 6h loa trường thông báo các lớp có 30′ để đóng cửa gian hàng của mình và tập trung lại dưới sân trường. Xong xuôi, ban tổ chức bắt đầu đem hai chiếc thùng to vật vã đặt ở hai bên sân khấu. Hai chiếc thùng được khoét một lỗ nhỏ dài để nhét giấy vào bên trong và có một chiếc nắp nhưng đã bị khóa vào, một thùng màu hồng và một thùng màu xanh, thùng màu xanh dành cho những lá thư của các bạn nam và thùng màu hồng dành cho các bạn nữ. Đó chắc hẳn là chiếc thùng đặc biệt mà Duy Khang kể hồi trưa. Hai anh chị MC bắt đầu phổ biến về hai chiếc thùng với một giọng nói vô cùng hào hứng. Ở phía dưới không ngớt người ồ lên rồi mau mau chóng chóng đi tìm giấy bút để viết thư bỏ vào hai chiếc thùng.
Trong lúc chờ đợi mọi người viết thư, trên sân khấu sẽ là các tiết mục văn nghệ của các lớp. Các màn trình diễn của các lớp trôi qua một cách nhanh chóng và giờ là đến lượt tôi và Khang lên trình bày bài hát của mình. Tôi bước lên phía sân khấu, nhẹ nhàng ngồi xuống trước cây đàn piano và bắt đầu dánh từng nốt nhạc đầu tiên. Mọi người phía dưới đa phần đều chẳng ai biết tôi là ai. Việc duy nhất khiến tất cả vỗ tay vang dội là nghe thấy cái tên “Duy Khang”. Vì thế cho nên hiện giờ tôi chỉ là một con bé dở người lạ hoắc nào đó đang ngồi đánh piano trong một chiếc áo len màu xanh rêu, cổ đeo một chiếc khăn đen cộng thêm chiếc quần bó và gương mặt thì mệt mỏi nhợt nhạt, con bé đó chẳng phải là người mà tất cả bọn họ đang mong đợi. Nhưng tôi chẳng hề mảy may quan tâm đến việc bọn họ có thích tôi hay không. Trong đầu tôi hiện giờ chỉ có những phím đàn và những kĩ năng mà ai đó đã bỏ thời gian luyện tập ‘đào tạo’ cho một đứa não bò như tôi. Trước kia khi ngồi vào piano, trong đầu tôi chỉ hiện ra hình ảnh của một người hay ôm tôi vào lòng khi tôi còn bé, đó là bố. Nhưng bây giờ khi đánh piano, song hành với nụ cười hiền từ ấm áp của bố là bộ mặt “kinh dị” của Anh Quân, là gương mặt dữ dằn khi tôi cãi bướng, là giọng nói trầm ngâm ngân dài trong ánh nến hiu hắt, là đôi mắt nâu trong veo khiến tôi không ít lần cảm thấy ganh tị. Có lẽ tôi bị Anh Quân ám ảnh mất rồi…
Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang ngay khi giọng Duy Khang cất lên hòa vào bản nhạc của tôi. Khán giả phía dưới vừa mghe thấy giọng anh thì lại rộ lên những màn vỗ tay, những tiếng hò hét và ngay khi anh bước lên sân khấu thì đa số các bạn nữ đều chạy dồn về phía sân khấu. Người ta thường quen thuộc với một Duy Khang luôn song hành bên chiếc guitar ‘huyền thoại’ nên giờ đây khi thấy một Duy Khang với chất giọng trầm ấm với chất nhạc piano thì không khỏi thích thú mà reo lên. Duy Khang vừa hát vừa vẫy vẫy tay với khán giả khiến mấy cô nàng la hét to hơn. Khang nhẹ nhàng tiếng lại chỗ tôi đang ngồi, anh vẫn hát, chất giọng ấm áp và lôi cuốn khiến người ta không thể không thích. Khang ngồi xuống bên cạnh tôi, vuốt vài sợi tóc mai tôi đang lưa thưa trước trán. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một trong những hành động người ta dùng để phối hợp với bài hát nên tôi cũng chẳng để ý làm gì. Tôi mỉm cười đáp trả anh rồi lẽ lẩm nhẩm theo lời bài hát. Trông thì có vẻ rất lãng mạn nhưng tôi thì lại vô cùng căng thẳng vì Khang đang đưa tay ra choàng vai tôi, việc này dù chỉ là phong cách biểu diễn và cũng không ít lần anh khoác vai tôi nhưng tôi vẫn thấy có chút không thoải mái nhưng cũng không thể hất tay Khang ra được. Rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó. Sân khấu lại một lần nữa bị nhấn chìm trong tiếng gào thét, tiếng vỗ tay của tất cả mọi người. Ai đó thì vẫn đứng trên tầng 2, vẫn cứ ôm khư khư cốc cacao có vẽ hình logo của lớp tôi, nhìn xuống phía sân trường nhộn nhịp và đông đúc.
Tiết mục của tôi và Khang kết thúc, Khang đứng dậy rồi chìa ta về phía tôi, ngỏ ý muốn tôi đặt tay lên đó. Tôi đắn đo một lúc rồi cũng chấp thuận làm theo. Khang kéo tôi đứng dậy rồi đi ra giữa sân khấu. Phía dưới mọi người vẫn đang hò hét vỗ tay ầm ĩ. Do ánh đèn chiếu ngược về phía sân khấu quá chói nên tôi không thể nhìn thấy nét mặt của người đang đứng trên tầng. Sau tiết mục của tôi và Duy Khang là đến phần đọc thư. Cả hai thùng thư ở hai bên phía sân khấu cũng hòm hòm. Hai chiếc hòm được di chuyển lên chỗ hai anh chị MC đang đứng. Hai MC lần lượt bốc từng lá thư rồi đọc to lên cho tất cả mọi người cùng nghe. Những lá thư đó không chỉ là những lời tỏ tình của những cô cậu học sinh mà còn có lời chúc của các thầy cô đến các em học sinh của mình, cũng có những lá thư từ học sinh gửi đến các thầy cô giáo trong trường. Trong đó tôi đặc biệt để ý tới một lá thư, nó đặc biệt bởi nó là của một nữ sinh giấu tên gửi cho một “ác quỷ”.
“Chúng em xin chúc các thầy cô một mùa xuân mới tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc. Chúng em xin gửi một lời chúc đặc biệt tới thầy Nguyễn Anh Quân dạy bộ môn hóa học của trường. Chúc thầy luôn vui vẻ và hạnh phúc..”
Điều bất bình thường ở đây là phải có vài chục bức thư giấu tên tương tự như thế được hai anh chị MC bốc phải. Nó nhiều tới mức MC xin phép không đọc những bức thư ‘táo bạo’ đó mà chuyển sang tìm những lá thư khác còn những lá thư kia sẽ được gửi trả cho người nhận vào sáng ngày mai. 10 lá thư nhanh chóng được tìm ra, 10 bạn may mắn được nhận một phần quà nho nhỏ từ chương trình. Sau đó thầy hiệu trưởng công bố lần lượt các giải gian hàng đông khách nhất, gian hàng bán được nhiều sản phẩm nhất, gian hàng đẹp nhất, gian hàng có lượng doanh thu “khủng” nhất… Lớp tôi chính là tập thể may mắn giật được giải gian hàng có lượng doanh thu nhiều nhất, cũng phải thôi, lớp tôi đông nhất trường mà, mỗi thành viên lớp đều “lôi kéo” bạn bè người quen đến ủng hộ mua hàng mà doanh thu không nhiều nhất sao được. Rồi sau đó mọi người có thể tự do đi lại và các lớp thì về khu vực lớp mình để liên hoan ăn mừng.
Tôi đang ngồi chung vui cùng cả lớp thì Dương Thùy húych húych tay tôi hất đầu về phía cửa lớp. Linh Trang, cái đứa do bị Việt Anh lôi vào ngồi cùng cũng nhìn tôi cười một cái rất đểu. Tôi nhìn về phía cửa lớp, là Duy Khang.
– Anh tìm em có gì không ạ?
– À đây là phần quà từ nhà trường gửi đến cho những bạn tham gia trong tiết mục văn nghệ hôm nay, còn đây là giải thưởng gian hàng có số lượng doanh thu lớn nhất.
Khang đưa cho tôi một hộp quà được bọc gói nơ cẩn thận và một phong bì có ghi chữ “gian hàng có lượng doanh thu lớn nhất”.
– Tú An!
– Dạ? – Tôi lơ đãng đáp lại, tay và mắt vẫn mân mê bóc từng lớp băng dính trên hộp quà.
– Anh thích em!
Câu nói vừa dứt, cả lớp tôi nấp ở trong lớp đều ồ lên một tiếng rất to khiến các lớp bên cạnh cũng tò mò chạy ra “hóng”. Còn tôi thì giật thót đến 2 lần, một lần ngay sau khi Khang nói cái câu kia, một lần là do giật mình vì tiếng ồ của lớp.
– Thôi thôi ngại gì nữa, thế là xong rồi nhé. Anh, anh đi vào đây chung vui với bọn em.
Chẳng hiểu thằng nào vô duyên nói cái câu cũng vô duyên. Tất cả ùa ra rồi đẩy tôi và Khang xích gần lại nhau trong khi tôi còn chưa kịp phản ứng gì. Chúng nó nghiễm nhiên coi tôi và Khang là một cặp rồi chúc mừng tới tấp vì thoát khỏi kiếp FA. Thật là liên quan mà ==”. Buổi tối hôm đó tôi cũng chỉ ngồi im bởi mỗi khi tôi định mở miệng nói gì thì tất cả lại ầm lên, họng tôi vẫn chưa khỏi hẳn nên chẳng thể làm gì. Ngày mệt mỏi kết thúc trong cảnh tưng bừng náo nhiệt của lớp tôi cộng với sự góp mặt của hai kẻ không liên quan là Linh Trang và Duy Khang. Tôi sau ngày hôm nay cũng thấm mệt rồi, không đôi co với chúng nó nữa rồi cũng vui vẻ ăn liên hoan bù lại cho những công sức mình bỏ ra. Tôi không nhớ buổi tối hôm đó kết thúc như thế nào, chỉ nhớ rằng tới khuya tôi mới mò về đến nhà và lăn ra ngủ như một con chết trôi. Giấc ngủ ập tới, tôi chẳng kịp suy nghĩ về việc đã xảy ra nữa. Thôi để sau đi, mai tính, ngủ đã…