Đọc truyện
Truyện Teen | Ngôn Tình | Xuyên Không | Tiểu Thuyết
Truyện teen - Định mệnh là những chiếc giày trang 10
Chương 29: ĐIỀU EM KHÔNG BIẾT.

Đúng 4h sáng chuông báo thức của tôi reo inh ỏi. Tôi đưa tay lên quờ quạng để tắt chuông trong tình trạng mắt thì vẫn nhắm tịt còn đầu óc thì vẫn mơ mơ màng màng. Tôi uể oải ngồi dậy chuẩn bị đồ để đi tham quan. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tôi chạy ra cửa chào mẹ và chuẩn bị đi. Mẹ tôi đang tập yoga theo mấy bài phát trên ti vi, thấy tôi chào thì đáp lại và hỏi:

– Ừ đi cẩn thận đấy mà mẹ tưởng anh Quân nhà bác Lâm sang đón con? Nó không qua đây à?

– Không ạ. mà tự nhiên mẹ nhắc thầy ý làm gì con tự đi được rồi mà.

– Thì mẹ hỏi thế vì mọi lần nó vẫn qua mà. Thôi đi đi.

Tôi dạ vâng vài câu rồi đi thẳng. Chẳng hiểu từ đâu mà mẹ tôi tự nhiên nhắc đến Anh Quân. Đối với mẹ tôi thì Anh Quân chẳng khác nào con cháu trong nhà, ngay cả việc xưng hô cũng không câu nệ này nọ nhưng tôi thì chẳng thể tự nhiên được như thế.

5h hơn tôi có mặt ở cổng trường. Trong sân trường có khoảng chục cái xe để chuẩn bị cho học sinh đi tham quan. Tôi lượn lờ một vòng sân trường tìm kiếm mấy đứa Lam, Thùy, Chi nhưng lượn đến mấy vòng cũng chẳng thấy mặt mũi chúng nó đâu thế là tôi đành lê lết ở một góc sân trường. Đặt túi đồ xuống ghế đá dưới một cái gốc cây, tôi rút tai nghe và điện thoại ra nghe nhạc. Lúc này tôi mới để ý rằng sân trường ngoài mấy cái xe và một vài thầy cô ra thì vẫn con rất vắng vẻ, cũng có một số bạn đến sớm như tôi nhưng họ đều có bạn bè đứng cùng còn tôi thì bơ vơ với cái túi đồ cùng với tai phone nghe nhạc.

Tôi hít thở không khí trong lành của ngày mới, cái cảm giác lành lạnh trong lành của buổi sáng sớm khiến tôi cảm thấy khoan khoái. Những nốt nhạc vẫn ngân lên đều đều từ tai nghe. Bỗng nhiên tôi cảm thấy mọi thứ thật yên bình, từng giây phút lặng lẽ trôi qua nhẹ nhàng không vướng bận điều gì hết cho đến khi Anh Quân xuất hiện trước mắt tôi, vẫn khuôn mặt bình thản nhưng lại khiến cho người ta cảm giác khó gần.

– Cô Ánh chủ nhiệm đã đến chưa?

– Em không biết. – Tôi nhìn anh hơi dè chừng rồi lắc đầu.

– Được rồi.

Anh nói ngắn gọn rồi rời đi. Lúc nãy tôi có thấy bóng dáng cô chủ nhiệm ở nhà để xe của giáo viên nhưng vẫn trả lời anh rằng không biết. Tôi chợt nghĩ, câu trả lời “không biết” là câu trả lời ngắn gọn và phổ biến nhất trong các cuộc trò chuyện mà có một trong hai người đó không muốn nói gì với người kia. Tôi chẳng muốn nói gì với anh cả, bởi vì cái vẻ khó gần ấy của anh khiến tôi khó chịu và vẻ mặt khó chịu đó chỉ xuất hiện khi anh gặp và nói chuyện với tôi, ngay cả khi đứng trước mặt Bảo Khánh anh cũng không trở nên lạnh lẽo đến như thế. Cảm giác như Bảo Khánh đối với anh là một người quen cũ, là một người đã phạm phải một lỗi lầm to lớn không thể sửa chữa, anh mặc dù có thể hay không thể tha thứ cho chị ấy nhưng vẫn còn chút gì đó không nỡ, vẫn còn vương vấn về kí ức ngọt ngào của những chuyện trong quá khứ. Đó là lí do tại sao anh chẳng thể và sẽ không bao giờ có thể vô tình với Bảo Khánh, bởi anh đâu thể vô tình với quá khứ của chính mình. Còn tôi thì lại khác, tôi không phải quá khứ, không phải hiện tại và cũng chẳng phải là tương lai của anh. Về mọi mặt tôi chẳng có gì khiến anh phải vướng bận hay luyến tiếc. Đối với anh tôi không phải nguời dưng, với anh tôi chẳng có nghĩa gì cả, có cũng được mà không có thì càng tốt hơn.

Tôi quay mặt đi chỗ khác, lòng chua xót nghĩ thầm: Rồi sẽ có lúc em hiểu rằng sợ hãi hay tiếc nuối thì cũng chẳng giúp ích được gì. Bởi nếu người khác đã trở nên vô nghĩa thì họ cũng đâu thể trách em vô tình?

Một lát sau lớp tôi đến đông đủ, đứa nào đứa đấy mặt mày hớn hở, miệng cười không ngớt. Chúng tôi xếp thành hai hàng, cô chủ nhiệm điểm danh một lượt, kiểm tra sĩ số lớp rồi mới sắp xếp học sinh lên xe. Do lớp tôi quá đông nên phải ghép chung xe với lớp 11A3. Xe của lớp tôi là xe số 10 còn xe lớp a3 là xe số 01. Bên này lớp tôi đang nghe cô dặn dò thì bên lớp a3 Anh Quân đang cho học sinh lên xe. Thật may mắn thay tôi không phải đi chung xe với lớp a3, mấy đứa chúng tôi vui vẻ xách balo trèo lên xe tìm chỗ ngồi, riêng Lam, đứa muốn đi chung với lớp a3 thì miệng kêu ca liên tục vì không thể ngồi chung với cậu bạn trai của nó. Nhưng nó cũng chỉ kêu ca một lúc rồi cũng hùa vào cuộc vui. Chúng tôi ngồi trên xe, đứa thì chụp ảnh tự sướng, đứa thì đã vội bóc bim bim với kẹo ra nhai chóp chép. Tôi vừa ăn, vừa chụp ảnh cùng chúng nó nhưng ánh mắt thì lại hướng ra phía ngoài cửa sổ nhìn các thầy cô giáo đang đứng ở một góc sân để thống nhất về hành trình tham quan.

Xe chuyển bánh đầu tiên rời khỏi trường là xe số 01 xe lớp a3, tiếp theo đó là xe số 02 rồi xe số 03… Các xe cứ lần lượt lần lượt rời khỏi cổng trường nhưng mãi mà chẳng thấy cô chủ nhiệm lớp tôi lên xe thay vào đó là một vị thầy giáo trẻ tuổi, người này lại chính là người mà tôi muốn tránh nhất, chính là Anh Quân.

Anh Quân trèo lên xe, anh trao đổi gì đó với bác lái xe rồi quay về phía chúng tôi. Lúc bấy giờ anh mới ngẩn mặt ra.

– Ơ, sao lại là lớp này????

– Ơ thầy Quân? Em tưởng lớp em đi với cô Ánh mà??

Mấy đứa ngồi trên cũng ngỡ ngàng. Anh vội vã lôi điện thoại ra rồi ấn số.

– Alo? Chị Ánh à?..Sao lại thế?…Ôi giời ạ…vâng vâng….chị quản lí bên đó nhé….danh sách ấy hả….à vâng….em gửi qua inbox facebook nhé chị bật facebook trên điện thoại mà xem…….

Anh vẫn cứ “hồn nhiên” nói chuyện điện thoại trước bao nhiêu ánh nhìn hiếu kì của lớp tôi. Mấy đứa con gái thì hớn hở vì nhìn thấy anh thầy hotboy của họ, đến cả cái Lam lúc nãy còn vùng vằng vì không được đi chung với lớp a3 bây giờ cũng hớn hở. Còn tôi vài giây trước vẫn đang cười nói toe toét còn bây giờ thì mặt tôi đần ra.

– Thầy sẽ quản lý xe lớp mình nhé. – Anh thông báo ngắn gọn.

– Ơ cô Ánh đâu ạ? – Có đứa lên tiếng hỏi.

– Cô Ánh lên nhầm xe 01 rồi, hiện giờ thì cô đang trông chừng lớp a3. Thế nên là thầy sẽ đi chung với 11a6 nhé.

– Cả đi cả về ạ?

– Có lẽ thế.

Tôi nghe như sét đánh ngang tai. Tôi cứ tưởng sẽ không phải trông thấy vẻ xa cách của anh nhưng rốt cục thì chạy trời không khỏi nắng, tôi càng có ý trốn tránh thì lại càng gặp nhiều. Suy cho cùng tôi không muốn nhìn thấy anh cũng chỉ vì tôi sợ, sợ phải thừa nhận rằng cuộc sống của anh không đủ rộng để chứa chấp thêm một đứa vô tích sự là tôi, sợ phải thừa nhận rằng tôi đã thích anh rất nhiều, sợ phải thừa nhận cái khoảng cách đang ngày một xa xôi giữa tôi và anh. Tôi sợ cũng chỉ vì tôi đã hy vọng quá nhiều để giờ đây khi phải đối diện với sự thất vọng thì tôi lại muốn lẩn tránh.

Tôi nhắm mắt, đầu tựa vào ô cửa kính. Phía bên ngoài cảnh vật cứ trôi tuột lại phía sau một cách nhẹ nhàng còn lòng tôi thì rối như tơ vò, sự ngột ngạt chẳng thể trôi đi nhanh như cảnh vật phía ngoài kia ấy.

Anh Quân ngồi ở hàng ghế thứ 2 từ dưới lên còn tôi thì ngồi ở hàng ghế giữa. Cả xe im phăng phắc sau một hồi cười đùa chán chê còn bây giờ thì lăn ra ngủ ngon lành. Không gian bị bó hẹp trong một chiếc xe khách cùng với 35 con người đang say giấc, trong đó có một con bé là tôi, mắt nhằm hờ, tai nghe nhạc đang hết việc làm sau khi đã ngủ no mắt. Tôi muốn quay xuống ghế sau để xem Lam và Chi đã dậy chưa nhưng lại không muốn để anh trông thấy. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng tôi tự thuyết phục mình rằng cả xe đã ngủ rồi thì chắc anh cũng ngủ thôi hơn nữa tôi quay xuống gọi Lam chứ có liên quan gì đến anh. Và thế là tôi ngồi xích sang một bên để có thể dễ dàng quay lại phía sau. Để yên tâm hơn, tôi kiểm tra bằng cách giơ chiếc điện thoại của mình lên và nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của anh, anh đang ngủ. Tôi len lén quay xuống, Lam và Chi đang tựa vào nhau, mỗi đứa quay ra một hướng ngủ như chết. Tôi chẹp miệng định quay lên nhưng cái giây phút tôi định quay lên ấy thì ánh mắt lại vô tình bắt gặp hình ảnh Anh Quân qua khe hở giữa hai chiếc ghế. Anh đang nhắm mắt, tay khoanh trước ngực, đầu tựa vào ghế một cách rất tự nhiên, nhìn như thể anh chỉ đang nhắm mắt suy nghĩ chứ không phải đang ngủ. Dáng vẻ này hiền của anh khác hẳn so với lúc anh còn thức, gương mặt ấy hiện tại không lạnh lùng cũng không ấm áp. Anh Quân lúc ngủ trông hiền và dễ tính hơn nhiều. Tôi vội quay lên khi cảm nhận được tim mình vừa đập lệch một nhịp. Tôi một tay giữ chặt lồng ngực, cố gắng điều chỉnh nhịp thở, cảm giác quay trở lại cái thời mà tôi còn mới thích anh, cái gì đó cứ lâng lâng bay bổng. Sau khi ổn định nhịp thở trong đầu tôi vẫn còn tồn tại cái suy nghĩ muốn được nhìn hình ảnh anh hiền từ như thế. Tôi nắm chặt tay, chậm rãi quay qua phía sau nhìn anh qua khe ghế. Nhưng lần này khác lần trước, ngay khi tôi vừa hí một mắt để nhìn trộm anh ngủ thì cái tôi thấy lại là anh đang mở mắt và nhìn chằm chằm về phía tôi. Tôi giật mình quay ngoắt lên trước, cái cảm giác lén lút làm việc gì đó mà bị phát hiện thật đáng sợ. Và thế là tôi cứ ngoan ngoãn ngồi im thin thít, đển cả việc cử động cũng không dám.

Tôi cứ ngồi im nhìn khung cảnh hiện ra trước mắt rồi lại trôi tuột về phía sau, trong lòng tôi hiện tại chẳng có gì cả, không rối ren nhưng cũng không phải là không có chuyện gì để phiền muộn, chỉ là mọi chuyện tạm gác sang một bên, chừa chỗ cho sự rung động nhất thời ban nãy. Lam, Thùy và Chi tất cả đều đã tỉnh giấc. Nhóm mấy đứa chúng tôi đều ngồi đông đủ ở xe 10 này, có mỗi Việt Anh là ngồi bên xe 01 cùng với mấy đứa lớp tôi. Thùy ngồi ăn hết gói bim bim rồi thở dài.

– Ôi trời ơi lâu quá đi mất, nãy giờ tao ăn hết 3 gói bim bim rồi mà sao vẫn chưa đến nơi vậy trời.

– Ăn như lợn rồi suốt ngày than béo. – Tôi ngó mấy cái vỏ nó cầm trên tay rồi lèm bèm.

– Công nhận là lâu thật. Chán quá đi mất, tao ngủ đến mức không thể ngủ nổi nữa rồi. – Chi dụi mắt.

– Haizz, không biết giờ này “bạn ấy” của tao đang làm gì? – Lam thở dài.

– Bạn ấy bạn ó gì gì cũng gạt qua một bên. Mày là cái con duy nhất có “gấu” nên là mày mà còn nhắc đến nó trước mặt chị em là mày cẩn thận bọn tao tống mày qua cửa sổ đấy. – Thùy quay xuống lườm.

– Được rồi được rồi. – Lam giơ hai tay đầu hàng. Nó nói tiếp – Mà chán quá. À chúng mày chơi trò nói thật không? Đang rảnh.

– Thật thà cái gì? Là sao?

– Nghĩa là sẽ có một câu hỏi và người bị hỏi sẽ phải trả lời thật. Nếu không trả lời được thì phải bị sai khiến làm một hành động gì đấy.

– Là sao? Như kiểu đố vui ấy hả?

– Không, hỏi về bản thân mày ý.

– Như kiểu hỏi: Lam ơi ngoài “shit” ra mày có ăn gì nữa không ấy hả? – Tôi cười.

– Có mày “shit” ý người ta đang nghiêm túc mà cứ phá đám. – Lam nhéo tôi một cái rõ đau.

– Ờ thì chơi. Nhưng mà ai là người bị hỏi đây? – Chi nói với vẻ hào hứng.

– Chọn ngẫu nhiên, tao có tờ giấy này, ghi tên mấy đứa bọn mình vào, mỗi đứa bốc một lượt. Đứa nào bốc sẽ được hỏi đứa bị bốc. – Thùy giơ ra một tờ giấy rồi hớn hở.

– Thế mày mang bút không? – Tôi hỏi.

– Cái đó thì….

Cả đám im lặng, mấy đứa nhìn nhau một hồi rồi đồng loạt chẳng ai bảo ai tất cả nhìn về phía Anh Quân đang cầm bút để gạch gạch gì đó trong tờ danh sách. Anh Quân đang viết cũng phải ngưng lại nhìn chúng tôi. Anh nhìn thấy chúng tôi, ba đứa nhìn anh thẳng mặt còn tôi thì nhìn qua khe ghế thì không khỏi bật cười.

– Mấy đứa nhìn cái gì?

– Thầy ơi bọn em mượn bút. – Ánh mắt của tất cả đổ dồn vào cái bút trên tay anh. Nếu tôi là cái bút đó chắc tôi cũng sởn da gà vì bị nhìn chằm chằm như thế.

Anh chẹp miệng rồi đưa bút cho chúng tôi. Ba đứa kia thì tủm tỉm cười vì anh thầy còn tôi thì vẫn nhìn chúng nó qua cái khe ghế mà không nói gì cả chỉ cười góp vui. Sau một hồi xé xé ghi ghi Lam cầm trong tay mấy mảnh giấy có tên của mỗi đứa chúng tôi. Đứa đầu tiên bốc là Chi. Nó nhắm mắt cười cười thò tay bốc lấy một mảnh giấy rồi cười ra vẻ bí hiểm. Tên cái đứa mà nó bốc được là Thùy.

– Thùy, mày đã cảm nắng anh nào chưa?

– Rồi. – Thùy cười đau khổ.

– Là ai? – Lam tròn mắt.

– Mày chỉ được hỏi một câu thôi cơ mà. – Thùy gân cổ lên cãi.

Lam đuối lí, lườm Thùy một cái rồi tiếp tục trò chơi. Chúng tôi cứ bốc qua bốc lại, hỏi hết câu này đến câu hỏi khác, lúc thì thầm thầm thì thì như buôn bạc giả, lúc lại phá lên cười như mấy con trốn trại không ít lần khiến Anh Quân phải nhắc nhở. Tôi cũng để ý rằng từ khi chúng tôi trả bút anh đã không còn quan tâm cái đến cái thứ đang ghi dở trong tờ giấy mà thay vào đó là trò chơi giết thời gian của chúng tôi. Anh ngồi cách chỗ chúng tôi không xa nhưng đủ để nghe thấy khi chúng tôi nói chuyện với âm lượng bình thường.

Từ đầu tới cuối tôi chỉ là đứa bốc nhưng chẳng bao giờ là đứa phải trả lời mấy câu hỏi nguy hiểm của chúng nó, ngay cả cái luật nếu ai không trả lời được thì bị sai khiến cũng bị bác bỏ bởi những thứ chúng nó sai khiến đều quá là không thể-thực-hiện-nổi.

Tôi đang hớn hở vì chưa bị hỏi câu nào chợt nhiên đùng một cái như bị đẩy xuống hố sâu bởi mảnh giấy nham nhở trong tay Dương Thùy vỏn vẹn hai chữ: Tú An.

– Mày chết với tao. – Thùy cười nham hiển. – Xem nào, hỏi mày cái gì bây giờ nhỉ.

– Hỏi nó ngày xưa với anh Duy Khang đi mày. – Làm gợi ý.

– Khang là thằng cha nào? – Chi hỏi.

– Là thằng cha hồi trước thích con An nhà mình. Cơ mà cái đấy cũ rồi không nhắc lại nữa. – Thùy giải thích. – Xem nào. À, có rồi. Trịnh Tú An, hiện tại mày đang thích ai?

Nghe câu hỏi của nó tôi rùng mình một cái. Tất cả đều nhìn tôi như thể tôi là người nổi tiếng vĩ đại mà chúng nó hâm mộ, ai cũng nhìn tôi chằm chằm, ngay cả Anh Quân cũng chăm chú lắng tai nghe câu trả lời của tôi. Tôi đưa tay vuốt mặt rồi cười ngây ngốc.

– Hờ hờ….hờ cho tao… cho tao dùng quyền giải thoát đi. Bị sai khiến cũng được.

– Thôi được rồi, nể tình mày là bạn 16 năm quấn tã với tao, nếu mày nhảy xuống xe tao sẽ không bắt mày trả lời câu hỏi nữa.

– Được rồi, lát xe dừng tao nhảy, ha. giờ thì chơi tiếp, chơi tiếp. Đến ai bốc rồi nhỉ?

– Thế thì “nếch”, trả lời đê.

– Ờ thì….

– Mày thích ai mày cứ nói đại một câu đi tò mò quá đi mất, tốn thời giờ. Mày thích ai?

Tôi nín thở, cảm giác mình bị dồn vào chân tường bởi con bạn nối khố và đám bạn “thân khốn nạn”. Phía đâu đó vẫn có một người đang yên lặng theo dõi trò chơi ngu xuẩn của chúng tôi.

Đang lúc không biết làm thế nào để thoát thân thì chiếc xe đang chạy bon bon bỗng dừng khựng, bác tài xế nói lớn.

– Đến nơi rồi, tất cả xuống đi.

Tôi thở phào nhẹ nhõm, trong lòng không ngừng cảm ơn trời đất đã ra tay cứu giúp. Tôi nhanh chóng xách balo lên vai rồi chen ra ngoài chạy xuống trước. Tiếng Lam và Thùy nói với theo gì đó nhưng tôi cũng chẳng dở hơi tự dưng đứng lại cho chúng nó bắt.

Chúng tôi đứng thành một hàng dọc và đi theo thầy cô giáo quản lí đi cùng. Lúc này Anh Quân mới gặp lại cô chủ nhiệm để trao đổi về danh sách học sinh bởi anh sẽ là người đi cùng lớp tôi trong lượt về. Trường tôi trước khi đi tham quan có quy định rõ ràng rằng lúc xe khởi hành giáo viên đi cùng xe lớp nào thì sẽ về cùng xe lớp đó. Tôi thở dài, vậy là lúc về còn phải đi chung xe với anh nữa hả. Mới nghĩ thôi cũng thấy mệt rồi.

Chúng tôi xếp hàng theo lớp như lúc đứng ở sân trường. Tôi chớp chớp mắt nhìn Thùy vô tội còn nó thì giơ nắm đấm lên, gương mặt nó sặc mùi dọa dẫm. Sau khi nghe các thầy cô phổ biển một hồi cả trường bắt đầu đứng thành từng hàng rồi theo sau thầy cô. Rốt cục tôi cũng chẳng hiểu mục đích của buổi ngoại khóa ngày hôm nay là để làm gì. Đi thì rõ là mệt, vừa đi tới đỉnh núi tất cả lại lục đục đi xuống trở lại nơi tập kết để chuẩn bị bữa trưa. Tôi mệt mỏi lau đi những giọt mồ hôi đang rịn trên trán. Dương Thùy đã không đeo bám tôi để hỏi về câu hỏi ấy nữa, thay vào đó nó coi tôi như cái gậy chống của nó, cứ vin vào người tôi để đi.

– Trời đất tao sắp đi không nổi nữa mà mày còn bám vào tao thế này à. – Tôi than.

– Cho tao tựa nhờ một chút xíu xíu xíu thôi mà.

– Cho mày tựa thế tao đi kiểu gì. Nóng phát điên được mà bà còn túm với chả tựa. Đường dốc mà, đi không mệt như lúc leo lên đâu. – Tôi trấn an Thùy rồi lựa lựa gỡ cái tay đang quàng qua cổ tôi.

– Nhưng tao vẫn rất là mệt.

Thùy không quàng vai mà quay sang bám lấy tay tôi. Nhìn nó hai má đỏ ửng, đôi măt lờ đờ trong đến là tội nghiệp nên thôi không càu nhàu nữa mà để cho nó đeo bám tới khi xuống tới nơi. Đi được gần xuống tới chỗ tập kết Thùy đi không vững vấp phải một hòn đá kéo theo tôi ngã nhào. Đường xuống núi thì dốc, tôi và nó may mắn không lăn xuống. Thùy thì chỉ bị bẩn quần áp nhưng còn chân tôi thì bị mài xuống đường một đoàn khá dài chảy be bét máu. Tôi hay có thói quen ôm lấy chỗ đau rồi cúi gằm mặt kêu than một mình, lần này cũng không phải ngoại lệ.

– An ơi, An tao xin lỗi. Mày có sao không? Tao xin lỗi. Mày ơi mày có sao không? An ơi….

Thùy thấy chân tôi chảy máu thì hốt hoảng quên cả phủi bụi bám trên người mà chạy tới chỗ tôi. Nó nhìn thấy chỗ đầu gối be bét máu của tôi mà phát hoảng, câu nói cũng lộn xộn theo. Thấy hai đứa tôi ngã mấy học sinh đi xung quanh cũng chạy lại xem, các thầy cô giáo cũng hốt hoảng chạy tới. Trong số những lời hỏi của các thầy cô tôi nghe rõ nhất là giọng của Anh Quân.

– Ai bị làm sao? Tất cả trách ra xem nào.

Ai đó tách đám đông chen vào. Anh lặng đi khoảng 2 giây rồi nói với giọng khẩn trương.

– Được rồi tất cả các em học sinh còn lại tiếp tục theo các thầy cô xuống trước đi. Tất cả đi theo cặp và không được túm hay bám vào nhau nhé, tránh gây ùn tắc hay lặp lại trường hợp này lần 2.

Thùy nhìn anh mắt rơm rớm, anh không nói không rằng bế thốc tôi lên. Mùi hương quen thuộc pha trộn với mùi mồ hôi xộc thẳng vào mũi tôi. Tôi tự hỏi mình đã bao nhiêu lâu rồi tôi không được ngửi thấy mùi hương quen thuộc ấy? Tôi gục mặt vào lòng bàn tay để che đi giọt nước mắt đang trào ra. Tại sao tôi lại khóc chứ? Vì đau à? Hay là vì anh đang bế tôi?

Các học sinh khác người thì nhìn tôi thương hại, người thì lo lắng, người thì ghen tị vì được bế nhưng tôi chẳng còn quan tâm xem người ta nhìn mình vì lí do gì nữa, đột nhiên tôi chỉ muốn khóc òa lên, khóc cho hết những mệt mỏi suốt bao nhiêu lâu qua, khóc cho hết cái vết thương đang chảy máu ở đầu gối. Tôi muốn anh quan tâm tôi. Bỗng dưng tôi thấy mình thật nhỏ bé trong vòng tay ấy. Dù chỉ là vì tôi bị ngã nên mới được bế, dù là chỉ vì thương hại nên anh mới chấp nhận vác con nợ đời là tôi đây đi nốt quãng đường xuống núi còn lại, dù là vì gì đi nữa thì tôi cũng không nên nghĩ nhiều như vậy. Chỉ cần biết rằng ít ra anh cũng không bỏ mặc tôi ở lại đó mà đi tiếp là được rồi.

– Đừng khóc nữa. Đau đến thế à? – Anh hỏi.

Tôi vẫn sụt sịt, khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi và nước mắt chẳng có vẻ là sẽ trả lời câu hỏi đó.

– Tôi biết cô khóc rồi cô nương ạ. Không phải che tay nữa. Tay dính toàn đất với cát xong lại bôi mèo lên mặt ý.

Tôi vẫn giữ hai tay trên mặt không chịu bỏ xuống, anh cũng không nói thêm gì mà chỉ tập trung vào đoạn đường phía trước. Còn Dương Thùy, con bé ngốc nghếch ấy đã xuống tới nơi, mắt mũi nó đỏ hoe nhìn Anh Quân bế tôi xuống. Anh vừa đặt tôi ngồi xuống một góc khuất học sinh thì nó cùng với mấy đứa lớp tôi chạy ra, mỗi đứa một câu tôi chẳng biết trả lời ai trước nên cứ im lặng. Mặt tôi đều đã khô nước mắt, chỉ còn mỗi cái mũi là đỏ hoe như quả cà chua nhìn chúng nó. Anh Quân lau mồ hôi trên trán rồi bảo với tất cả.

– Thôi nào, tất cả ra kia chuẩn bị bữa trưa đi, Chi lên xe lấy cho thầy hộp thuốc cứu thương ở sau ghế tài xế ấy, còn mấy đứa này đi lấy nước cho thầy. Còn Thùy lần sau rút kinh nghiệm đấy.

Anh nói nhưng chỉ có một mình Chi là vội vã làm theo, Lam thấy thế cũng chạy đi cùng Mai Chi. Tôi nhìn Thùy đang đứng cắn rứt lương tâm thì khẽ cười.

– Tao chỉ bị xước chân thôi chứ có phải lăn xuống vực đâu. Bọn mày cứ ra kia đi, lát tao ra. Nhớ chuẩn bị đồ ăn cho tao luôn đấy he he.

Thùy cười cười lau nước mắt nước mũi tèm nhem rồi quay ra làm cùng với lớp. Chi và Lam sau khi mang hộp cứu thương đến, hai đứa nó ngồi lại một lúc rồi cũng chạy ra khu tập trung của lớp. Một vài thầy cô cũng qua chỗ tôi và anh hỏi thăm rồi sau đó lại quay trở lại với lớp mình. Sau khi mọi người đi cả tôi vẫn im lặng nhìn từng cử động nhẹ nhàng của Anh Quân.

– Có xót không? – Anh hỏi nhưng không nhìn tôi.

Tôi gật gật vài cái thay cho câu trả lời.

– Lần sau phải cẩn thận hơn. Cũng may là không liên quan gì đến gân cốt.

Anh khéo léo rửa vết thương rồi băng lại cho tôi rồi nói bâng quơ.

– Hôm nay Bảo Khánh không đi cùng được, tôi băng lại cho em em cũng không cần phải lo lắng. Hồi nhỏ tôi hay ngã, phải tự túc nên băng bó những vết thương kiểu này cũng thành nghề. Có khi băng còn đẹp hơn cả Bảo Khánh ấy chứ.

Tôi đang trong trạng thái lâng lâng nghe anh nhắc một câu Bảo Khánh hai câu Bảo Khánh đâm ra bực. Anh vừa băng xong, nhìn tôi định nói gì đó thì đến lượt tôi cáu bẳn đứng phắt dậy định đi ra chỗ lớp tập trung nhưng đi không vững chạm phải chỗ đau suýt chút nữa lại ngã. Anh Quân vội vàng túm tay tôi đỡ lên, mắng.

– Muốn bướng thì cũng phải chọn lúc mà bướng, không phải lúc nào cũng làm theo ý mình.

Tôi dằng tay mình ra khỏi tay anh nhưng anh thì vẫn giữ chặt lấy, im lặng dìu tôi về chỗ ngồi của lớp, dặn dò vài ba câu gì gì đó rồi ra chỗ ngồi của mấy thầy cô giáo. Tôi thẫn thờ nhìn theo bóng lưng cao lớn đó, con người đó vừa quan tâm mày đấy Tú An ạ.

Tôi là tâm điểm của mọi ánh nhìn, họ nhìn chằm chằm vào cái đầu gối được băng bó kĩ lưỡng của tôi rồi nhanh chóng quay mặt đi. Lớp tôi đứa nào cũng hỏi thăm rồi lo lắng tôi sẽ không chơi bóng nước cùng chúng nó được. Thùy thì ngồi túc trực bên cạnh nhìn tôi bằng ánh mắt tội lỗi, Lam và Chi thì thi nhau tiếp đồ ăn cho tôi. Tôi cười rồi bảo chúng nó.

– Tao không chết vì đau chân thì cũng chết vì bục dạ dày mất thôi.

– Còn đau không mày? – Chi nhìn tôi lo lắng.

– Bây giờ thì cũng quen rồi, chỉ thấy tê tê thôi. Yên tâm, tập tễnh thì vẫn đi được. Bị xước thôi chứ có bong gân hay liên quan đến xương cốt đâu. Thôi bọn mày cứ ăn đi, tao no quá rồi.

Mấy đứa gật gật đầu rồi bắt đầu ăn tiếp. Thùy ăn mấy miếng rồi cũng thôi. Tôi với nó ngồi nói chuyện một lúc rồi hai đứa rủ nhau đi lấy mấy túi bóng đã “thủ” sẵn ở trong balo đem đi bơm nước. Thùy cầm mấy túi bóng đi trước, tôi tập tễnh lếch thếch đi sau nó. Trong một giây phút nào đó tôi đã định nói cho Thùy biết bí mật to lớn nhất đời tôi nhưng rồi ngập ngừng mãi lại thôi. Chúng tôi ngồi bơm bóng rồi cười hô hố ha há. Thùy nhìn cái đầu gối của tôi với vẻ e ngại.

– Cái chỗ chân mày làm sao mà chơi được bóng nước?

– Không sao. Bọc cái gì đó vào là được mà. Lấy túi ni lông cuốn đè ra ngoài không để cho nước thấm vào là được mà.

Lam giơ ra một cái túi trong suốt, nó đưa cho Chi để bọc vào chân giúp tôi bởi nó không giỏi trong mấy cái việc này. Sau một hồi chắc chắn rằng đầu gối của tôi sẽ không bị thấm nước chúng nó mới thì thầm bảo mấy đứa con gái khác ra di chuyển số bóng mà tôi và Thùy vừa bơm nước vào. Ngay khi bọn tôi vừa bê được đống bóng vào tới nơi thì bọn con trai đã chuẩn bị sẵn súng phun nước và bóng. Cuộc chiến bóng nước của lớp 11A6 nổ ra trong khi tất cả các lớp khác thì vừa ăn xong và đang chuẩn bị dọn rác. Tôi vì chân đau nên chỉ có thể ngồi bơm nước vào bóng “tiếp đạn” cho chúng nó ném, đôi khi buồn tay thì ném vài quả cho bõ ghét. Mấy đứa con gái lớp tôi ném rất hăng, bọn con trai cũng chẳng nể nang gì mấy đứa con gái, cứ ném bóng rồi hắt nước. Có đứa không biết tìm được ở đâu cái cốc nhựa làm “vũ khí” hắt nước. Tất cả lớp chúng tôi cười đùa ầm cả một khu, đứa nào đứa đấy ướt như chuột lột. Ngay cả tôi đang được coi là bệnh nhân chúng nó cũng không tha. Thấy lâu lâu đám học sinh mới có một hôm vui thả ga như hôm nay nên các thầy cô cũng chẳng nói gì, thực ra là có nhắc nhở nhưng chỉ “nhắc nhở” thôi thì đối với lớp tôi thì đó là lời cổ vũ cho chúng nó tiếp tục bày trò.

Tôi để ý nãy giờ các thầy cô đều nhắc nhở nhưng rồi sau đó vẫn là mỉm cười rồi lắc đầu chịu bó tay với lớp tôi nhưng riêng Anh Quân, vẻ mặt của anh khiến tôi không hiểu đó là kiểu biểu cảm cho loại cảm xúc nào. Anh ngồi im nhìn lớp tôi nghịch ngợm mà không nói một lời. Mấy lần tôi để ý thấy ánh mắt ấy đang nhìn theo mình mỗi khi tôi tập tễnh như con thọt chạy qua chạy lại, đôi lông mày khẽ nhíu lại mỗi khi tôi bị ăn nguyên mấy quả bóng nước. Nhưng những cử động nhỏ nhặt ấy của anh cũng không khiến tôi bận tâm lâu, tôi cứ vô tư cười đùa, vui hết mình, chạy hết mình, cười hết mình rồi thì tập tễnh cũng hết mình.

Cuộc chiến bóng nước của lớp 11A6 trở thành cuộc chiến hắt nước của tất cả học sinh trong trường. Đến lúc này thì các thầy cô giáo không thể làm ngơ thêm nữa và thế là chúng tôi bắt buộc phải dừng lại cuộc vui tại đây. Chúng tôi bị phạt lao động, phải thu dọn bãi chiến trường mà tất cả vừa gây ra. Tôi ướt sũng tập tễnh đi nhặt từng chiếc túi nilong đựng bóng bỏ vào trong thùng, ai cũng ướt sũng nhưng bù lại ai cũng vui. Tôi vừa dọn rác vừa cười cười nói nói với Lam thì bỗng dưng hắt xì một cái, Lam nhìn tôi rồi bảo.

– Thôi mày đi thay đồ đi không lạnh đấy.

– Lạnh gì đâu tao khỏe mà. – Tôi cười rồi giơ tay lên chứng tỏ là mình khỏe nhưng rồi lạ hắt xì thêm cái nữa.

– Thôi đi bà. Bày đặt quá, đi thay quần áo đi. Mà mày có mang đồ đi thay không đấy?

– Có mà, hôm nay chơi bóng nước tất nhiên tao phải mang rồi . Mà mày đi cùng tao đi.

Thế là tôi với Lam, hai con rủ nhau đi thay đồ. Sau khi tất cả đã dọn dẹp xong xuôi cũng là lúc bọn tôi thay đồ xong. Bây giờ mới là đến hoạt động ngoại khóa của trường, nào là đố vui, nào là văn nghệ giao lưu, nào là kéo co gì gì đó… Các trò chơi được tổ chức với mục đích gắn kết cả trường, tạo cơ hội để học sinh làm quen và giao lưu nhưng tôi nghĩ mấy cái chương trình này vừa nhàm chán mà chẳng biết có làm quen được ai hay không, cứ như vừa rồi, tất cả cùng nghịch nước cùng chịu phạt với nhau một trận có khi làm quen còn nhanh hơn.

Chúng tôi tự tìm chỗ ngồi cho mình, tôi tự nhiên thấy hơi chóng mặt nhưng cũng vẫn ngồi chung với chúng nó. Chi đang chỉ chỏ gì đó lên cái bảng gán câu đố vừa nêu lên thì cũng là lúc Việt Anh vỗ vỗ vai tôi nói nhỏ.

– Thầy Quân gọi mày kìa.

Tôi nhìn theo hướng tay Việt Anh thấy Anh Quân đang ngồi ở một bệ cây, tay đang ấn ấn gì đó trên điện thoại. Tôi nhìn Việt Anh dè chừng.

– Mày chắc chứ?

– Thầy ý vừa nhờ tao ra gọi mày xong chứ không mày nghĩ tao thừa bơ à mà đang ngồi ở tít bên kia chạy qua đây gọi mày con dở hơi.

Tôi cau có lườm lườm nó rồi đứng dậy đi về phía Anh Quân. Bước đi hơi loạng choạng, tôi thấy chóng mặt, đầu quay mòng mòng nhưng vẫn có gắng lết về phía anh. Anh thấy tôi đi tới thì cất điện thoại rồi chỉ vào chỗ bên cạnh ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Sau khi tôi ngồi xuống anh mới lôi hộp cứu thương ban nãy vừa dùng để băng bó vết thương cho tôi khẽ nói gì đó mà tai tôi cứ lùng bùng chẳng thể nghe rõ.

– Đã bị thế này rồi mà còn chơi nước. Ẩm hết cả gạc rồi, nhiễm trùng thì sao?

– Em buộc nó lại rồi mà. – Tôi nói nhỏ, phần do mệt, phần do sợ bị anh mắng.

– Buộc lại mà không ướt chắc.

Anh nhẹ nhàng gỡ lớp gạc ẩm ra rồi lau vết thương sau đó băng lại cho tôi cái mới. Anh vẫn nói gì đó nhưng mắt tôi thì cứ nặng trĩu. Anh thấy tôi cứ gà gật mà không chú ý nghe lời anh nói thì cau mày lại.

– Này tôi nói em có chú ý gì không thế?

Anh hươ hươ tay trước mặt tôi rồi sờ lên trán.

– Sao lại nóng thế này hả. Nghịch nước cho lắm vào xong bây giờ sốt rồi đây này.

Tôi đưa tay lên dụi dụi mắt rồi lắc lắc đầu.

– Em. Không sao. Em lạnh.

– Không không cái đầu nhà cô ấy. Đã yếu còn hay đòi ra gió.

Anh lầm bầm trong miệng nhưng tôi vẫn nghe thấy.

– Vâng… vâng cái đầu nhà em. – Tôi lảm nhảm.

Tôi nghe thấy tiếng thở dài bất lực của Anh Quân, chắc chắn rằng anh đang muốn củng cho tôi một cái vào đầu nhưng không thể. Sau đó tôi cảm thấy cơ thể mình ấm hơn, có cái gì đó mềm mềm ấm ấm choàng qua vai tôi, thứ đó còn có một mùi hương quá đỗi quen thuộc mà có lẽ sau này tôi sẽ chẳng bao giờ có thể quên nổi.

Tôi khoác áo của anh, ngồi cạnh anh, tựa đầu vào vai anh. Tôi và anh, một con bé thì đang sốt đùng đùng, người nóng như cái bếp lò, đang tựa đầu vào vai anh, người với bao nhiêu suy nghĩ luẩn quẩn trong đầu. Chúng tôi ngồi ở một bệ cây cách khá xa chỗ mọi người đang tập trung. Tôi mệt quá nên thiếp đi trên vai ai đó, khẽ cọ cọ đầu vào bờ vai đó ngủ một giấc li bì. Trong giấc ngủ, tôi cảm nhận được có một gì thứ gì đó ngọt ngào và ấm áp rơi xuống đôi mắt, hàng mi đang nhắm nghiềm cũng khẽ rung động. Tôi cảm giác toàn thân nhẹ bẫng, rồi mùi xe ô tô, mùi xăng, mùi da bọc ghế khó chịu nhưng rồi tất cả cũng lướt qua thật nhanh. Khi tôi tỉnh dậy thì tất cả đã về tới Hà Nội. Cảm giác như tôi vừa bỏ qua một chi tiết nào đó nhưng vì mệt nên cũng chẳng muốn hành hạ bộ não cá của mình thêm nữa.

_____________________________________________________________________________

Anh lặng lẽ nhấp một ngụm cafe, như thường lệ, đó thường là cafe đen đặc. Cũng đã khá lâu rồi anh không uống thứ gì đắng như cafe. Anh chẹp miệng rồi đặt tách cafe xuống bàn. Có một sự thật còn đắng hơn cả thứ chất lỏng màu đen ấy đó là con bé ngốc kia có lẽ thích thằng nhóc bạn của nó. Suốt mấy tuần gần đây anh lảng tránh nó, anh thực lòng muốn gạt nó ra khỏi cuộc sống của anh. Nhưng cái ‘thực lòng” đó có phải là quyết định cuối cùng của anh không?

Anh Quân bất đắc dĩ phải đi cùng xe lớp 11A6 cũng chỉ vì bà chị đồng nghiệp hậu đậu lên nhầm xe. Anh thực sự hơi bực mình vì chuyện đó, anh nghĩ thầm không biết đám cưới của bà ấy lúc đón dâu bà ấy có lên nhầm xe giống hôm nay không. Càng nghĩ càng thấy bực mình, anh thở hắt ra đầy bực bội rồi tựa đầu vào ghế, khoanh hai tay trước ngực rồi nhắm mắt, cố gắng dỗ mình vào giấc ngủ nhưng rồi chẳng hiểu sao anh vẫn cảm thấy không thoái mái. Lúc anh mở mắt thì cũng là lúc ai đó đang nhìn anh qua cái khe giữa hai chiếc ghế. Nó thấy anh mở mắt thì quay ngoắt lên và chẳng thấy nhúc nhích gì hết. Anh muốn phì cười nhưng rồi lại cố gắng giữ cho khóe miệng không được cười.

Sự bực bội và cả nụ cười kìm nén khi nãy của anh cũng cuốn đi đâu mất khi mà anh bị nhìn chằm chằm bởi 4 đứa học sinh ngốc nghếch ngồi ghế trước. Anh mau chóng bị hút vào trò chơi trẻ con của chúng nó, trò chơi mang tên “Nói Thật”. Anh ngồi lắng tai nghe những điều chúng nó hỏi nhau rồi cả những câu trả lời quái đản, chỉ có khi nào chúng nó thầm thì bé quá thì anh không nghe thấy, còn lại anh đều nghe từ đầu đến cuối không sót một từ. Anh lắc đầu ngán ngẩm với lũ học sinh dở dở ương ương này, định lôi điện thoại ra chơi game nhưng khi nghe tên người tiếp theo bị hỏi tay anh lại khựng lại.

– Trịnh Tú An, hiện tại mày đang thích ai?

Cô bé học trò đó hỏi trúng phóc cái mà anh đang muốn biết. Anh im lặng lắng tai nghe nó trả lời, đôi mắt cũng thôi nhìn bâng quơ mà tập trung trên khuôn mặt của Tú An. Con bé cứ thoái thác hết lần này đến lần khác để không phải trả lời câu hỏi khiến cho người khác sốt ruột nhưng anh vẫn kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời từ miệng nó. “Nó thích ai” chính là câu hỏi mà anh muốn biết nhất nhưng cũng là câu hỏi mà anh sợ nghe câu trả lời nhất. Cô bé tên Dương Thùy vẫn kiên quyết một mực bắt nó nói ra câu trả lời, bên cạnh đó còn có Hồng Lam và Mai Chi tạo sức ép. Tú An bị dồn vào thế chân tường đang lúc không biết phải làm thế nào thì xe đến nơi. Nó nhanh chóng xách đồ chạy khỏi xe và thoát nạn, mặc cho 3 cô bạn ngẩn tò te thì nó vẫn cứ chuồn thật nhanh. Anh lắc đầu rồi đưa tay lên day day trán. Anh đã tự nhủ là phải tống nó khỏi cuộc đời anh mà tại sao anh vẫn cứ quan tâm nó làm gì vậy?

Anh càng trở nên mâu thuẫn hơn khi đi xuống núi. Anh đi trước nhưng khi nghe thấy tiếng của đám học trò ở phía sau nói rằng có ai đó bị ngã thì bước chân anh vốn đang bước đều đều chợt khựng đứng lại. Anh nghe thấy tiếng xin lỗi, tiếng khóc của cô bé học sinh nào đó, cái tên lặp đi lặp lại khiến anh giật mình.

– An ơi, An tao xin lỗi. Mày có sao không? Tao xin lỗi. Mày ơi mày có sao không? An ơi….

Cả trường này có bao nhiêu người tên An? Chịu, anh không biết nhưng cứ tên “An” là anh không thể tiếp tục xuống núi được rồi. Anh Quân nhanh chóng quay ngược lên chỗ học sinh đang đứng tụ tập. Anh nhanh chóng chen vào đám học sinh để có thể nhìn thấy cô bé tên “An”. Nhìn thấy cái dáng nhỏ bé dưới nền đất với cái đầu gối thì be bét máu anh như lặng người đi. Sau khi giải tán đám đông anh chẳng nghĩ ngợi nhiều mà bế thốc nó lên rồi đi tiếp. Anh hoàn toàn có thể bắt một thằng con trai nào đó cõng hoặc đưa nó xuống nhưng anh lại không làm thế, anh muốn là người đích thân mang nó xuống. Còn nó vì không muốn để anh trông thấy nó khóc mà cứ đưa tay lên che mặt. Quả thực anh rất không thích nhìn thấy nó khóc nhưng bàn tay đang đặt trên mặt nó lấm lem toàn đất với cát, rồi từ kẽ tay đã rỉ ra mấy giọt nước mắt, nhìn hình ảnh đó anh còn không thích hơn.

– Đừng khóc nữa. Đau đến thế à? – Anh nhìn chỗ đầu gối nó đang chảy máu mà bản thân cũng thấy đau. Anh muốn làm gì đó để giúp nó bớt đau nhưng rốt cục lại chẳng thể làm gì đành thở dài một tiếng. – Tôi biết cô khóc rồi cô nương ạ. Không phải che tay nữa. Tay dính toàn đất với cát xong lại bôi mèo lên mặt ý.

Nhưng nó cũng chẳng nói gì, anh cũng im lặng mà đi tiếp. Xuống tới nơi anh băng bó lại cho nó thật cẩn thận. Băng bó vết thương cho người khác làm anh nhớ lại ngày xưa anh cũng rất hay bị trầy xước mấy vết như thế này nhưng cảm giác hồi đó không đau giống như cảm giác của anh hiện tại. Vết thương khiến anh đau nhất hóa ra không phải nằm trên cơ thể anh mà nó nằm ở trên cơ thể người mà anh thương yêu. Anh chợt nhớ đến Bảo Khánh của mấy năm về trước, khi mà anh và cô còn là một cặp hoàn hảo. Anh nhớ có lần Bảo Khánh không cẩn thận cũng để bị ngã, không bị trầy xước mà bị bong gân. Ngày đó có lần anh phải băng lại cho cô, hiện tại việc băng bó cho Tú An làm anh nhớ đến ngày đó. Đây cũng là lần thứ hai anh phải băng bó cho người mà anh yêu, cảm giác như thể ahn đang băng bó cho chính trái tim của mình vậy.

Sau khi việc băng bó được hoàn thành nó lại nô đùa với đám bạn còn anh thì chỉ im lặng ngồi một góc nhìn theo nó. Tự nhiên anh thấy bực bội khi nó chân thì đau mà vẫn ham vui chạy nhảy như thế, bực bội khi mà anh thì lo lắng gần chết còn nó thì chẳng mảy may quan tâm đến cái chân vừa được băng bó. Hình như chỉ có một mình anh quan tâm đến cái chân đau của ai đó. Anh Quân giật mình, ơ kìa, tại sao anh lại nghĩ cho nó nhiều như thế? Anh đã tự dặn bẳn thân là phải tống khứ nó khỏi cuộc sống của anh cơ mà, thế mà tại sao anh lo lắng cho nó còn hơn cả nó lo lắng cho bản thân mình, thế mà ngay khi nghe thấy học sinh nào đó tên “An” bị ngã anh vẫn vội vã quay lại mặc dù không biết “An” đó có phải là “An” mà anh hay nghĩ tới hay không, thế mà anh vẫn cảm thấy đau lòng khi nhìn thấy nó khóc, thế mà anh vẫn ngồi tự chửi rủa bản thân vì lại trót nghĩ đến nó nhiều đến thế. Anh tự cho mình là người hoàn hảo, hoặc ít nhất là hoàn mĩ hơn đa số những người khác, chính vì thế mà đôi khi anh tự cho phép mình hơi kiêu căng một chút nhưng anh càng tỏ ra kiêu kì lạnh lùng bao nhiêu thì sự thật khốc liệt lại biến anh trở thành thằng ngốc bấy nhiêu. Cứ nghĩ rằng chỉ cần lạnh lùng một chút, xa cách một chút là anh có thể tách nó khỏi cuộc đời mình nhưng thật là sai lầm khi nghĩ như vậy. Giờ đây cả thế giới sẽ cười nhạo anh vì không quên nổi một đứa con gái lóc cha lóc chóc mà còn tỏ vẻ này nọ, hoặc nếu không thì anh cũng sẽ tự cười vào mặt mình.

– Đúng là ghét của nào trời trao của ấy. – Anh cười khổ.

Anh nhìn nó tập tễnh vầy nước mà ngán ngẩm. Thật hết biết mà, nó vốn nghịch ngợm từ ngày bé, điều đó đâu phải là anh không biết nhưng nghịch đến mức này thì anh chưa ngờ tới. Tú An vẫn chẳng thèm để ý gì đến xung quanh, vẫn cứ nghịch nước với cái chân thì được “cách nước” bằng một lớp nilong. Thật là chẳng cái gì có thể ngăn cho nó không được nghịch.

Anh ngồi tán phét với mấy thầy cô nhưng ánh mắt thì vẫn liếc nhìn ai đó. Mãi đến khi cuộc chiến của chúng nó kết thúc, cả trường chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa anh mới ôm hộp cứu thương ngồi một góc khuất rồi nhờ ai đó gọi cái con bé hâm hâm dở dở kia ra. Anh dám chắc rằng chỗ băng gạc ở chân nó sau một hồi nghịch nước như vậy nếu không ướt sũng thì cũng bị ẩm cho nên lại vác hộp thuốc ra đây để thay băng gạc cho nó.

Tú An thất thểu đi tới gặp anh. Anh khẽ mắng nó vài câu, nó cãi lại vài câu, anh bực nhưng cũng nén sự bực bội đó lại mà gỡ tấm gạc ẩm nước ra để bôi thuốc cho nó.

– Chân cẳng đã thế này mà còn ham vui. Em không thấy đau à? Em không nghĩ rằng vết thương lớn thế này rất dễ bị nhiễm trùng sao? Gọi là xước thôi chứ cũng mất cả tảng thịt đấy chứ ít à.

Anh thì lầm bầm mắng nó còn nó thì cứ gà gật, đôi mắt lờ đờ. Anh hươ hươ tay trước mặt nó rồi bỗng nhiên thấy người nó nóng bừng. Con bé này đã yếu lại còn ham vui, vừa nãy dầm nước thì rõ lâu để bây giờ sốt đùng đùng. Nó kêu lạnh, anh liền lấy áo khoác của mình choàng qua vai nó rồi để nó ngồi tựa đầu vào vai mình thiếp đi. Người nó thì vẫn cứ hầm hập như cái túi sưởi, ở đây lại không có thuốc nên đành bó tay. Anh cứ để nó ngồi tựa vào vai mình dẫu sao chỗ này cũng khuất tầm nhìn của mọi người, hơn nữa bây giờ tất cả đều tập trung ở bãi đất trống để tham gia hoạt động ngoại khóa, sẽ chẳng ai muốn bỏ cuộc vui để đến chỗ hai người họ ngồi làm gì.

Anh nhìn nó ngủ, đôi mắt nhắm nghiền, đôi lông mày hơi nhíu lại, chắc nó đang rất mệt. Anh nhẹ nhàng cúi xuống hôn lên mí mắt nó. Xem ra cái ý định gạt Tú An ra khỏi cuộc sông của anh coi như tiêu tùng rồi. Thôi thì anh vẫn sẽ thích nó, mặc kệ no có thích anh hay không thì anh cũng vẫn sẽ thích nó. Nhưng sẽ chỉ là một người luôn lặng lẽ dõi theo nó. Anh biết hiện tại Tú An đang thích cậu bạn của nó nên tất cả những gì anh có thể làm là âm thầm nhìn theo nó mà thôi.

Anh Quân nhẹ nhàng bế Tú An lên xe trước khi mọi người giải tán sau đó quay trở lại để điểm danh học sinh rồi cùng mọi người lên xe. Về đến Hà Nội anh gọi điện cho lão anh trai của nó đến đón nó về bởi với sức khỏe của nó bây giờ đứng còn chẳng vững nói gì tới về nhà. Anh gập điện thoại, nhìn nó ngồi cạnh bạn bè rồi quay lưng đi.

Tất cả những gì nó biết đó là nó đã về tới Hà Nội và giờ thì chỉ việc đợi anh trai tới đón thôi. Nó đâu biết rằng ở đâu đó, lúc nó đang vô tư đùa nghịch thì lại có một người đã lo lắng cho nó nguyên cả một ngày. Nó cũng đâu thể biết được ai đó giữ khoảng cách với nó chỉ vì người đó thích nó quá nhiều, thích tới mức anh ấy chấp nhận đứng từ xa nhìn nó hạnh phúc bên bạn bè. Những điều mà Tú An sẽ chẳng thể nào biết được, những điều ấy có lẽ bao hàm rất nhiều ý nghĩa và tình cảm của ai đó. Những điều mà nó không biết lại chính là điều mà anh có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể nói ra được.
Chương 30: NGƯỜI TA GIỎI NHẤT LÀ LÀM NHAU TỔN THƯƠNG

Sau hôm đi tham quan về tôi sốt nguyên hai ngày. Cả hai ngày đó tôi chỉ nằm ở nhà ngủ li bì, điện thoại cũng chẳng nghe mà đến tin nhắn cũng chẳng buồn đọc nhưng bù lại sai khi hết sốt tôi lại cảm thấy rất tốt, tinh thần cũng phấn chấn hơn. Cái đầu gối đã lành hơn mặc dù vẫn chưa khỏi hẳn nhưng tôi cũng không còn thấy đau nhiều nữa.

Tôi quay trở lại lớp học sau 2 ngày nghỉ phép. Cảm giác đang được lười biếng đang được ăn no ngủ kĩ mà bỗng dưng lại phải quay trở lại với guồng quay bận rộn như mọi khi thật khiến người ta không khỏi cảm thấy hụt hẫng và uể oải. Nhưng cái cảm giác đó chẳng là gì so với việc khi vừa bước chân vào trường người tôi nhìn thấy đầu tiên chính là Anh Quân. Hôm nay anh mặc chiếc áo sơ mi màu trắng, cặp kính gọng đen lấp ló trong túi áo, đôi mắt nâu trong veo cương trực nhìn thẳng về phía trước. Tôi bị cái vẻ ngoài ấy làm cho ngẩn ngơ. Tôi thực sự thích anh rất nhiều. Tôi muốn có thể trò chuyện với anh giống như trước, muốn có thể chơi đàn piano cùng anh, muốn bị anh bắt nạt như những ngày nào đó, muốn được nghe anh nói, muốn được nhìn anh say sưa giảng bài. Nhưng rồi tôi chợt nhận ra rằng anh giờ có còn dạy tôi mữa đâu. Cảm giác hụt hẫng này còn khiến tôi buồn hơn cả cảm giác lúc nãy. Hoàn cảnh của bản thân hiện tại làm tôi nhớ đến lời thoại trong một bộ phim Hàn Quốc mà tôi đã từng xem. Câu nói đó thế này:” Tôi nhìn thấy anh ấy cũng buồn, không nhìn thấy cũng buồn. Ở bên cạnh cũng buồn, không ở cạnh cũng buồn. Nhìn tôi cười cũng buồn mà cười với người khác cũng buồn. Gọi tên tôi cũng buồn, không gọi cũng buồn. Kể cả tôi trốn tới một nơi khác thì tôi vẫn thấy buồn. Nhưng mà, ở bên cạnh thì vẫn tốt hơn. Nhìn thấy anh ấy, dù có phải ghét đi nữa, nhưng vẫn còn tốt hơn không thể nhìn thấy được nữa.” Tâm trạng hiện tại của tôi quả thực rất giống câu nói ấy bởi dù anh có nhìn tôi hay không, có gọi tên tôi hay không thì tôi cũng không chắc rằng mình có thể được ở bên cạnh anh giống như trước.

Tôi vừa đặt chân lên bậc thang đầu tiên thì điện thoại reo lên inh ỏi. Là Hạ, bình thường nó chẳng bao giờ thèm gọi điện hay liên lạc với tôi chỉ trừ có chuyện gì đó liên quan đến “những đứa con tinh thần” của nó thì lúc đấy nó mới nhớ tới tôi. Tôi nheo mày nhìn dòng số điện thoại đang nhấp nháy rồi cố nhớ lại vị trí của mấy món đồ vẽ để chuẩn bị trả lời cho mấy câu hỏi của Hạ.

– Alo An à mày biết tin gì chưa? – Tôi vừa mới nhấc máy, còn chưa kịp “alo” thì Hạ đã lên tiếng hỏi trước với giọng sốt sắng.

– Ơi gì tin gì? Tao chả biết gì cả.

– Mày vẫn chưa biết gì à? Mày là người tiền sử à thông tin chậm thế?

– Thế rốt cục là có chuyện gì mà mày cứ rối cả lên thế?

– Thế là chưa biết thật à?

– Chưa mà.

– Thế thì chắc là ngày mai hoặc thứ 2 tới mày sẽ biết, thôi nhớ tao cúp máy đây.

Hạ nói một lèo rồi dập máy còn tôi thì cứ đứng ngẩn ngơ, miệng không ngừng nói “ơ kìa, ơ kìa”. Sau khi vừa nhét điện thoại vào túi tôi lập tức nhìn thấy Bảo Khánh đang đủng đỉnh đứng trên hành lang tầng 2. Ngày đầu tiên quay trở lại lớp sau đợt nghỉ ốm mà sao tôi gặp lắm người khiến tôi phải nghĩ ngợi tế nhỉ, đến cái vết thương ở đầu gối còn chưa lành lặn mà đã muốn tôi ốm tiếp vì phải suy nghĩ sao. Tôi rút tai nghe ra, cắm vào điện thoại vừa mới cất đi, bật nhạc, vặn volume thật lớn rồi đi một mạch lên lớp. Khi không muốn nghe ai nói gì cả, không muốn nghĩ ngợi gì cả tôi thường nghe nhạc. Vặn nhạc thật to và thế là chẳng ai có thể làm phiền bản thân mình.

Từng tiết học trôi qua vội vã, chẳng mấy chốc tôi đã nghe thấy tiếng trống đánh hết giờ vang lên. Buổi học 5 tiết trôi qua, chẳng có gì đặc sắc. Tôi tự hỏi không biết bao giờ thì cái vòng luẩn quẩn này mới kết thúc đây? Chuyện tôi thích anh cứ như là trò chơi mèo vờn chuột, cứ hễ khi nào tôi gần tới đích rồi thì lại có vấn đề gì đó xảy ra và tôi lại biết rằng mình đang ảo tưởng. Tôi thực sự thấm mệt cái trò chơi này rồi, tôi chán ngấy nó rồi. Thà rằng anh cứ công bố rằng yêu một cô nào đó hay chuẩn bị đám cưới nào đó, thà cứ như vậy đi để tôi biết rằng mình nên dừng lại, còn hơn là anh cứ lặng thinh rồi nhìn tôi bằng ánh mắt khiến tôi khó hiểu, rồi những hành động khiến tim tôi lạc nhịp. Rốt cục anh còn muốn kéo dài tới bao lâu đây?

Tôi cứ mâu thuẫn với chính bản thân mình, một nửa thì muốn tin và chờ đợi anh tới cùng, nửa còn lại thì muốn buông lơi. Tôi cứ ngẩn ngơ suy nghĩ lung tung trong khi Anh Quân thì lù lù trước mặt mà tôi chẳng hay biết. Tôi giật mình nhìn anh, đôi mắt nâu chăm chú nhìn tôi. Tôi vội vàng lắp bắp chào anh. Một câu chào rất khẽ mang theo dáng dấp của sự bối rối và chút gì đó dè chừng, như thể chuyện hôm đi tham quan chưa hề xảy ra, như thể việc anh bế tôi xuống tới chân núi chưa từng tồn tại, như thể anh chưa từng băng bó cái đầu gối đầy máu của tôi, như thể những lời mắng mỏ vì tôi bị ngã anh chưa từng nói. Nhưng vết thương trên đầu gối tôi là thật, cú ngã đó là thật, cảm giác đau đớn ấy là thật và cả cơn mơ ấy, cảm giác một nụ hôn rơi trên mí mắt, cảm giác về nó quá đỗi chân thực.

– Chân em thế nào rồi? – Anh nhìn xuống phía đầu gối tôi.

– Không còn đau nữa ạ.

– Em bôi thuốc đều chứ? Đã lên da non chưa?

– Đóng thành vảy rồi ạ.

– Ừm.

Âm thanh nhẹ nhàng phát ra từ nơi cuống họng, gương mặt anh không cảm xúc. Anh Quân rút ra từ trong túi một chiếc hộp nhỏ nhỏ màu vàng rồi đưa lên cho tôi.

– Bôi cái này vào để nó lành hẳn tránh để lại sẹo.

– Thôi không cần đâu ạ.

– Cầm lấy. Bôi vào.

Anh ấn hẳn lọ thuốc vào tay tôi rồi đi mất. Câu nói như mệnh lệnh không bao hàm chút cảm xúc nào cả. Toi cầm lọ thuốc, nhìn nó rồi lại nhìn theo bóng anh. Anh lúc nóng lúc lạnh chẳng biết đâu mà lần nhưng ít ra thì lần này anh cũng không còn né tránh tôi như trước nữa. Là do bản thân không né tránh nữa hay là vì thương hại cho cái chân đau của tôi?

Thời gian cứ vùn vụt trôi qua còn tôi thì cảm giác mọi thứ trở nên bình yên đến mức nhàm chán. Chúng tôi bắt đầu bước vào giai đoạn “chìm nghỉm” trong đống đề cương ôn tập. Trường tôi có lệ phát đề cương ôn thi trước một tháng cho học sinh ôn tập. Và thế là tôi cũng bận bịu hơn, cái đầu cũng chẳng rảnh rang để mà nghĩ ngợi lung tung. Hầu hết thời gian tôi dành cho việc giải quyết bài tập và cả chuyện vẽ vời nữa. Tuy rằng có mệt nhưng ít ra tôi cũng không còn thời gian để bận tâm đến việc anh nói cười với ai, anh có nhìn tôi hay không, vậy cũng tốt, tôi sẽ không phải suy nghĩ về những chuyện không đâu.

Tôi trở nên uể oải hơn ngay cả vào ngày thứ hai đầu tuần. Ngồi trên xe bus tới trường mà đầu óc tôi cứ như đang ở trên mây. Đây có lẽ là khoảng thời gian duy nhất tôi không cần phải bận tâm đến việc tam giác này có vuông với mặt phẳng kia hay không, cũng không cần chọn lựa dùng chất nào thì sẽ nhận biết được loại chất nào. Tất cả hiện giờ chỉ có tôi và bản nhạc “Aye” vang lên đều đều trong tai nghe. “Aye” nghĩa là mãi mãi, vậy mãi mãi là gì? Tôi không biết cái từ “mãi mãi” kia ám chỉ điều gì, có thể là ám chỉ cho sự ngu ngốc của tôi khi cứ đâm đầu vào một mối tình viển vông vô ích, cũng có thể ám chỉ một sự việc mãi mãi chẳng bao giờ có thể xảy ra. Nhưng bây giờ tôi cũng chằng còn muốn biết dù cho nó có là gì đi nữa. Và tôi nghõ bản thân mình cũng không nên biết, tôi sợ rằng khi biết rồi tôi sẽ chỉ tốn thời gian cho cái sự thạt phũ phàng ấy mà thôi.

Tôi xuống bến xe rồi đi bộ tới trường. Bến xe bus cách trường tôi cũng không xa lắm, mất khoảng 10′ đi bộ, đủ để tôi thong dong khi rảnh và cũng đủ để tôi vào lớp cho kịp giờ. Hôm nay tôi sẽ thong dong một chút. Mọi thứ dường như chậm lại hơn khi chính bản thân ta sống chậm lại. Con người ta ai cũng vậy, ai cũng cần chừa lại cho mình một khoảng lặng riêng để sống chậm lại một chút. Khi ấy bạn sẽ nhìn thấy bầu trời bỗng nhiên đẹp hơn, hay cái cây kia bỗng nhiên xanh hơn một chút.

Tôi cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ suy nghĩ linh tinh như bà cụ non cho tới khi con đường phía trước mặt dẫn tới cổng trường. Trường tôi hôm nay treo cờ hoa rực rỡ, còn có cả bảng chữ to tướng nhưng vì mặt chữ quay vào trong nên tôi không thể nhìn rõ được hàng chữ chủ đề ấy. Hôm nay là thứ hai đầu tuần, chắc trường lại tổ chức cái gì đó vào tiết chào cờ thôi mà, đó là điều khá bình thường nên tôi cũng không lưu tâm nữa mà đi lên lớp. Tôi vừa đặt cặp vào chỗ ngồi thì Lam đi vào, nó nhìn thấy tôi thì hớn ha hớn hở.

– Mày mày, trường mình hôm nay đẹp nhờ. Tự nhiên cờ hoa rực rỡ như kiểu tiếp đón khách quý ấy.

– Thì đúng là thế mà. – Việt Anh đến từ nãy đang chơi điện thoại ở một góc lớp thấy tôi với Lam đang nói thì cũng nhảy vào góp vui. – Hôm nay là khách nước ngoài hẳn hoi.

– Ai? Sao ông biết? – Tôi hỏi.

– Hôm nọ đội bóng rổ đi tập thì nghe thấy thầy huấn luyện viên bảo thế thì biết thế. Hình như là từ trường đại học nào hay sao ý tôi cũng không nhỡ rõ cho lắm.

– Có mỗi cái chuyện hóng thôi mà cũng không làm xong mày thấy mày vô dụng không. – Lam đùa.

– Ai như mày ý. Chả hiểu thằng Long A3 nó nghĩ cái gì mà nó đi thích mày cơ.

– Tại “trụy” đẹp. Vẻ đẹp của tao chỉ có những ai mà kiểu cao siêu mới có thể nhận ra thôi.

Tôi nhìn hai đứa bạn của mình tự sướng mà da gà da vịt nổi lên rần rần. Ngồi nghe chúng nó cãi nhau thêm một lúc thì cũng vừa vặn đến giờ chào cờ. Việt Anh với mấy thằng con trai khác trong lớp phải xuống sân trường trước để kê ghế. Chúng tôi đủng đỉnh vừa đi vừa nói chuyện ríu rít. Dường như một ngày chủ nhật nghỉ ở nhà là cả một quãng thời gian quá dài để chúng tôi được trò chuyện. Cho tới khi mấy đứa xuống tới nơi rồi mà những chuyện để nói thì vẫn rất là nhiều.

– Mấy cái cô kia có trật tự không hả, tôi cho đi lao động bây giờ. – Thầy giám thị thấy mấy đứa nói nhiều quá cũng phải lên tiếng.

Sau đó thì đến lễ chào cờ rồi thầy hiệu trưởng lên phát biểu gì đó, thầy giới thiệu vị khách đến thăm trường tôi. Đó là một người nước ngoài, theo lời thầy hiệu trưởng thì đây là một thầy giáo, đại diện cho một trường đại học bên Anh Quốc đến trường tôi để tìm kiếm ai đó hay trao giải cái gì đó vì Thùy với Chi cứ rì rì rầm rầm mà tôi cũng chẳng thể tập trung nghe thầy nói. Vị thầy giáo đó tầm trung trung tuổi với đôi mắt xanh và mái tóc đã bạc quá nửa. Sau khi nghe thầy hiệu trưởng giới thiệu thì ông đi lên bục sân khấu rồi mỉm cười chào toàn học sinh toàn trường, bà giáo phụ trách môn tiếng Anh mà tôi ghét cũng lên theo để làm phiên dịch.

Tôi cực kì ghét bà giáo khó tính lắm điều đó nên cũng chẳng để ý nghe tử tế xem chuyện gì đang xảy ra. Đại loại những gì tôi nghe được là ông người Tây đó tên là Kelvin, là đại diễn cho trường đại học ở nước ngoài, trường đại học đó đã tài trợ để tổ chức một chương trình tìm kiếm nhân tài về hội họa tại Việt Nam. Cái cuộc thi này nghe có vẻ quen quen, hình như Hạ đã từng có lần gạ gẫm tôi tham gia cùng với nó nhưng vì bận nhiều việc cộng thêm tôi nghĩ mình không phù hợp với mấy chương trình như thế nên đã từ chối tham gia, giờ lại gặp lại ban tổ chức của cái cuộc thi đó, hôm nào gặp tôi phải khoe với Hạ mới được.

– Đất nước của các bạn có rất nhiều người tài giỏi và tôi thực sự rất ngưỡng mộ điều này. Và đó cũng chính là lí do ngày hôm nay tôi có mặt tại đây.

Ngồi ở dưới tôi thầm thì với Chi.

– Bà này dịch như “shit”.

Chi bụm miệng cười rồi huých tôi một cái ý muốn nói là hãy tiếp tục nghe nếu không muốn bị phạt đi lao động.

– Có một bài thi gửi về cho chương trình, bài dự thi ấy tuy đơn giản nhưng đã để lại một ấn tượng cho chúng tôi.

Lời phiên dịch vừa ngớt, ông đã mở ra một bức tranh đơn sắc chỉ có các sắc độ đen trắng đơn giản. Tôi nhìn bức tranh mà người ngoại quốc kia cho là “kiệt tác” thì chết điếng.

– Các bạn thấy đấy, như đã nói, nó vô cùng đơn giản. Nhưng trong cái đơn giản ấy lại truyền tải được cảm xúc của tác giả. Đây là lí do khiến nhà trường quyết định trao thêm một giải thưởng. Ngoài giải nhất, nhì, ba như đã công bố, chúng tôi quyết định trao thêm giải đặc biệt tới thí sinh đã dự thi bức tranh này. Bạn học sinh đó sẽ nhận được một học bổng toàn phần tại vương quốc Anh do chính ngôi trường đại học của chúng tôi đào tạo.

Vừa nghe tới đây cả trường tôi vỗ tay ầm ầm. Du học nước ngoài, học bổng toàn phần, những thứ như thế thì ai mà không thích cơ chứ nhưng có điều trong lòng tôi cảm thấy bất an.

– Tôi xin phép được mời em học sinh này lên nhận giải thưởng, em Trịnh Tú An.

Cái tên vừa được bà giáo xướng lên khiến tôi chết lặng, bọn cái Lam cái Thùy chúng nó nhìn tôi một cách lạ lẫm.

– Tú An? Trường mình có đứa nào tên giống mày thế? Mà giống từ cái tên đệm cho đến cái họ.

– Chúc mừng nhớ, chuẩn bị tinh thần khao bọn này đi.

– Mày nộp bài dự thi hả? Sao không thông báo bọn này một tiếng?

Lam, Thùy và Chi, mỗi đứa nói một câu, đứa thì lạ lẫm, đứa thì trách móc có đứa lại chúc mừng còn tôi, riêng tôi chẳng biết cái quái gì đang diễn ra cả chỉ lẩm bẩm vài câu vô nghĩa:

– Bà này dịch tệ quá.

– Em Trịnh Tú An, Trịnh Tú An 11A6 đâu rồi ạ? – Giọng bà giáo xa xả xa xả trên loa như muốn lôi màng nhĩ người nghe. Có vẻ bà giáo của tôi đang dần mất đi sự kiên nhẫn khi chẳng có ai lên tiếng trả lời bà ta.

Cả trường quay lại nhìn lớp 11A6 chúng tôi, bọn lớp tôi thì lại đổ dồn ánh mắt vè phía tôi. Còn tôi thì ngơ ngơ ngác ngác vẫn không thể hiểu nổi. Đúng, đó là bức tranh do tôi vẽ nhưng tôi đâu có đem nó đi dự thi cơ chứ, hơn nữa tôi cũng làm mất bản vẽ đó từ lâu rồi. Đó vốn không phải một bản vẽ hoàn chỉnh, nó chỉ là một phút nông nổi nhất thời tôi rảnh tay ngồi vẽ chơi vậy mà bây giờ nó lại chễm chệ đạt giải đặc biệt của một trường đại học ngoại quốc. Lam ẩn người tôi nhắc nhở rằng tôi nên đứng dậy, cô chủ nhiệm ngồi ở trên hàng ghế giáo viên cũng ngoái lại nhìn. Tôi đứng lên một cách miễn cưỡng trước mắt của “bàn dân thiên hạ”, dĩ nhiên không tránh khỏi cảm giác ngại ngùng khi hàng trăm con mắt đang đổ dồn về nhìn từng cử chỉ hành động của tôi. Tôi rời khỏi hàng ghế ngồi của lớp, tiến gần về phía sân khấu. Từ vị trí này tôi có thể trông thấy toàn bộ học sinh trong trường, người thì nhìn tôi đầy ngưỡng mộ, người thì dùng ánh mắt soi mói, người thì lại khinh khỉnh có người thì lại chẳng quan tâm. Với những người quen biết tôi như các thành viên trong lớp tôi đang theo học, như các thành viên trong câu lạc bộ âm nhạc, họ đều mỉm cười nhìn tôi. Bảo Khánh nhìn tôi với vẻ mặt điềm đạm, Anh Quân nhìn tôi với vẻ mặt không cảm xúc.

Tôi đứng trên bục, nghe ông Kelvin nói thêm những điều gì gì đó rồi ông ta trao cho tôi một tấm bằng khen sau đó tôi được về vị trí lớp. Buổi chào cờ sau đó diễn ra như thế nào tôi cũng không rõ. Cho tới khi lên tới lớp tôi cứ cầm tấm bằng khen rồi nhìn trối chết vào nó.

– Thế là mày sẽ đi du học à? – Chi hỏi. – Mãi tao mới về đây, mãi mấy đứa mới có thể tụ tập đi chơi thế mà mày lại định đi à?

– Tao không biết. Tao cũng đâu có nộp bài tham gia đâu.

– Mày cứ nói thẳng ra, giải thì cũng trao rồi mày cứ nói thật thì cũng chẳng ai trách được mày. Việc mày đi du học đấy là điều tốt, mày sẽ được đào tạo trong môi trường tốt hơn, tương lai mày sẽ tốt đẹp hơn, mày sẽ được theo đuổi đam mê của mày. Tao chỉ thấy buồn khi mà nghĩ đến việc mày sẽ không còn ở đây nữa. Giờ thì tao mới hiểu cảm giác của chúng mày khi mà tao đi du học.

– Thật là tao không biết gì mà. Đúng là bức vẽ đó là của tao nhưng tao không nộp. Còn cái học bổng tao vẫn chưa quyết định gì mà. – Tôi cố gắng giải thích nhưng hình như chẳng đứa nào có ý định nghe, chúng nó đều nhốt mình trong những suy nghĩ riêng của bản thân mặc kệ cho tôi có nói gì đi nữa. Tôi sực nhớ tới Hạ, hôm trước nó gọi điện cho tôi gào rú gì đó xong nói câu gì đó, liệu có phải đây chính là điều mà nó định nói với tôi?

Tôi lôi điện thoại ra nhắn một dòng tin rồi gửi cho Hạ, vài phút sau nó nhắn lại.

“Mày biết rồi à? Nhận giải chưa?”

“Rồi, vừa xong. Tại sao mày chưa hỏi gì mà đã nộp bài tao đi?”

“Tao xin lỗi mà khổ quá ai mà biết được bài mày được đánh giá cao thế. Tao chỉ định nộp đi cùng cho bài tao đỡ lẻ loi thôi. Thấy bài mày vẽ nháp vứt đấy nên tao mới mượn đấy chứ”.

“Mày nói nghe hay nhỉ >:( ”

“Tao xin lỗi rồi còn gì. Mày cũng được giải, học bổng hẳn hoi. Thích thế còn gì. Tao giải ba này, chán đếch tả được.”

Tôi đọc xong tin nhắn thì cất luôn điện thoại, chẳng thèm đôi co với Hạ làm gì nữa cho mệt. Ngồi được một lúc, lát sau Anh Quân đứng ở cửa lớp gọi tôi ra. Tôi tò mò, anh sẽ nói gì đây thưa thầy giáo của tôi?

Tôi vừa ra tới nơi, anh chẳng nói gì chỉ ra hiệu cho tôi đi theo. Đi được một đoạn anh mới nói.

– Thầy hiệu trưởng tìm gặp em.

– À… – Tôi khẽ ồ lên một tiếng. Anh hơi ngoái lại nhưng rồi rốt cục cũng không quay lại mà vẫn cứ đi về phía trước, tôi cũng cứ nhìn về bóng lưng rộng lớn của anh mà bước tiếp.

– Em quyết định nhận học bổng à? – Một hồi lâu sau anh mới lên tiếng.

– Em hoàn toàn không biết gì về mấy cái vụ học bổng rồi đại học gì gì đó hay là cái gì mà Anh Quốc gì gì đó. Em cũng chẳng biết làm thế nào cả.

– Em có thể từ chối nhận học bổng. – Anh nói nhẹ như thể sợ rằng những câu nói đó sẽ tan vỡ ngay khi anh vừa nói xong vậy.

Tôi nhất thời chưa hiểu, ngây người nhìn anh. Tôi có thể từ chối ư? Mà khoan đã, có phải là anh đang giữ tôi lại không? Trong lòng tôi chợt có một tia hy vọng nhen nhóm, nếu như anh mở miệng nói thì nhất định tôi sẽ ở lại. Nhưng đáng tiếc, đốm lửa hy vọng của tôi còn chưa kịp bùng cháy thì đã bị câu nói tiếp theo của anh làm cho tắt ngóm củ tỏi.

– Hoặc nếu thích em có thể nhận học bổng. Anh Quốc là một nơi lí tưởng để em theo đuổi đam mê và phát triển kĩ năng của bản thân.

Anh vừa nói xong thì cũng là lúc tôi và anh cùng bước tới cửa phòng hiệu trưởng. Anh gõ cửa rồi đi vào. Tôi bước theo vào, ngay lập tức hơi lạnh của điều hòa khiến tôi rùng mình, tôi căng thẳng tới mức hơi thở có chút gì đó không ổn định. Trong đó có thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó, thầy tổng phụ trách và Anh Quân. Tôi lễ phép chào hỏi các thầy cô rồi đứng đó chờ đợi. Thầy hiệu trưởng chỉ tay vào chỗ trống trước mặt, mời tôi ngồi xuống đó. Thầy mỉm cười hiền hậu nhìn tôi rồi nói.

– Tôi thật không nghĩ rằng trường chúng ta lại có thể nhận được vinh dự khi được một trường đại học nước ngoài tới thăm và chọn ra một em học sinh tiêu biểu cho trường của họ. Nhà trường sẽ làm thủ tục cho em và sẽ có một phần thưởng trao cho em An. Mặc dù phần thưởng của nhà trường cũng không nhiều nhưng là để khuyến khích tinh thần học tập của em.

– Em cảm ơn thầy ạ. Nhưng em thưa thầy, về phần học bổng em không chắc là mình có điều kiện để sang bên đó theo học ạ. Với lại em cũng chưa thông báo cho gia đình nên…

– Nhà trường đã nhắn tin về cho gia đình nên em không phải lo. Thầy nghĩ em nên sang bên đó để có thể phát triển tài năng của bản thân. Học bổng em có thể không nhận nhưng thầy nghĩ em nên suy xét cẩn thận. Đây là niềm mơ ước của bao nhiêu bạn khác, là cơ hội hiếm có. Em có 2 tuần để quyết định, sau đó hãy cho thầy biết ý kiến của em. Được chứ?

Tôi dạ vâng nhưng trong lòng lại ngổn ngang không yên. Sau đó tôi ngồi lại phòng hiệu trưởng để trả lời một số câu hỏi của thầy cô. Cô hiệu phó và thầy tổng phụ trách đều khen ngợi tôi, thầy hiệu trưởng mỉm cười hiền từ, còn Anh Quân, gã mặt lạnh im lặng nhất căn phòng đó. Trong giây phút nào đó tôi cảm thấy anh thật giống với cái điều hòa nhiệt độ đang làm tôi chết cóng.

Tôi thì vẫn ngồi tiếp chuyện các thầy cô còn Anh Quân thì lặng lẽ bước ra ngoài, hình như anh có điện thoại. Tôi len lén nhìn theo hình bóng anh trong lòng đang không biết rằng anh nghĩ thế nào. Hiện tại nếu sự quan tâm của mọi người chỉ xoay quanh ba cái chuyện học bổng du học gì gì kia thì tôi lại khác, tôi lại nghĩ đến chuyện phải xa mấy con vịt giời bạn thân, phải xa gia đình, phải xa thành phố Hà Nội này, phải xa cả Việt Nam thân yêu, phải xa cả cái người mà tôi đã phải tự dặn mình rằng không được nghĩ đến anh nữa. Tôi cảm thấy thật buồn cười. Anh Quân là một thầy giáo giỏi, anh dạy tôi cách mạnh mẽ, dạy tôi cách tự lau khô nước mắt, dạy tôi cách coi quá khứ như một kỉ niệm đẹp đẽ, dạy tôi biết yêu thương bản thân mình và mọi người xung quanh hơn nhưng hình như anh quên mất dạy tôi cách ngừng yêu thương một người. Có lẽ chính vì thế mà tôi không thể từ bỏ ngay cả khi người đó ngày càng xa cách tôi. Tôi sợ rằng khi mà tôi buông tay thì cũng chính là lúc anh nắm lấy. Nếu khi tôi quyết định từ bỏ mà anh lại có chút gì đó với tôi thì sao? Tôi sẽ hạnh phúc vì quyết định của mình chứ? Không, lúc đó chắc tôi hối hận phải biết. Thế nên khi chưa biết chắc chắn câu trả lời thì tôi không thể thực sự đặt một dấu chấm hết cho mớ lộn xộn này được mặc dù tôi cũng mệt mỏi với nó quá rồi.

Anh Quân bước vào phòng, gương mặt anh hiện lên vẻ lo lắng nhìn tôi. Ngay lúc đó điện thoại của tôi rung lên một hồi, là mẹ tôi gọi. Tôi vội vã xin phép thầy cô ra ngoài.

– Mẹ gọi con ạ?

– Bà nội ốm, mẹ phải vào Nam gấp xem tình hình bà con thế nào, có gì con ở bên nhà bác Lâm nhé, anh chị lại đi công tác rồi con chịu khó nhé.

– Bà ốm thế nào ạ? Cho con đi cùng mẹ đi.

– Sắp thi học kì rồi ở nhà học đi đi cái gì, mẹ đang trên đường ra sân bay rồi. Mà mẹ nhận được tin nhắn của hiệu trưởng rồi, mày thi thố cái gì mà cũng không bảo một câu hả.

– Con bạn con nó nộp đi chứ có phải con đâu.

– Ừ biết thế đã. Chuyện học bổng để mẹ về rồi bàn sau. Thôi đi học đi, mà mẹ bảo bác Lâm với bác Lân rồi đấy, tí về qua nhà lấy gì thì lấy rồi qua nhà hai bác nhé có gì mẹ gọi điện.

– Vâng, con chào mẹ.

Tôi cúp điện thoại rồi thở dài một tiếng sau đó xin phép về lớp luôn. Mọi chuyện thật biết thời điểm thích hợp để mà dồn đến nhỉ. Tôi thất thểu đi về lớp. Đi được một lúc tôi mới nhận ra rằng anh cũng đi cùng mình.

– Bà em ốm nặng không? – Anh lên tiếng hỏi. Hóa ra anh cũng biết rồi, vậy cũng tốt, tôi đỡ phải mở lời để nói với anh việc mẹ “tống” tôi sang bên nhà anh ra sao.

– Em không biết. – Tôi lắc đầu, mặt méo xẹo.

Bà tôi vốn là người Hà Nội, cả gia đình tôi đều ở ngoài này nhưng sau khi ông tôi mất, bà một mực muốn chuyển vào trong đó sinh sống, kéo theo chú và cô tôi vào trong đó. Tôi nghĩ chắc bà muốn quên đi chuyện cũ.

– Lát nữa có cần về nhà lấy đồ không?

– Chắc có ạ. – Tôi cúi gằm mặt mà đi.

– Mẹ em có nhắc chuyện du học không? – Hồi lâu sau anh mới hỏi.

– Có ạ.

– Thế bác nói thế nào?

– Mẹ em bảo đợi mẹ về rồi bàn.

– Ừ.

Anh gật gật đầu. Vừa bước lên đến tằng 3 là đến lớp của tôi. Tôi dừng trước cửa lớp, đứng ở góc khuất để mọi người ngồi trong lớp không thể nhìn thấy tôi. Tôi lễ phép chào anh rồi chuẩn bị vào lớp còn anh chỉ gật đầu một cái rồi đi thẳng về phía đầu dãy hành lang bên kia. Anh tại sao lại xa đến thế? Tôi thôi không nhìn theo từng bước chân anh nữa mà bước vào lớp, tiếp tục tiết học.

Cuối giờ tôi thu xếp sách vở, tự về nhà lấy đồ rồi tự vác xác qua nhà anh, tôi vẫn thích gọi đó là “Back In Time” hơn. Tôi bước vào, chỗ này vẫn thế, ngoài việc một số anh chị nhân viên là thay đổi còn đâu thì vẫn thế. Thấy tôi đến bác Lân đang đứng trên tầng liền vội đi xuống.

– An đến rồi đấy hả, sao không bảo để anh Quân đưa đi.

– Dạ thôi cháu tự đi được rồi ạ.

– Ừ. Bà ốm thế nào hả cháu? Sáng nay bác đang thắp hương thì mẹ cháu gọi bảo có việc đi gấp, nhờ gửi cháu sang bên này mấy hôm.

– Cháu cũng không biết ạ. Mẹ cháu sáng nay chỉ bảo sang bên này mấy hôm vì bà ốm nên mẹ phải vào xem thế nào.

– Ừ được rồi, thôi cháu lên kia đi, tối nay ngủ với bác nhé, cho hai bố con nhà nó nằm với nhau.

Tôi cười rồi vâng lời rồi mang đồ lên gác. Theo lịch là tối hôm đó tôi sẽ phải đến trung tâm để học thêm. Mọi hôm giờ này là tôi đã lóc cóc mài mông ở ngoài bến xe bus nhưng hôm nay tôi lại vinh dự được chính giáo viên hướng dẫn ở đó đưa đi. Tôi trèo lên xe anh, đội mũ bảo hiểm và im lặng suốt cả chặng đường. Anh không nói gì, tôi cũng chẳng hé nửa lời bởi tôi nghĩ anh sẽ chẳng trả lời đâu và thế là chẳng ai nói gì với ai. Trong một giây phút nào đó tôi cảm thấy nhớ Anh Quân kinh khủng mặc dù anh ngồi ngay trước tôi. Tôi nhớ anh của một ngày nào đó hay chành chọe gây sự với tôi, hay cùng lão anh trai tôi bày trò bắt nạt tôi, tôi nhớ anh của một ngày nào đó dịu dàng và ấm áp, tôi nhớ anh của một ngày nào đó dẫn tôi tới cánh đồng hoa bao la, tôi nhớ anh ấm áp như ánh nắng của những ngày đông lạnh lẽo, nhớ cả mùi hương ngọt ngào vương trên vai áo anh. Anh Quân của những ngày ấy đâu rồi? Nói với anh của những ngày có mưa, có nắng và có gió rằng tôi nhớ anh được không?

Những suy nghĩ vu vơ của tôi tan biến hoàn toàn khi anh đỗ xe trước cửa trung tâm. Bác bảo vệ nhìn anh và tôi một cách lạ lẫm. Anh mỉm cười nói rồi dắt xe vào.

– Đây là em cháu.

Tôi bước thật nhanh lên lớp, chọn cho mình một cái bàn ở vị trí thứ tư rồi đặt cặp ngồi xuống. Học sinh tới lớp cũng khá đông đủ. Một lúc sau anh từ cửa bước vào, đi thẳng một mạch lên bàn giáo viên. Anh đặt cặp xuống rồi khẽ nhíu mày nhìn vị trí bàn một. Ngay sau đó anh lia mắt khắp lớp rồi dừng lại ở bàn tôi.

– Tôi tưởng là chúng ta sẽ ngồi theo sự sắp xếp của tôi cơ mà nhỉ? Ai về chỗ người đó đi.

Anh chăm chú nhìn vào quyển sách rồi nói to. Tôi day day hai mắt rồi cững miễn cưỡng xách cặp đứng dậy lên bàn 1 ngồi. Buổi học hôm nay diễn ra hết sức bình thường, tôi có ngồi học, có tiếp thu, kiến thức trôi tuột vào đầu một cách dễ dàng.

Hết giờ anh lại đưa tôi về. Trên đường khi dừng lại ở một ngã tư gần Nhà Hát Lớn anh bỗng quay ra hỏi tôi.

– Em có muốn đi ăn gì không?

Tôi tròn mắt nhìn anh. Anh Quân tiện đường rẽ luôn sang phố Tràng Tiền, anh mua hai cây kem. Sau khi ăn hết hai cây kem đó anh lại dẫn tôi đi chợ đêm. Thật sự là từ lâu lắm rồi tôi mới có dịp được đi chợ đêm. Chợ đêm đông đúc với dòng người qua lại. Tâm trạng tôi đang bị gò bó bởi bao nhiêu suy nghĩ vặt vãnh thì được nhìn thấy cảnh đông đúc náo nhiệt thì cũng dần trở nên thoải mái. Tôi chạy lăng xăng hết bên này sang bên kia, hoàn toàn chẳng để ý hay quan tâm đến điều gì khác. Tôi cứ mải chơi, mải chạy, mải vui, mải cười, mải ăn mà quên khuấy đi mất bao nhiêu âu lo buồn bực của ngày hôm nay, cũng quên luôn là một người đi cùng nãy giờ chỉ mỉm cười và quan sát tôi chăm chú, quên luôn cả những câu nệ, những màn chắn giữa tôi với anh. Tối nay tôi sẽ mặc kệ mấy cái thứ vớ vẩn đó mà vô tư chạy nhảy, nghịch ngợm, vô tư cười nói với anh mặc kệ anh có đáp lời hay không. Anh vẫn đi theo tôi nhưng lặng lẽ và bình dị như một cái bóng.

Đến khi tôi chơi mệt mới sực nhớ ra là anh vẫn đi theo nãy giờ.

– Anh… à Thầy… – Tôi buột miệng, vội vàng sửa lại rồi cười toe toét lấp liếm.

– Sao? Gọi cái gì? Ăn uống no nê chưa?

– Dạ rồi. Hì – Tôi cười híp mí.

– Chạy mệt chưa?

– Suýt ạ.

– Rồi ạ.

– Thế thì về thôi. Sáng mai còn đi học nữa, về chuẩn bị bài, tôi kèm em học đấy.

– Vâng.

Đang đi chơi mà nghe thấy từ “học” là ngay lập tức mặt tôi xị xuống. Anh đưa tôi trở về Back In Time. Sau khi tôi chuẩn bị xong bài cho sáng hôm sau, đánh răng rửa mặt xong cũng là 10h30′. Tôi ngồi trong phòng trò chuyện cùng bác Lân thì đột nhiên nghe thấy tiếng piano vọng ra từ phía trên gác rồi con mèo Nheo đang hé cánh cửa phòng. Tôi nhìn bác đang chăm chú xem bộ phim truyền hình dài tập chiếu trên tivi rồi nói nhỏ.

– Bác ơi con lên kia một lát nhé?

– Ừ chắc thằng của nợ kia lại ngồi đánh đàn để con mèo xuống rồi. Lên rồi nhớ xuống sớm mà đi ngủ đấy nhé con gái.

– Vâng.

Tôi dạ ran rồi chạy biến. Tôi nhón từng bước lên cầu thang một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Tôi vừa lên đến nơi đã thấy con mèo béo đang ngồi liếm láp ngoài cửa còn cửa phòng piano thì mở he hé. Tôi bế con mèo lên rồi mở cửa bước vào. Cánh cửa mở tạo nên một tiếng két làm gián đoạn những nốt nhạc từ phím đàn, Anh Quân giật mình quay lại rồi thở phào.

– Giật cả mình.

– Hơ hơ. – Tôi cười như con ngốc.

– Lên đây alfm gì, mấy giờ rồi mà còn chưa ngủ hả?

– Tại con Nheo nó bò xuống kia.

– Nó xuống nó sẽ lại lên đây thôi, miễn là nó không chạy ra ngoài sân thượng ngoài sân là được. Nó mà đi mất là chịu, chả ai tìm nó về được trừ khi nó tự về.

– À vâng. – Tôi gật gật đầu. – Cho em mượn đàn một lát đi.

– Em định đánh bài gì?

– Tự nhiên em nhớ bài “To Zarnakand”.

– Đã bảo em không chơi bản đó mà.

– Tại nó hay chứ.

– Hay mà em đánh dở tệ không à.

– Ai bảo thầy thế. – Tôi cau mày làm mặt xấu.

– Tôi bảo thế đấy. Đánh gì mà chỗ thì nhanh như bắn rap chỗ lại vấp xong chỗ thì mãi mới ra được một nốt.

– Có mà thầy đánh như thế ý. – Tôi bực bội.

– Láo nhỉ, em quát ai đấy hả? Thích gào cái mồm lên không hả? Thích không?

Anh vừa nói vừa bẹo hai má tôi

– A…a….a thôi…..em xin lỗi…..thầy đừng véo má em nữa…… a…em mách bác Lân….

– Học đâu cái kiểu hơi tí là mách lẻo thế hả? Em bao nhiêu tuổi rồi mà còn chơi cái trò trẻ con đấy? – Anh buông tay khỏi cái má đáng thương của tôi rồi hỏi.

– Thầy có biết là véo má là biếng ăn không? Thầy có biết là tay thầy như cái kìm không mà bẹo má em đau thế hả?

– Em ăn như con khẹc khẹc ý biếng ăn cái nỗi gì.

Tôi nhìn anh bằng ánh mắt căm phẫn rồi quay đi.

– Thôi này, đàn này, chơi gì thì chơi đi. Xem xem là công sức dạy dỗ của tôi đã xuống sông xuống biển chơi cùng cá với tôm hay chưa.

Tôi vẫn dỗi, quay mặt đi chỗ khác.

– Này, dỗi à?

– Em thèm vào.

Anh bật cười khi thấy tôi tỏ ra như vậy.

– Nghiêm túc nào, em sẽ nhận học bổng à?

Anh Quân thôi không đùa nữa, giọng anh trầm hơn, cảm giác như trong lòng anh còn chứa nhiều mệt mỏi suy tư hơn cả tôi nữa vậy. Tôi quay lưng lại, suy nghĩ một lúc rồi mới trả lời.

– Em không biết. Thực sự là mấy cái chuyện du học gì đó em còn chưa định hình được là nó sẽ như thế nào.

– Thế em định chọn thi trường đại học gì?

– Em cũng chả biết nữa. Ngày mai như thế nào còn chả biết nói gì chuyện tương lai. Nhưng mà chắc là em sẽ nộp hồ sơ vào hai trường, một là trường mĩ thuật, một trường nữa là gì thì em vẫn chưa biết.

Anh gật gù một lúc rồi mới trả lời.

– Em không thấy rằng cơ hội đang đến à?

– Dạ?

– Em không thấy đây là cơ hội tốt cho tương lai của mình à? Du học, điều kiện bên đó rất phù hợp để phát triển tài năng của mình. Việt Nam còn nhiều điều thiếu sót trong ngành giáo dục mà chưa chắc rằng sẽ có thể khắc phục, còn chưa kể đến các vấn đề bằng cấp rồi điểm số hay việc làm nữa nhưng ở nước ngoài lại khác. Họ có khả năng hỗ trợ cho học sinh sinh viên rất tốt, chương trình học bên đó cũng không vất vả như ở bên này. Bây giờ em đã hết lớp 11 rồi, gạt khỏi đầu những thứ ngoài lề khác, tập trung vào vấn đề trước mắt.

– Đi du học đâu phải dễ ạ. Còn mẹ em nữa, mẹ em đã nói gì đâu. Còn chưa kể sang bên đó có một mình em nữa…

– Những vấn đề đó chỉ là chuyện nhỏ thôi. – Anh chen ngang lời tôi. – Cái chính nằm ở em, em có muốn đi không? Đây là cơ hội của em, phải biết nắm bắt nó. Đừng để sau này nghĩ lại phải hối tiếc. Thôi muộn rồi, đi ngủ đi mai dậy sớm tôi đưa em đi học.

Tôi thở dài rồi gật gật đầu. Vô hình chung, một gánh nặng lại đè lên vai tôi. Đêm đó tôi lại mất ngủ. Tôi đã thay đổi hàng trăm tư thế nhưng vẫn không thể ngủ nổi. Tôi thực sự muốn ngồi dậy nhưng sợ làm phiền đến bác Lân đang say giấc nên chỉ có thể ngoan ngoãn nằm yên.

Trong bóng tối, mắt tôi vẫn mở thao láo nhìn trần nhà. Du học, đây quả thực là một cơ hội cho tôi sao? Công nhận là tôi rất thích vẽ, công nhận là tôi cũng hơi thinh thích cái trường đại học đó nhưng sang bên đó có một thân một mình, tôi lại còn là một đứa gà mờ nữa chứ, sang bên đó học tôi biết làm sao đây. Nhưng nếu ở lại đây thì năm tới à không, chưa cần đến năm tới, chỉ cần hè này thôi tôi đã phải cùng chúng bạn gạt hết các vụ tụ tập chơi bời sang một bên để dồn hết sức tập trung vào mấy thứ đề ôn rồi lò thi các kiểu, sẽ phải vật vã khốn đốn để ôn thi. Nhưng nếu nhận học bổng tôi chỉ cần thong dong “xách ba lô lên và đi”, hoàn toàn không cần vất vả. Hơn nữa đây lại là học bổng toàn phần, tôi hoàn toàn không cần lo lắng về tiền học. Còn chưa kể nếu như thành tích của tôi mà khả thi thì tôi sẽ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp luôn không chừng. Ôi trời ơi sao mà khó nghĩ vậy chứ. Tôi cứ nghĩ ngợi rồi kêu than, nghĩ ngợi rồi kêu than rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết.

Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy là 5h30′. Các bạn đừng nghĩ tôi chăm chỉ mà dậy sớm như vậy, đều là do Anh Quân nhờ bác Lân gọi tôi dậy. Tôi mắt nhắm mắt mở ngồi dậy, đầu tóc thì như con bú rù, miệng thì lẩm bẩm vài câu vô nghĩa.

– Dạ….mẹ gọi gì con ạ….

– Anh Quân gọi con đấy.

– À vâng ạ. – Tôi giật mình nhớ lại rằng mình không phải đang ở nhà mà là đang đi “cư trú” ở nhà người khác. Thế là tôi vôi vội vàng vàng xuống giường, gấp chăn, chải tóc, đánh răng rửa mặt. Xong xuôi là 6h kém 15′.

– Em đúng là con rùa bò. – Anh Quân nhìn đồng hồ đeo tay rồi lẩm bẩm.

– Hết lợn rồi rùa, thế thầy là con gì?

– Tôi chắc là người chăn lợn kiêm người nuôi rùa.

– Ai cần thầy nuôi? – Tôi cong cớn đáp trả.

– Ơ em tự nhận mình là lợn với rùa à?

Tôi cay cú im lặng. Im lặng, đúng rồi, im lặng, nếu mà còn nói nữa thì tôi sẽ bị anh trêu tức chết mất. Dù là tôi có thích anh nhưng khi bị đem ra để so sánh với những con vật không cùng đẳng cấp như thế thì ai chả bực mình. Tôi bực mình nhưng lại có chút vui vui.

– Sớm thế thầy lôi em dậy làm gì?

– Tập thể dục chứ làm gì. Người em ốm yếu lẻo khẻo như thế là do lười vận động, không tập thể dục thể thao nên mới thế đấy.

– Em nằm nhà ăn sáng cũng được rồi. Tha cho em. – Tôi lười biếng.

– ĐI nhanh lên đừng có mà mè nheo.

Tôi dù muốn dù không thì cũng vẫn bị anh lôi đi tập thể dục. Ngoài đường vắng tanh, ờ thì bây giờ mới gần 6h sáng, ngoài những người đi tập thể dục ra thì đa số mọi người vẫn còn say giấc nồng bên giường gối thân yêu. Tôi lúc này thật ghen tị với họ quá đi còn anh lúc này sao mà đáng ghét thế.

Anh bắt tôi chạy bộ 5 vòng, tôi chạy đến hộc cả bơ mới có thể theo kịp anh. Chạy đến vòng thứ tư thì tôi thật sự chẳng còn sức nữa. Tôi dừng lại, chống tay vào đầu gối rồi xua xua tay.

– Em….em….mệt… hộc….hộc…. mệt quá…. không chạy…nữa….mệt….

– Kém thế. – Anh khích bác.

– Kệ…..em…..không…..chạy…nữa đâu….

– Thế thôi về nhé?

Tôi gật gật rồi đi bộ về cùng anh.

– Hôm qua ngủ được không?

Tôi không đáp mà chỉ gật gật đầu.

– Điêu. Mắt thâm quầng mà còn gật.

– Chắc tại em lạ chỗ nên khó ngủ thôi. – Tôi cười cười rồi ngay sau đó nhảy sang chuyện khác.

Về tới Back In Time tôi cũng vừa lấy lại sức. Suốt cả chặng đường tôi cứ định hỏi tại sao thời gian qua anh lại cư xử kì lạ như thế nhưng lại không dám hỏi, tôi sợ rằng nếu hỏi thì anh sẽ lại quay trở lại lạnh lùng xa cách như thế. Phân vân một hồi khi tôi đang định mở miệng hỏi thì một người xuất hiện khiến tôi giật thót.

– Anh Quân. – Bảo Khánh cười tươi.

Hôm nay chị mặc một chiếc quần ngố màu trắng và một chiếc áo sơ mi màu be với chiếc nơ xinh xắn ở cổ áo. Tâm trạng hồ hởi của tôi tự nhiên biến đâu mất, thay vào đó là tâm trạng ngán ngẩm khi gặp Bảo Khánh. Anh nhìn thấy Bảo Khánh thì chẳng nói gì cả mà đi thẳng vào trong. Tôi cũng nhanh chân đi theo anh lướt qua ánh mắt soi xét của Bảo Khánh.

– A Khánh đến đấy hả cháu, vào đây đi. – Bác Lâm tươi cười.

Tôi trèo nhanh lên gác thay đồ chuẩn bị đi học để không phải nghe thấy những lời hai người họ nói chuyện với nhau. Tôi thực có chút chạnh lòng, có chút không vui. Thực ra không phải chỉ là “có chút” được, phải là “cả tá” không vui mới đúng. Ừ đúng rồi, vui làm sao được cơ chứ.

Bữa sáng tôi ăn qua loa rồi xin phép đứng lên trước mặc cho bác Lân có nói gì đi nữa. Bác Lâm cũng bảo tôi ăn thêm nhưng tôi thực sự nuốt không trôi. Bảo Khánh thì coi như không có chuyện gì xảy ra mà tiếp tục dùng bữa với gia đình hai bác Lâm – Lân. Anh Quân thấy tôi đứng dậy thì cũng xin phép đi luôn, kéo theo đó là Bảo Khánh xin phép đến trường. Bàn ăn rốt cục còn mỗi hai vợ chồng bác Lâm. Tôi thật cảm thấy có lỗi một cách ghê gớm nhưng biết làm sao đây.

Đi qua đám anh chị nhân viên phục vụ tôi thấy hơi ngại, đi theo sau là Anh Quân rồi tiếp đến là Bảo Khánh. Trời đất, đây có phải là chơi trò rồng rắn lên mây đâu cơ chứ. Tưởng thế là thảm nhưng rốt cục xuống đến khu để xe mới là bi thương.

– An, lên xe đi thôi. – Anh Quân hất hàm.

– Hay để em lai An cho. – Bảo Khánh đề nghị.

– Tú An đi với tôi. – Anh nhắc lại.

– An đi với chị đi em. – Bảo Khánh nói Anh Quân không được, quay sang nói với tôi.

– An nhanh lên, muộn giờ rồi. – Anh mặc kệ Bảo Khánh.

– Hay là em đi xe bus nhé? – Tôi bẽn lẽn.

– Sao lại không để cho em đưa An đi học? – Bảo Khánh to tiếng.

– Nó là em cô à? – Anh Quân bắt đầu cáu.

– Thế nó có phải em anh không?

– Nhưng mẹ con bé gửi nó ở nhà tôi. Bảo Khánh liên quan gì?

– Em tiện đường muốn giúp thôi.

– Tôi cần à?

– ….

Tôi nghe họ nói qua nói lại mà ung cả thủ, quyết định rút lui trong im lặng. Tôi thở dài rồi ra ngoài, bắt xe bus và tới trường. Chắc ông trời thấy tôi thảm quá mà ngay khi tôi vừa đi ra thì cũng là lúc một chiếc xe bus độ xịch đến. Tôi leo lên xe, mặc dù giờ này xe bắt đầu đông hơn một chút nhưng ít ra vẫn còn dễ chịu hơn là đứng ở đó nghe họ cãi nhau. Tự nhiên trong lòng tôi thấy hẫng một cái, buồn à? Muốn khóc à? Cảm giác vớ vẩn này là sao chứ, sáng ngày hôm nay là sao chứ. Sáng ra đã lắm chuyện chẳng vui gì cả.

Tôi đến trường, lên khu nhà hiệu bộ để lấy sổ ghi đầu bài rồi quay trở về lớp học. Qua 2 tiết đầu tiên tôi mới gặp Bảo Khánh lúc xuống can teen. Tôi đi cùng Mai Chi xuống canteen mua nước, lúc lên lớp nó muốn vào wc để soi gương, tôi không muốn vào đó nên đành đứng ngoài chờ, lúc đứng chờ tôi gặp Bảo Khánh đang ôm trong tay cuốn sổ. Chị thấy tôi đang đứng một mình thì lại gần mỉm cười rồi hỏi.

– Chị đang tự hỏi không biết làm thế nào để gặp được em thì may quá, em đây rồi.

– Chị tìm em ạ? – Tôi nặn ra một nụ cười.

– Chị chỉ muốn biết là…

– Chị Khánh. – Bảo Khánh chưa nói xong thì Mai Chi đã từ wc hớn hở đi ra.

– Hôm nay em đến trường có đúng giờ không thế? Có bị muộn không? – Bảo Khánh mỉm cười hiền hậu với cô em gái. Toàn bộ biểu cảm của chị thay đổi hoàn toàn khi trò chuyện cùng với Mai Chi.

– Hôm nay em đến sớm là đằng khác nữa. Thôi em với An lên lớp đây, bái bai chị.

– Em chào chị. – Tôi nói vội rồi bước theo Chi.

– Tối qua mày ở đâu thế? – Đi một đoạn Mai Chi mới hỏi như vừa sực nhớ ra điều gì.

– Sao? Có chuyện gì à?

– À không, tại hôm qua tao ngủ lại nhà Thùy, hai đứa định rủ mày sang mà gọi mãi chẳng thấy ai.

– À ừ. – Tôi cười cho qua chuyện.

Hết giờ học tôi đang chuẩn bị về thì gặp Anh Quân. Anh chặn ngay trước mặt tôi rồi nhíu mày.

– Sáng tới giờ mới gặp. Sáng nay em đi học bằng gì thế hả?

– Dạ, như mọi khi thôi, xe bus ạ.

– Tôi đã bảo là tôi đưa em đi cơ mà.

– À, tại chị Khánh ở đó nữa, với cả…

– Không với viêc gì hết, tôi nói là em phải nghe. Mẹ em gửi em ở nhà tôi hay nhà Bảo Khánh mà em phải bận tâm Bảo Khánh nói gì.

– Nhắc tới em sao? – Bảo Khánh đủng đỉnh từ đâu đi tới. – Anh Quân, thầy Tùng tổ thể dục hình như là đang tìm anh hay sao đấy.

Anh Quân chẹp miệng, nói tôi đợi anh một lát, nói một câu cảm ơn khe khẽ với Bảo Khánh rồi anh chóng bước đi. Tôi cảm giác như anh vẫn có chút gì đó với Bảo Khánh, một gì đó rất mơ hồ, rất mông lung. Sau khi anh đi thì chỉ còn lại tôi và Bảo Khánh. Chị cười híp mắt rồi nói với tôi.

– À phải rồi, chúc mừng em nhận được học bổng nhé.

– Em cảm ơn. – Tôi đáp lại cho phải phép.

– Lát nữa anh Quân lại đưa em về? Em chuyển qua đó ở luôn hả?

Tôi lưỡng lự một lúc rồi mới trả lời. Đang định mở miệng nói thì Bảo Khánh lại chặn họng.

– Có phải em làm thế để bám lấy anh Quân hả? Em cũng phải công nhận là anh Quân là một người hấp dẫn phải không?

– Chị lại nói gì vậy ạ? – Tôi cười nhưng trong lòng có chút sợ hãi.

– Em vẫn không chịu nhận sao? Chúng ta không nên nói dối An ạ và phải thành thật chứ.

– Chị… – Tôi định nói gì đó thì lại bị chặn họng.

– Thôi nào, em thích anh Quân mà. Nếu không thì em hãy khẳng định đi, nói một câu thôi, nói rằng em không có một chút tình cảm nào với anh ấy cả.

Tôi nhíu mày. Thực chị ta có bình thường không vậy? Chị ta như thể đang đe dọa tôi vậy. Tại sao lại có một người kì cục như thế nhỉ, tại sao cứ nhất quyết phải gây khó dễ cho tôi bằng mấy cái câu hỏi lắt léo như thế.

– Thấy không, em không thể nói, là bởi vì em thích anh Quân.

– Tú An…

Bảo Khánh vừa dứt lời, Mai Chi đã xuất hiện ở ngay phía sau, mắt trợn tròn, miệng lẩm bẩm tên tôi.

– Tú An, mày thích thầy Quân à?

Tôi giật điếng. Một dòng điện chạy từ gót chân tới đỉnh đầu tôi, lạnh buốt. Tôi đứng như trời trồng nhìn con bạn thân mình đang tròn ngỡ ngàng. Tôi không thể nói không và cũng không thể nói có bởi tôi không muốn nói dối nhưng tôi cũng không thể tự mình thừa nhận cái sự thật ấy trước những người bạn mà tôi tin yêu. Chúng nó sẽ nhìn tôi thế nào đây?

– Mai Chi đấy à, em tìm chị à? – Bảo Khánh thấy Mai Chi thì lại cười nói như thể không có chuyện gì xảy ra. – Chị em mình về đi.

Bảo Khánh đẩy Mai Chi đi còn nó thì vẫn ngoái lại nhìn tôi, một đứa bạn đang nợ nó một câu trả lời. Lúc ấy Anh Quân cũng cùng lúc quay lại. Người tôi toát mồ hôi lạnh. Liệu anh có nghe thấy hay nhìn thấy chuyện vừa xảy ra hay không?

– Thầy…thầy…- Tôi lắp bắp.

– Gì? – Anh ngắn gọn.

Tôi lắc đầu rồi nhanh chóng quay lưng đi. Tôi tự về bằng xe bus mặc kệ cho anh sẽ nói gì hay không. Tôi cảm thấy chính bản thân mình đang run bần bật. Tôi đã giấu chúng nó một chuyện động trời. Cứ nhớ lại vẻ mặt ngỡ ngàng của Mai Chi là tôi lại cảm thấy có lỗi. Tôi đến nhà Mai Chi, vừa may không có Bảo Khánh ở nhà.

– Mày vào đây cho tao. – Mai Chi kéo tôi lôi xềnh xệch vào phòng nó. – Mày có nhớ hồi nhỏ bọn mình rất thần tượng chuyện của chị tao không?

Tôi lặng lẽ nhìn nó rồi gật đầu.

– Mày có biết thầy Quân là người con trai đó không?

Tôi lại gật đầu cái nữa.

– Thế sao mày…. Tú An, có phải mày thích thầy Quân không?

Lần này thì tôi im lặng, không gật đầu, cũng không lắc đầu. Mãi một lúc sau tôi mới dám ừ một tiếng.

– Chị tao vẫn còn tình cảm với thầy của bọn mình. Mà tại sao mày lại làm thế? Còn chưa kể mày giấu bọn tao nữa. Bạn bè với nhau kiểu gì thế?

– Thế mày giận tao là vì chị mày hay là vì tao giấu chúng mày?

Câu hỏi của tôi khiến nó im lặng. Tôi suy nghĩ một lúc rồi tiếp lời.

– Tao sang đây hôm nay chỉ là không muốn mày giận tao.

Không gian im lặng. Tôi im lặng, nó cũng im lặng. Đây là một sự thật khó chấp nhận. Tôi không trách Mai Chi khi nó cảm thấy như thế nhưng tôi thấy hơi buồn, khi mà chuyện này rốt cục rồi cũng sẽ chẳng đi về đâu cả.

– Tao sốc mày ạ. – Sau một hồi định thần Chi mới lên tiếng.

– Ừ tao cũng thế. – Tôi gật gật đầu đồng tình.

– Tao sốc quá.

– Tao biết rồi.

– Tao sốc mày ạ.

– Ừ tao biết, mày không cần nhắc lại nữa.

– Không tao vẫn phải nhắc lại. Tao sốc quá, nên gọi điện cho Thùy rồi.

– Cái gì?

Thế là nửa tiếng sau cả bọn gồm có Thùy, Lam và Linh Trang đều có mặt ở nhà Mai Chi. Chúng nó tụ tập tại phòng Chi, cả đám ngồi quây thành vòng tròn còn tôi thì ngồi đối diện với chúng nó, cảm giác như mình đang đứng trước vành móng ngựa vậy.

– Lúc mới nghe tao cũng thấy bất ngờ nhưng nghĩ lại thì thấy cute dã man ý. – Lam ôm gối, ngồi chễm chệ trên giường của Chi rồi phát biểu một cách hùng hồn.

– Tao chỉ thấy cáu vì mày giấu bọn tao. – Thùy ngồi bó gối rồi nói.

– Tao biết chúng mày sẽ sốc mà. – Tôi thở dài.

– Còn mày thì sao Linh Trang? – Chi hỏi.

– Thực ra… tao là đứa phát hiện ra đầu tiên. Đến ngay cả bản thân An nó còn không biết nhưng sau khi tao nói ra thì nó mới để ý.

– Hóa ra mày mới là đứa tội nặng nhất à. – Lam tiện tay ném luôn cái gối về phía Trang rồi cười. – Chuyện đáng yêu vậy mà không chia sẻ, chúng mày thế là không được.

– Nãy tới giờ mày cứ khen chuyện của nó thế là thế nào hả? – Thùy hỏi.

– Mày không thấy nó rất đặc biệt sao. Như trong mấy quyển tiểu thuyết mà bọn mày hay đọc đấy. Ôi trời ơi, đây là “truyện sống” nè.

Nghe Lam nói xong cả mấy đứa bọn tôi chẳng có vẻ gì là quan tâm cả.

– Tao cũng muốn kể nhưng mà tao không biết chúng mày sẽ phản ứng thế nào. Hôm nay con Chi suýt giận tao đấy.

– Mày định thế nào đây chúng nó biết hết rồi. – Trang ậm ờ.

– Hôm đi tham quan mày không trả lời câu hỏi của tao là phải. – Thùy giật gù.

– Eo ơi lúc đấy thầy Quân còn ngồi xem bọn mình chơi nữa cơ ôi trời ạ. – Lam lại gào lên.

– Tao vẫn thấy mày không nên. – Mai Chi suy tư.

– À mà đúng rồi, hình như mày được cái học bổng khỉ gió gì hả? – Trang hỏi một câu không liên quan.

– Ừ nhưng tao vẫn chưa có dự định gì cả.

Tôi thở dài rồi tựa vào vai chúng nó. Bạn bè, suy cho cùng vẫn là một chỗ tựa vững chắc nhất chỉ sau gia đình. Mấy đứa con gái lại bắt đầu than thở về cuộc đời, về cái tương lai mù mịt chưa định hướng ấy. Tôi cảm thấy khá may mắn khi mà chúng nó không tỏ vẻ xa lánh hay nghĩ khác về tôi khi chúng nó đều đã biết chuyện. Điều này khiến tôi như vừa trút được gánh nặng và mối lo âu luôn canh cánh trong lòng. Ngày hôm ấy mẹ tôi cũng trở về. Mẹ nói bà không sao cả chỉ là bị gió nên cảm thôi. Tôi cũng chuyển đồ của mình từ bên Back In Time về nhà. Vừa lúc anh tôi đi công tác về, Anh Quân mời cả nhà tôi sang bên đó dùng cơm.

– Thế rốt cục vụ học bổng là như nào? Gà như mày mà cũng được học bổng chắc ban giám khảo bị quáng gà rồi.

Ông anh tôi gắp lên một miếng thịt, ngắm nghía một hồi rồi thả vào miệng cười khoái chí. Mẹ tôi thấy thế liền cấu vào sườn ông anh trai tôi để nhắc nhở. Bác Lâm cười khà khà rồi hẵng giọng.

– Bác nghĩ con nên suy nghĩ kĩ một chút. Con thế là một bước lên tiên còn gì. Chỉ cần gật đầu một cái là vào thẳng đại học trong khi bạn bè chúng nó phải mất một năm nữa để học ôn mà còn chưa chắc thi đỗ.

– Bác cũng thấy thế. Nhưng mà thân con gái một mình sang bên đấy phải cẩn thận. – Bác Lân dặn dò rồi quay sang mẹ tôi. – Thế bà có đồng ý cho nó đi không?

– Học phí thì không cần lo rồi. Còn phải lo tiền nhà tiền ăn nữa thôi. Nói chung đi hay không là do nó thôi, mình làm sao mà bắt ép được.

– Mày đi thì mỗi tháng anh gửi tiền qua bên đấy cho yên tâm.

Mọi người nói như thể tôi sắp đi vậy, người thì lo học phí, người thì lo nơi ăn nơi ở, người thì lo tiền nong, duy chỉ mỗi Anh Quân là vẫn bình lặng gắp thức ăn đều đều.

– Thế nào, mày đi hay không? – Anh tôi hỏi chốt hạ.

– Em chịu. – Tôi dầm dầm cơm trong bát rồi trả lời.

Thấy tôi lừng chừng chả biết gì anh tôi đâm ra cáu gắt.

– Cái gì cũng không biết. Còn bao lâu nữa thì phải trả lời cho người ta rồi?

– Còn 5 ngày nữa.

– Thế mày định thế nào?

Tôi cắn môi. Tôi biết thế quái nào được, đã bảo không biết rồi. Không biết là không biết mà cứ hỏi khó, bực cả mình.

– Thôi, để cho em nó nghĩ nữa chứ. Thôi ăn đi ăn đi.

Bác Lâm gắp thức ăn vào bát cho anh trai tôi rồi nói vài câu phân bua. Tôi thì vẫn chẳng biết nên đi hay nên ở nữa. Người mà tôi muốn nghe ý kiến nhất thì lại giữ im lặng nãy giờ. Phải chăng chuyện du học là chuyện của tôi, chẳng liên quan tới anh nên có lẽ anh không cần phải cho ý kiến? Thái độ bình tahrn đó của anh nên hiểu là đang buồn rầu ủ dột hay là thơ ơ không quan tâm đây?

Tôi còn 5 ngày, 5 ngày nữa để quyết định cuộc đời mình. Tôi thường hay nói vui rằng, tương lai để mai tính, tối nay ăn gì còn chả biết nói gì tương lai. Nhưng hiện tại, dù tối nay ăn gì tôi không biết nhưng lại phải lo chuyện tương lai rồi. Tôi xách túi lên và đi học vẽ. Vừa nhìn thấy tôi là Hạ đã trưng ra cái bộ mặt nham nhở.

– Hê lố mày.

– Ờ. – Tôi mệt nhọc đáp lại.

– Nhà ngươi vẫn giận bổn cô nương à?

– Mày bị đao à, mày thử leo từ tầng 1 lên tầng 5 xem. – Tôi đưa tay quệt mồ hôi trên trán.

– Đương nhiên là không ai có thể giận Hạ rồi, vì Hạ là thiên tài, Hạ quá cute và dễ thương. – Nó quay ra ngồi tự mãn mất chừng 15 phút rồi mới quay vào nói chuyện tiếp với tôi. – Mà mày được học bổng hả?

– Ừ. – Tôi đáp.

– Sướng. – Hạ vỗ đùi cái đét rồi đưa tay lên xoa cằm. – Kể ra được thoát khỏi cái chỗ chó ăn đá gà ăn sỏi này cũng thích phết. Thế bao giờ mày đi?

– Tao chưa biết có đi hay không.

– Mày có bị điên không? Cơ hội sờ sờ trước mặt mà còn do dự. Tao nhớ, tao là tao ý, tao mà có học bổng như mày ý là tao a tếch luôn, vĩnh biệt đất nước tạm biệt đồng bào tôi đi. Tao sẽ sang nước ngoài và làm rạng danh quê hương.

– Mày đi bôi tro trát trấu vào mặt nước nhà thì có. – Tôi nói, tay vẫn tiếp tục lôi bài ra để vẽ.

– Hơi bị khinh nhau. Mà mày được học bổng thế cái anh nào mà mày cảm nắng ý, phản ứng của thằng cha đó như nào mày?

Câu từ miêu tả của Hạ khiến tôi phì cười.

– À ừ thì thằng cha đó chẳng nói gì cả. Ban đầu thì bảo tao nên suy nghĩ kĩ vì đây là cơ hội nọ kia bala bala rồi sau đó lại bảo tao sang đó lạ nước lạ cái rồi sau này thì im tịt chả nói gì, chả care luôn.

– Mả tổ nó. Hay là mày cứ nói quách đi cho rồi. Mệt mỏi vãi, như mèo vờn chuột.

– Mày bị điên à.

– Tao nói thật. Mày cứ nói, nếu nó ô kê thì tốt còn nếu nó từ chối thì mày đi du học luôn, việc đếch gì cứ phải tương tư rồi lưu luyến, như truyện ngôn tình không bằng.

Tôi chẹp miệng rooifg ật gù. Kể cũng phải, tôi cũng thấy mệt khi cứ phải đoán này đoán nọ. Đoán già đoán non không bằng cứ nói thẳng ra? Bây giờ tôi lại phân vân giữa việc thổ lộ hay không thổ lộ. Nói chung là việc này cần phải xem xét đã. Và thế là buổi tối hôm đó tôi rảnh rang đến mức ngồi cả tiếng đồng hồ để xin ý kiến của “quân sư” Linh Trang.

– Tao nghĩ mày nên nói luôn ra.

– Thật á? – Tôi sửng sốt. – Đến cả mày cũng nghĩ thế á?

– Ừ. Bây giờ cả mấy đứa biết rồi, thể nào chả thì thầm to nhỏ nọ kia. Thế thì thể nào thầy ý chả biết. Chẳng thà mày cứ nói trước khi ông thầy biết.

– Còn Mai Chi?

– Kệ nó. Nó chắc chắn sẽ ủng hộ chị nó mà tao nghe mày kể về cái bà Khánh xong ý tao thấy ghét bà ý vãi chưởng. Tốt nhất mày cứ nói đi rồi chuyện đi đến đâu thì đi.

– Mày nói thì dễ lắm.

Tôi nói xong Linh Trang nhún vai một cái tỏ vẻ tùy tôi quyết định. Trước kia tôi không muốn nói ra một phần vì ngại, một phần vì tôi không muốn mối quan hệ giữa tôi và Anh Quân tệ đi nhưng hiện tại, mọi người biết thì cũng biết cả rồi. Hiện tại mối quan hệ giữa tôi và anh nó cảm giác rất mỏng manh, với kiểu hờ hững xa cách của Anh Quân mọi thứ như thể chỉ cần một hơi thở thôi là sẽ đứt phựt. Trong tình huống này thì chỉ có mỗi cách tôi nói ra lòng mình là giải quyết được. Sau khi tôi nói xong, hoặc là anh sẽ không bao giờ nhìn tôi nữa, lúc ấy tôi sẽ đi du học, hoặc anh sẽ mỉm cười chấp nhận tôi, tôi sẽ ở lại. Mặc dù cho trường hợp thứ hai rất khó xảy ra nhưng mà kệ chứ, 1% đôi khi cũng làm nên kì tích và tôi tin vào kì tích của 1% mong manh ấy.

Sáng hôm sau ở trường tôi bắt gặp anh đang chuẩn bị lên lớp, trong tay là cặp tài liệu, đi bên cạnh còn có một bạn học sinh ôm chồng vở cồng kềnh.

– Thầy…à..ừm… – Tôi lắp ba lắp bắp.

– Có việc gì sao?

Anh Quân cho bạn học sinh kia về lớp trước rồi quay lại nhìn tôi. Đôi mắt nâu trong veo ấy khiến tôi bối rối.

– À.. không có gì ạ. – Tôi cười ngờ nghệch.

– Ừ.

Anh nói rồi quay lưng đi. Trong tôi có chút gì đó rạo rực nhưng đồng thời lại hụt hẫng vô cùng. Thế là tôi quyết định là sẽ nói ra hết sao? Tôi về lớp, trống tim vẫn đập thình thịch. Chiều hôm ấy tôi sang Back In Time với cái cớ để quên đồ. Mang tiếng là sang để lấy đồ mà tôi lại hỏi một câu khá ngu ngốc.

– Anh Quân có nhà không ạ?

– Nó chưa về nhưng mà cháu quên gì thì cứ lên mà lấy đi. – Bác Lân cười rồi vỗ vỗ vai tôi.

– Vâng. – Tôi cười híp mí để che đi vẻ ngượng ngùng của mình.

Vừa mở cửa tôi đã có thể cảm nhận mùi hương ngọt ngào đặc trưng ấy. Căn phòng rộng lớn trở nên nhàm chán khi mà không có anh. Tôi lượn một vòng quanh phòng, tôi không phải đứa có tính táy máy thích nghịch đồ của người khác nhưng đồ của anh thì tôi lại có một sự hiếu kì nhất định. Tôi đứng trước tủ sách của anh, trên đó một phần là sách ngoại ngữ, một phần là các loại bài tập và sách liên quan đến các môn học tự nhiên, phần còn lại nữa là những cặp tài liệu. Tôi không biết bên trong nó chưa những loại giấy tờ gì nhưng chỉ thấy bên ngoài có gán một mảnh giấy nhỏ với vài dòng giới thiệu về công ty Estermir. Tôi giật mình, Estermir hiện tại đang là công ty áo cưới có tiếng nhất vào thời điểm hiện tại, mà Anh Quân thì có việc gì liên quan đến công ty áo cưới chứ? Ngẩn ngơ một hồi tôi lặng lẽ bước khỏi phòng anh.

Tiếp theo nhiều ngày sau đó tôi cũng không còn nhớ đến chuyện công ty áo cưới kia nữa bởi tôi hiện tại đang nghĩ làm thế nào để nói với anh. Tôi đã lấy hết dũng khí để gọi điện cho anh nhưng mỗi lần tôi gọi thì luôn trong tình trạng máy bận. Nhiều lần tôi nhắn tin hẹn gặp anh nhưng rốt cục thì cũng chẳng có hồi đáp, mấy ngày hôm nay anh cũng không có ở trường. Nghe nói anh bận việc gì đó nên phải đi công tác một thời gian. Tôi cười buồn, chán thì chẳng đi, khi mà tôi muốn nói rõ lòng mình thì lại mất tăm mất tích. Số phận thật khéo biết trêu đùa người khác mà.

Về tới nhà mẹ tôi liền bảo hai anh em tôi mang mấy thứ đồ mà bác Lân nhờ mẹ mua sang cho bác. Sang tới nơi lão anh già lười biếng bắt tôi mang vào còn lão ấy thì ngồi đợi ở ngoài. Tôi mang chiếc hộp vào cho bác Lân, bác mỉm cười nhận lấy cái hộp, cảm ơn rối rít và câu cuối cùng bác nói khiến tôi để tâm nhất.

– Thằng Quân nó về rồi đấy cháu hỏi gì nó à?

Ngay lập tức tâm trạng ủ dột héo rũ của tôi như được hồi sinh. Tôi nhanh chân leo lên tầng. Cửa phòng anh không đóng mà khẽ mở. Tôi hít một hơi thật sâu để chuẩn bị bài diễn thuyết của mình rồi tiến lại gần phòng anh. Bàn tay vừa mới chạm vào tay nắm cửa toan đẩy cửa thì dừng khựng lại khi nghe thấy tiếng nói vọng ra. Giọng nói này là của Bảo Khánh. Tôi hé cửa nhìn vào, Bảo Khánh hai tay quàng trên vai Anh Quân rồi mỉm cười nhẹ nhàng. Bảo Khánh kiễng chân hôn lên môi anh một cách ngọt ngào và say đắm. Anh Quân đứng quay lưng lại với phía cửa nên tôi không tài nào nhìn thấy vẻ mặt của anh lúc bấy giờ nhưng anh không đẩy Bảo Khánh ra như cách anh vẫn làm hay như tôi vẫn nghĩ là anh sẽ làm. Nhìn vẻ mặt của Bảo Khánh tôi chỉ biết rằng chị ấy đang hạnh phúc. Tôi nắm chặt bàn tay mình, cắn chặt môi để bản thân không thốt lên. Tôi run rẩy đi xuống nhà nhưng vẫn cố tỏ ra bình thản.

– À bác quên mất là bạn nó cũng vừa mới sang. Mà cháu hỏi được nó chưa?

– À không cần nữa đâu ạ, cháu đi được đến tầng 2 thì nhớ ra là anh cháu còn đợi ngoài kia với lại cũng chỉ là bài tập bình thường thôi ạ, cháu nghĩ mình nên tự giải nốt.

– Ừ, bài tập mình nên tự giải rồi có gì hỏi thằng đó sau cũng được.

Tôi cười thật tươi rồi chào bác. Vâng, “bạn nó cũng vừa mới sang”, đúng cái câu nói có từ khóa quan trọng nhất thì bác lại quên nói. Trong lòng tôi hiện giờ như thể có gì đó vừa bục ra, vỡ òa nhưng lại chẳng hề gây tiếng động. Tôi đã chuẩn bị tâm lý để nhận một lời từ chối, đây có lẽ là một kiểu từ chối phũ phàng nhất mà tôi từng nhận được, bị từ chối ngay cả khi còn chưa kịp mở lời.

Tôi ngồi phía sau lão anh trai mà chỉ có thể im lặng bởi nếu nói ra một câu từ nào tôi nghĩ mình sẽ khóc mất. Hôm trước thì tôi nhìn thấy cái tên công ty áo cưới Estermir, hôm nay thì lại nhìn thấy hai người họ hôn nhau, vậy là quá rõ rồi còn gì. Tình cũ không rủ cũng sẽ tự mò đến, rõ ràng là hai người họ sắp cưới, rõ ràng là anh vẫn còn tình cảm với Bảo Khánh, thế mà tại sao lại cứ phải ra vẻ là “tôi” không còn yêu cô ấy thế nọ thế kia làm gì cho mệt. Gì chứ anh đùa tôi à?

Tôi đã chờ đợi anh suốt mấy ngày, đã phải tự trấn an bản thân rất nhiều lần mới có thể quyết định nói ra chuyện ấy nhưng giờ thì không cần nữa. Trời đang nắng bỗng nhiên tối sầm lại và cơn mưa thì bắt đầu đổ ập xuống. Sau chuỗi ngày dài oi bức nóng nực là một ngày mưa tầm tã. Sau những mòn mỏi của những ngày chờ đợi dài đằng đẵng lại chỉ là một cái hụt hẫng đến nhói lòng. Tôi đã mong ngóng rất nhiều, đã mơ tưởng rất nhiều để rồi bây giờ anh tạt cho tôi một gáo nước vừa rát vừa lạnh như những hạt mưa đang rơi xuống bây giờ vậy. Một niềm vui to lớn, to hóa nhỏ, nhỏ hóa chẳng có gì.

Tôi không trách anh, tôi chỉ thấy bản thân mình thật đáng thương, vậy thôi. Về tới nhà tôi lục tìm tờ card có số điện thoại của thầy hiệu trưởng. Trong lúc tìm kiếm, tôi đã hất đổ cả quả cầu tuyết mà anh mua tặng từ đợt noel năm đó, cô bé vẫn cười, vẫn xách giày ngồi trên khúc gỗ. Tôi nghĩ thầm, mày hết cười được rồi đấy.

Tôi cầm tấm card, cố gắng giữ bình tĩnh, bây giờ chưa phải lúc để khóc. Tôi nhập dãy số điện thoại vào máy.

– Alo. – Tiếng trả lời từ đầu dây bên kia vọng tới.

– Em chào thầy ạ, em là Tú An ạ.

– À rồi thầy nhớ ra em rồi. Có việc gì sao?

– À vâng ạ, về việc học bổng ấy ạ, em nhận học bổng ạ.

– Em nghĩ vậy là tốt. Tương lai của em sẽ còn rộng mở hơn rất nhiều. Nhà trường sẽ nhanh chóng hoàn thành mọi thủ tục cho em nhưng về phần visa thì em phải tự chuẩn bị.

– Vâng, em biết ạ.

– Được rồi, quyết định thế nhé.

– À em thưa thầy, thầy có teher giữ bí mật chuyện này được không ạ?

– Ý em là sao? Gia đình em không cho phép à?

– Dạ không, gia đình em đã chấp thuận rồi ạ nhưng mà em không muốn để bạn bè và các thầy cô ở trường nhắc đến quá nhiều ạ.

– Thầy hiểu rồi. Vậy nhé.

Tôi cúp máy, cũng may là thầy hiệu trưởng trường tôi khá thân thiện và tâm lí. Tôi ngồi im lặng trong phòng, chẳng có việc gì làm nên tôi đành ngồi lục lọi laptop. Con trỏ chuột nhấp vào một file tài liệu lạ lẫm. Là đống phim Tom & Jerry anh đã down về cho tôi. Tôi tiện tay nhấp vào một tập phim. Tôi nhìn vào màn hình nhưng lại chẳng thể cười được. Một giọt nước mắt nóng hổi trào khỏi khóe mắt, lăn dài xuống má rồi rơi trên tay tôi. Cừa phòng tự nhiên mở ra, anh tôi cầm bát hoa quả dầm bước vào nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lẫm.

– Khóc đấy à?

– Em chỉ đang xem phim nên cảm động quá thôi.

– Mày xem cái gì mà cảm động cơ? – Anh tôi nhìn chăm chăm vào con chuột Jerry đang dùng thanh gỗ đập tới tấp vào đầu con mèo Tom.

– Anh nhìn xem, tại sao con chuột lại làm thế với con mèo chứ? Tại sao lại đánh con mèo chứ?

– Mày bị điên không?

– Em sẽ đi du học. – Tôi sụt sịt nói một câu chẳng liên quan.

– À, buồn vì cái đấy chứ gì. Đi thì cứ đi thôi, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Tôi gật gật nhón một miếng táo trong bát mà anh tôi vừa mang lên. Mọi chuyện rồi sẽ ổn. Nhưng với tôi nó có thật sự ổn không thì đó vẫn còn là một chặng đường dài phía trước cho tôi tìm câu trả lời…
» Next trang 11

Doc truyen online mien phi moi nhat hay nhat - KenhTruyen.Hexat.Com

Copyright © 2018 KenhTruyen.Hexat.Com - All rights reserved.
Wapsite Đọc Truyện online được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.
Được phát triển bởi Trái Tim Băng™ và tất cả các thành viên.

Lamborghini Huracán LP 610-4 t