Polly po-cket
Đọc truyện
Truyện Teen | Ngôn Tình | Xuyên Không | Tiểu Thuyết
Ngũ Tiên Giáo Xuất Hiện Trên Sông--

Lâm Bình Chi từ ngày gặp đại biến, chàng ăn nói cùng cử chỉ rất thận trọng chậm chạp. Chàng nghe Ðào Cán Tiên và Ðào Diệp Tiên nói vậy chỉ ngẩn người ra chứ không trả lời.

Ðào Hoa Tiên nói:

- Ðúng thế rồi! Gã không nói tức là mặc nhiên thừa nhận. Nhạc cô nương! Những kẻ ăn thịt người lại không chịu nhận là không thành thực. Há có thể đem chuyện chung thân giao phó cho gã được?

Ðào Căn Tiên nói:

- Sau khi cô nương cùng gã thành hôn, tất gã còn đi chàng màng với cô gái khác. Gã về nhà cô nương có hỏi gã lại chối phăng.

Ðào Diệp Tiên theo hùa:

- Còn một chuyện cực kỳ nguy hiểm là gã dám ăn thịt người mà cô nương nằm ngồi với gã, lúc nửa đêm ngủ đi bỗng thấy ngón tay đau đớn khôn tả lại nghe tiếng nhai rau ráu, cô nương có biết là cái gì không? Chính là tiểu Lâm tử nhai ngón tay cô đó. Nhạc cô nương! Con người ta chân tay bất quá được 20 ngón. Bữa nay gã ăn vài ngón, ngày mai lại một vài ngón thì chẳng bao lâu cả 20 ngón tay, ngón chân cô đều bị gã ăn hết.

Nguyên Ðào cốc lục tiên đã chịu lời căn dặn của Bình Nhất Chỉ nhất nhất phải nghe theo Lệnh Hồ Xung. Sáu anh em lão tuy bản tính thích tranh biện, nhưng họ cũng không phải hạng quá ngu xuẩn câu chuyện giữa Lệnh Hồ Xung và Nhạc Linh San hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình, bọn sáu người này đều đã nhìn thấy. Hiện giờ họ bắt được Lâm Bình Chi có chuyện thầm kín liền nói huỵch toẹt để ly gián hai người.

Nhạc Linh San đưa hai ngón tay lên đút nút lỗ tai, nàng lớn tiếng la:

- Các ngươi đừng nói nhăng. Ta không muốn nghe nữa! Ta không muốn nghe nữa!

Ðào Căn Tiên nói:

- Nhạc cô nương! Cô thích làm vợ tiểu Lâm tử thì cũng chẳng sao. Có điều phải học lấy một thứ công phu. Công phu này đối với cô rất quan hệ. Nếu cô bỏ lỡ cơ hội thì ngày sau có hối cũng không kịp.

Nhạc Linh San thấy lão nói bằng một vẻ trịnh trọng liền hỏi:

- Công phu gì mà quan hệ thế?

Ðào Căn Tiên đáp:

- Ðó là "Hóa linh vi chỉnh đại pháp", công phu độc đáo của Dạ Miêu Tử Kế Vô Khả Thi. Sau này tai, mũi, ngón tay, ngón chân cô có bị tiểu Lâm tử ăn rồi nuốt vào bụng rồi mà cô có đại pháp này cũng chẳng lo gì, chỉ mổ bụng gã lấy ra, dùng phép "Hóa linh vi chỉnh" để ráp lại như cũ.

Bọn Ðào cốc lục tiên vẫn tiếp tục nói ba hoa thì thuyền đã cởi dây nhổ sào cho xuôi dòng sông Hoàng Hà.

Lúc này trời mới tờ mờ sáng rõ. Mù sớm chưa tan. Trên mặt sông làn mù trắng bao phủ làn nước đục chảy cuồn cuộn phóng tầm mắt trông phong cảnh bát ngát lòng người cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhõm.

Thuyền đi không bao lâu thì trong làn mù trắng từ phía xa xa, đột nhiên một con thuyền nhỏ xông ra tiến về phía thuyền của phái Hoa Sơn. Con thuyền nhỏ này đi rất mau, chỉ trong chốc lát đã gần lại.

Trong thuyền có tiếng văng vẳng một cô gái hát. Nhưng tiếng hát nhỏ nhẹ cơ hồ không nghe rõ.

Nhạc Bất Quần cùng Nhạc phu nhân đưa mắt nhìn nhau. Hai người cùng cảm thấy trong con thuyền nhỏ có điều khác lạ.

Sau một lúc, vừng thái dương chiếu vào mặt sông, ánh vàng lóng lánh như nhẩy múa.

Bỗng thấy con thuyền nhỏ kéo buồm lên cho chạy. Lúc này gió đông thổi mạnh vào cánh buồm màu xanh, con thuyền nhỏ lao ngược dòng nhẹ như tên bắn.

Nhạc Bất Quần chú ý nhìn ra thấy trên cánh buồm bằng vải xanh có vẽ một chiếc chân người sắc trắng. Tiên sinh nhìn kỹ lại thì chiếc chân này nhỏ nhắn và xinh đẹp, hiển nhiên là chân một cô gái.

Bọn đệ tử phái Hoa Sơn xôn xao bàn tán, có người cất tiếng hỏi:

- Tại sao trên buồm lại vẽ một chiếc chân? Thật là một điều quái dị.

Ðào Chi Tiên đáp:

- Ðây chắc là thuyền của Mạc Bắc Song Hùng. Trời ơi! Nhạc phu nhân! Nhạc cô nương! Phu nhân và cô nương phải ẩn thận đấy! Người trên thuyền kia rõ ràng muốn ăn chân đàn bà.

Nhạc Linh San hít một hơi chân khí, trong lòng nàng có ý khiếp sợ.

Con thuyền nhỏ kia chỉ trong khoảnh khắc đã tới trước mặt. Trong thuyền văng vẳng có tiếng hát vọng ra, nhưng lần này mọi người nghe rất rõ. Tiếng hát này êm dịu, đậm đà, nó không giống tiếng hát mà tựa như tiếng than thở não nùng, lại giống tiếng rên la ai oán khiến cho mọi người nghe phải xúc động can trường trống ngực đập thình thình.

Bọn thanh niên nam nữ phái Hoa Sơn vừa nghe đã không nhịn được phải đỏ mặt cau mày.

Giọng hát chuyển điệu lại biến thành tiếng nam nữ hoan lạc, phóng túng vô kể.

Nhạc phu nhân cất tiếng thóa mạ:

- Trò yêu ma quỉ quái gì vậy?

Trong thuyền nhỏ có tiếng cô gái cất lên hỏi:

- Trên thuyền nhỏ có Lệnh Hồ công tử ở phái Hoa Sơn không?

Nhạc phu nhân khẽ nói:

- Mặc kệ ả đừng nói chi hết.

Thiếu nữ kia lại hỏi:

- Bọn tại hạ muốn chiêm ngưỡng phong tư của Lệnh Hồ công tử được chăng?

Thanh âm nữ lang này êm ái uyển chuyển khiến cho tâm hồn người ta phải ngây ngất. Dĩ nhiên bọn trai tráng trong thuyền phái Hoa Sơn không khỏi mê mẫn tâm thần mà đến cả Ðào cốc lục tiên trước nay chẳng biết gì đến nữ nhân cũng không khỏi chân tay bủn rủn. Thậm chí Nhạc phu nhân cùng bọn nữ đồ đệ cũng cảm thấy xúc động tâm thần.

Nữ lang trong thuyền nhỏ nói dứt lời rồi từ ở trong khoang nhảy vọt ra đứng ở đầu thuyền. Cô mặc bộ xiêm áo bằng vải màu lam in hoa trắng. Từ ngực đến đầu gối cô quấn quanh mình một tấm quần nơm có thêu hoa đủ mầu sặc sỡ coi rất diêm dúa. Tai cô đeo lủng lẳng đôi vòng vàng rất lớn bằng miệng chung uống rượu. Cô vào trạc 27, 28 tuổi. Nước da hơi vàng. Cặp mắt to thao láo mà đen láy. Cô thắt dây lưng nhiều mầu gió thổi tung bay về phía trước. Thái độ cô ra chiều hớn hở. Cô đai chân không. Kể ra cô là một nhân vật có dáng phong lưu. Nhưng nghe thanh âm và nhìn dáng người thì hiển nhiên thanh âm kiều mỵ hơn dung mạo nhiều.

Con thuyền phái Hoa Sơn đi xuôi dòng nước suýt động vào con thuyền nhỏ đó. Bỗng thấy thuyền nhỏ quay lộn trở lại, buồm thuyền hạ xuống để đi song song với thuyền lớn.

Nữ lang mỉm cười tỏ vẻ hài hước. Coi cách ăn bận của cô nhất định không phải là đàn bà Hán tộc.

Nhạc Bất Quần động tâm chợt nghĩ ra điều gì cất tiếng hỏi:

- Cô nương kia! Phải chăng cô là thuộc hạ Lam giáo chủ thuộc phái Ngũ tiên giáo ở Vân Nam.

Nữ lang bật tiếng cười khanh khách đáp:

- Tiên sinh cũng tinh mắt đấy! Có điều mới đoán trúng được một nửa. Tại hạ đúng người Ngũ Tiên giáo ở Vân Nam nhưng không phải thuộc hạ Lam giáo chủ.

Nhạc Bất Quần đứng ở đầu thuyền mình chắp tay hỏi:

- Tại hạ xin thỉnh giáo quí tính của cô nương. Cô nương chiếu cố bọn tại hạ trên mặt sông này có điều chi dạy bảo?

Nữ lang kia cười đáp:

- Con gái người Miêu không hiểu lời lẽ văn nho của tiên sinh. Xin tiên sinh nhắc lại một lượt.

Nhạc Bất Quần hỏi:

- Cô nương họ gì?

Nữ lang cười đáp:

- Tiên sinh đã biết họ tại hạ rồi sao còn hỏi lại?

Nhạc Bất Quần nói:

- Tại hạ không biết cô nương họ gì nên mới thỉnh giáo.

Nữ lang lại cười nói:

- Tiên sinh đã bấy nhiêu tuổi đầu, chòm râu dài thườn thượt rõ ràng biết họ tại hạ rồi sao cứ cãi hoài?

Cô nói mấy câu này thật vô lý, nhưng miệng vừa nói vừa cười nhí nhoẻn, thái độ rất thân mật, tuyệt không có ý khinh nhờn.

Nhạc Bất Quần vẫn giữ l kính cẩn nói:

- Cô nương khéo giỡn hoài.

Nữ lang cười hỏi:

- Nhạc chưởng môn tiên sinh họ gì?

Nhạc Bất Quần hơi xẵng giọng:

- Cô đã biết tại hạ họ Nhạc sao còn hỏi ỡm ờ?

Nhạc phu nhân thấy nữ lang thân hình lả lướt, ăn nói lả lơi có ý không ưa, liền khẽ bảo chồng:

- Ðừng lý gì đến thị nữa.

Nhạc Bất Quần đưa tay trái về phía sau xua mấy cái tỏ ý cho phu nhân không nên nhiều lời.

Ðào Căn Tiên hỏi:

- Nhạc tiên sinh xua tay là có ý gì vậy? Chà Nhạc phu nhân bảo tiên sinh đừng lý gì đến nữ lang kia, nhưng tiên sinh thấy cô đã xinh đẹp lại lắm vẻ phong tao, không nghe lời bà vợ cứ hỏi han cô hoài.

Nữ lang cười nói:

- Ða tạ ông già! Lão bảo ta đã xinh đẹp lại có vẻ phong tao ư? Ðàn bà con gái họ Miêu chúng ta đâu có xinh đẹp như các bà các cô người Hán bên quí vị.

Dường như cô không hiểu hai chữ "phong tao" đây có ngụ ý khinh miệt. Cô nghe người ta khen mình xinh đẹp thì nở mặt nở mày ra chiều hoan hỉ. Cô lại nhìn Nhạc Bất Quần hỏi:

- Tại sao tiên sinh đã biết rõ họ tại hạ còn cố ý hỏi mãi?

Ðào Cán Tiên nói:

- Nhạc tiên sinh không nghe lời bà vợ thì đưa đến hậu quả thế nào?

Ðào Hoa Tiên nói:

- Nhất định kết quả không hay rồi.

Ðào Cán Tiên nói:

- Nhạc tiên sinh được người ta kêu là "Quân tử kiếm", té ra không đúng là chân quân tử. Tiên sinh đã biết họ người ta rồi cứ hỏi đi hỏi lại hoài. Tiên sinh chẳng có chuyện gì mà nói thì cứ đối đáp loanh quanh mấy câu như vậy cũng hay.

Nhạc Bất Quần bị Ðào cốc lục tiên chế diu rất lấy làm hổ thẹn, bụng bảo dạ:

- Nếu không bịt miệng sáu thằng cha này lại tất chúng còn đưa ra nhiều chuyện khó nghe để lọt vào tai bọn nam nữ đệ tử của mình thi còn ra thế nào?

Tiên sinh nhìn nữ lang chắp tay nói mấy câu từ giã:

- Tại hạ xin gửi lời chào Lam giáo chủ. Cô nương nói cho rằng Nhạc Bất Quần này ở Hoa Sơn có lời vấn an lão nhân gia.

Nữ lang đảo cặp mắt tròn xoe ngó tới ngó lui đầy vẻ kinh ngạc hỏi:

- Sao tiên sinh lại kêu tại hạ bằng lão nhân gia? Chẳng lẽ tại hạ đã già rồi ư?

Nhạc Bất Quần giật mình vì nữ lang hiểu lầm, liền hỏi lấp:

- Cô nương! Cô nương ... đối với Lam giáo chủ ở Ngũ tiên giáo tại Vân Nam có mối quan hệ thế nào?

Mọi người nghe thanh âm Nhạc Bất Quần đầy vẻ sợ hãi đều kinh dị vô cùng!

Lao Ðức Nặc lớn tiếng nhắc lại câu hỏi:

- Cô nương là người thế nào với Lam giáo chủ?

Nguyên phái Hoa Sơn, ngoài Nhạc Bất Quần ra Lao Ðức Nặc là người biết nhiều hiểu rộng hơn hết thảy bọn người ngồi trong thuyền. Lão cũng biết Ngũ Tiên giáo là một giáo phái rất nham hiểm tàn độc. Cái tên "Ngũ Tiên" chẳng qua là để gọi cho hay. Lúc vắng họ, người giang hồ đều kêu là "Ngũ Ðộc giáo".

Thực ra hơn trăm năm về trước, giáo phái này chính tên là Ngũ Ðộc giáo. Giáo tổ sáng lập ra giáo phái và những nhân vật trọng yếu đều dòng giống Miêu tộc ở giải sông Tương Miên Quí châu Vân Nam.

Về sau có mấy người Hán tộc gia nhập giáo phái nghe hai chữ "Ngũ độc" không thanh nhã mới đổi làm "Ngũ tiên".

Giáo đồ Ngũ tiên giáo sở trường về nghề sử dụng chướng khí, rắn rết chất độc. Giáo phái này ngang hàng với Ðộc Thánh môn.

Giáo đồ Ngũ tiên giáo phần đông là người Miêu tộc. Tâm cơ dùng độc của họ không bằng đồ đệ Ðộc thánh môn, nhưng về phần cổ quái kỳ dị thì khó mà tưởng tượng được. Trên chốn giang hồ, người ta đồn rằng Ðộc thánh môn sử dụng chất độc tuy khiến cho người ta không biết đâu mà đề phòng, nhưng sau khi trúng độc suy xét kỹ càng là có thể hiểu được ngay.Còn trúng phải chất độc của Ngũ tiên giáo thì chính người hạ độc có giải thích tỉ mỉ đến đâu, ai nghe cũng lắc đầu không tin. Chỗ kỳ bí quái dị của nó không thể theo lẽ thông thường mà đo lường được.

Mọi người đổ dồn mục quang nhìn nữ lang kia. Con thuyền nhỏ kèm vào mé hữu thuyền lớn của phái Hoa Sơn song song mà chạy. Bọn người trong thuyền phái Hoa Sơn lại xiêu cả về mé hữu dòm ngó khiến cho mất thế quân bình, thuyền nghiêng về một bên.

Bỗng nghe nữ lang cười đáp:

- Tại hạ là Lam Phượng Hoàng. Tiên sinh đã biết rồi kia mà? Tại hạ nói cho tiên sinh hay tuy ở Ngũ tiên giáo nhưng không phải là thuộc hạ của Lam giáo chủ. Trong Ngũ tiên giáo ngoài Lam Phượng Hoàng thì còn ai không phải là thuộc hạ của Lam Phượng Hoàng nữa?

Cô nói mấy câu này rồi lại nổi lên tràng cười khanh khách.

Ðào cốc lục tiên vỗ tay cười rộ đồng thanh nói:

- Nhạc tiên sinh dốt thật! Người ta đã nói với tiên sinh như vậy mà tiên sinh vẫn loanh quanh chẳng hiểu gì cả.

Thực ra hạng ngu dốt khó hiểu trên đời ít người bì kịp Ðào cốc lục tiên. Nhưng bọn họ lại thích để những cái đó sang người khác.

Nhạc Bất Quần chỉ biết giáo chủ Ngũ Tiên giáo họ Lam, nhưng không biết là ai. Bây giờ tiên sinh nghe cô nói vậy mới biết tên là Lam Phượng Hoàng. Tiên sinh nhìn người cô đủ mầu sặc sỡ thiệt giống con chim phượng hoàng.

Thời bấy giờ đàn bà con gái người Hán hay dấu diếm tên họ chỉ sợ người ngoài biết đến, nhưng đàn bà con gái họ Miêu lại không úy kỵ điều đó. Ngay trên sông giữa đám đông cô cũng chẳng chút rụt rè e lệ.

Có điều tuy cô vẫn giữ vẻ bệ vệ mà thanh âm lại rất quyến rũ.

Nhạc Bất Quần chắp tay hỏi:

- Té ra chính Lam giáo chủ đích thân giá lâm. Nhạc mỗ cam bề ... thất kính. Không hiểu Lam giáo chủ có điều chi dạy bảo.

Lam Phượng Hoàng cười đáp:

- Tại hạ không biết chữ thì biết dạy tiên sinh cái gì? Trừ phi tiên sinh muốn dạy tại hạ thì được.

Tại hạ coi cách ăn mặc của tiên sinh thật có vẻ nhà nho. Tiên sinh muốn dạy tại hạ đọc sách phải không? Tại hạ dốt lắm, tâm thần không quỉ quái như người Hán thì học làm sao được?

Nhạc Bất Quần tự hỏi:

- Thị không hiểu hai chữ dạy bảo thật hay thị giả vờ? Coi vẻ mặt thị tựa hồ không phải con người giả dối.

Tiên sinh liền đặt lại câu hỏi d hiểu hơn:

- Lam giáo chủ! Giáo chủ có việc gì?

Lam Phượng Hoàng mỉm cười hỏi lại:

- Lệnh Hồ Xung là sư đệ hay đồ đệ tiên sinh?

Nhạc Bất Quần đáp:

- Y là đồ đệ của tại hạ.

Lam Phượng Hoàng hỏi:

- Hừ! Tại hạ muốn coi y được không?

Nhạc Bất Quần đáp:

- Tiểu đồ đang cơn bệnh hoạn, thần trí không được tỉnh táo, lại ở trên mặt sông, không tiện bái kiến giáo chủ.

Lam Phượng Hoàng trợn cặp mắt tròn xoe hỏi:

- Bái kiến ư? Tại hạ không muốn y bái kiến mình. Y lại không phải là thuộc hạ Ngũ tiên giáo thì làm sao lại bắt y bái kiến tại hạ? Vả lại y là ... hà hà .. bạn hữu với người ta. Y có bái kiến tại hạ, tại hạ cũng không dám nhận. Tại hạ nghe nói y cắt tay lấy máu cho con gái Lão Ðầu Tử uống để cứu mạng cô ta. Con người có tình nghĩa như vậy bọn đàn bà Miêu tộc bên tại hạ rất lấy làm bội phục, nên muốn gặp y coi xem là người thế nào?

Nhạc Bất Quần trầm ngâm rồi ấp úng đáp:

- Cái đó ... cái đó ...

Lam Phượng Hoàng nói:

- Tại hạ đã biết y bị thương lại còn cắt tay cho ra máu nhiều, tất y mệt lắm. Bất tất phải kêu y ra đây. Ðể tại hạ qua đó.

Nhạc Bất Quần vội nói:

- Không dám phiền đại giá giáo chủ...

Nhạc Bất Quần toan ngăn cản thì Lam Phượng Hoàng đã nhẹ nhàng nhảy tót sang đầu thuyền phái Hoa Sơn rồi.

Nhạc Bất Quần thấy thân pháp cô cực kỳ linh diệu, nhưng không hiểu võ công cô theo đường lối nào. Tiên sinh lùi lại hai bước đứng lấp cửa vào khoang thuyền, trong lòng rất lấy làm khó nghĩ.

Tiên sinh biết người Ngũ tiên giáo rất là lắm chuyện, nếu gây thù oán với cô ta thì cô ta dám kéo toàn thể giáo phái để liều một mất một còn với mình. Muốn tranh đấu với hạng tà giáo này không thể trông vào võ công mà ăn thua được. Vì vậy tiên sinh đối với Lam Phượng Hoàng rất nhã nhặn.

Lúc này Lam giáo chủ thân hành tới nơi đáng lẽ không nên ngăn cản, nhưng cong người toàn thân chỗ nào cũng có độc vật quái dị mà tiến vào khoang thuyền thì không hiểu dụng ý của cô tử tế hay độc dữ, tiên sinh rất áy náy vẫn không nhường lối , chỉ lớn tiếng gọi:

- Xung nhi! Lam giáo chủ muốn gặp ngươi đó! Ngươi mau ra nghênh tiếp!

Tiên sinh định bụng kêu Lệnh Hồ Xung ra ngoài đầu thuyền làm l tương kiến thì ổn thỏa hơn.

Nhưng Lệnh Hồ Xung mất máu quá nhiều, thần trí chưa được hồi phục. Chàng nghe sư phụ lớn tiếng hô hoán chỉ khẽ đáp:

- Vâng! Vâng!

Chàng cắn răng cử động mà không ngồi dậy được.

Lam Phượng Hoàng nói:

- Y bị thương trầm trọng thì ra ngoài thế nào được? Huống chi trên sông gió to, y ra đây gặp phải phong hàn thì không hay đâu. Ðể tại hạ tiến vào thăm y.

Cô nói xong cất bước đi về phía cửa khoang thuyền. Lúc cô còn cách Nhạc Bất Quần bốn thước, tiên sinh đã ngửi thấy mùi thơm nồng nặc, tiên sinh đành đứng tránh ra một bên để nhường lối cho y tiến vào trong khoang.

Ngoài khoang thuyền có Ðào cốc ngũ tiên xếp bằng ngồi đó. Ðào Thực tiên thì nằm trên một chiếc giường cây.

Lam Phượng Hoàng cười hỏi:

- Có phải các vị là Ðào cốc lục tiên không? Ta là Ngũ tiên giáo chủ. Vậy chúng ta đều là tiên hết, cũng như người một nhà.

Ðào Căn Tiên nói:

- Không được! Chúng ta là chân tiên còn giáo chủ là giả tiên.

Ðào Cán Tiên nói:

- Dù giáo chủ cũng là chân tiên, nhưng bọn ta là lục tiên tức là nhiều hơn bên quí vị một tiên.

Lam Phượng Hoàng cười nói:

- Muốn nhiều hơn một tiên cũng không khó gì.

Ðào Diệp Tiên hỏi:

- Làm thế nào mà nhiều hơn một tiên được? Phải chăng giáo chủ muốn đổi làm Thất Tiên giáo?

Lam Phượng Hoàng đáp:

- Chúng ta chỉ có Ngũ tiên, làm gì có thất tiên? Nhưng ta làm cho Ðào cốc lục tiên còn Ðào cốc tứ tiên có phải là bên ta hơn một tiên không?

Ðào Hoa Tiên tức giận hỏi:

- Giáo chủ bảo biến Ðào cốc lục tiên thành Ðào cốc tứ tiên là muốn giết hai người trong bọn ta chăng?

Lam Phượng Hoàng cười đáp:

- Giết cũng được mà không giết cũng được. Nghe nói các vị là bằng hữu với Lệnh Hồ Xung thì không giết hay hơn. Có điều các vị đừng huyênh hoang khoác lác là nhiều hơn bên ta một tiên.

Ðào Cán Tiên la lên:

- Ta cứ huyênh hoang thì đã sao?

Chỉ trong nháy mắt Ðào Căn Tiên, Ðào Cán Tiên, Ðào Diệp Tiên, Ðào Hoa Tiên bốn người đã nắm chặt chân tay Lam Phượng Hoàng vừa toan nhấc bổng lên, bỗng nhiên cả bốn cùng bật tiếng la hoảng:

- U¨i chao!

Rồi giựt tay ra. Mỗi người vừa mở bàn tay ra nhìn xem có vật gì. Ai nấy cùng lộ vẻ khủng khiếp phi thường.

Nhạc Bất Quần thấy thế cũng toàn thân ớn da gà, trên lưng toán mồ hôi lạnh ngắt.

Nguyên Ðào Căn Tiên và Ðào Cán Tiên trong tay mỗi người có một con rít lớn xanh biếc.

Ðào Diệp Tiên và Ðào Hoa Tiên thì trong tay đều có một con nhện đầy vằn sặc sỡ.

Bốn con độc trùng nầy mình đầy những lông dài khiến người trông thấy phải buồn nôn. Cả bốn con chỉ hơi cựa quậy chứ chưa cắn Ðào cốc tứ tiên mới làm họ bở vía, nếu chúng cắn rồi thì họ lại yên trí một bề chứ không sợ nữa. Vì chúng làm như sắp cắn mà chưa cắn mới kiềm chế được bọn Ðào cốc tứ tiên không dám nhúc nhích.

Lam Phượng Hoàng phất tay một cái thu bốn con trùng độc về. Loáng cái đã không biết cô giấu những trùng độc vào chỗ nào trong người.

Lam Phượng Hoàng không lý gì đến bọn Ðào cốc lục tiên nữa, lại tiếp tục tiến về phía trước.

Lệnh Hồ Xung cùng bọn nam đệ tử phái Hoa Sơn ở khoang giữa.

Khoang giữa và khoang sau có vách ván ngăn đôi.

Nhạc phu nhân cùng bọn nữ đệ tử đều ở khoang sau.

Lam Phượng Hoàng đưa mắt nhìn mọi người một lượt rồi đi đến trước giường Lệnh Hồ Xung gọi:

- Lệnh Hồ công tử! Lệnh Hồ công tử!

Thanh âm rất dịu dàng ôn nhu khiến cho người nghe phải ngây ngất khó mà tự chủ được. Tuy cô kêu tên Lệnh Hồ Xung mà trong tai mọi người đều có cảm tưởng như cô gọi mình chỉ muốn cất tiếng thưa.

Lam Phượng Hoàng gọi hai ba lần làm cho quá nửa bọn nam đệ tử mặt đỏ ra đến mang tai, toàn thân run lẩy bẩy.
Phép Chữa Bệnh Ly Kỳ Của Cô Gái Miêu--

Lệnh Hồ Xung tử từ mở mắt ra, khẽ nói:

- Các hạ là ai?

Lam Phượng Hoàng đáp:

- Ta là bạn với ông bạn thân của công tử.

Lệnh Hồ Xung chỉ ú ớ một tiếng rồi nhắm mắt lại.

Lam Phượng Hoàng nói:

- Lệnh Hồ công tử! Công tử mất nhiều máu quá, nhưng đừng lo công tử không thể chết được Lệnh Hồ Xung vẫn hôn mê li bì không trả lời.

Lam Phượng Hoàng thò tay vào trong chăn kéo tay phải chàng ra vừa coi mạch vừa chau mày.

Bỗng cô thò đầu ra ngoài khoang thuyền huýt lên một tiếng còi rồi nói những câu gì lý la lý lố. Cô nói tiếng

Miêu người trong thuyền chẳng ai hiểu gì cả.

Chỉ trong khoảnh khắc, mọi người bỗng mắt sáng rực lên. Bốn cô gái Miêu tiến vào. Cô nào cũng khoảng 18, 19 tuổi, mặc áo màu lam in hoa trắng. Các cô thắt lưng bằng dây thêu hoa. Trong tay mỗi cô đều cầm một cái hộp vuông vẳn năm tấc đen bằng trúc.

Nhạc Bất Quần hơi nhíu cặp lông mày nghĩ bụng:

- Bọn Ngũ tiên giáo tay cầm vật gì đó, nhất định là những thứ không hay rồi. Ngay một Lam Phượng Hoàng trong mình đã có cất giấu nào rết, nào nhện... mà bốn ả này lại công nhiên bưng hộp vào thuyền, e rằng thiên hạ sắp đại loạn mất. Nhưng đối phương chưa có vẻ gì thù nghịch, nên tiên sinh không tiện ngăn trở.

Bốn cô gái Miêu đi tới trước mặt Lam Phượng Hoàng nói nhỏ mấy câu.

Lam Phượng Hoàng gật đầu. Bốn cô liền mở hộp ra.

Những người trong thuyền đều động tính hiếu kỳ muốn coi trong hộp giấu những thứ cổ quái gì. Chỉ có mình Nhạc Bất Quần vừa thấy Ðào cốc tứ tiên trong tay dính phải trùng độc mọc lông lá thì chắc những vật trong hộp kia còn tệ hại hơn. Suốt đời tiên sinh không muốn ngó thấy và yên trí sắp xảy đến những chuyện kỳ dị.

Bỗng thấy mấy cô gái Miêu xắn tay áo lên để lộ cánh tay trắng như tuyết. Tiếp theo các cô vén ống quần lên trên đầu gối.... Bọn nam đệ tử phái Hoa Sơn thấy vậy đều trợn mắt há miệng trống ngực đánh thình thình.

Nhạc Bất Quần la thầm:

- Trời ơi! Hỏng bét! Bọn gái tà giáo này sắp thi hành tà thuật. Chúng dùng sắc dục để làm động tâm bọn đệ tử của mình. Lam Phượng Hoàng nói toàn giọng dâm tà, bây giờ lại thi triển yêu pháp mà nội lực bọn đệ tử dưới trướng ta hãy còn kém cỏi thì khó lòng chống nổi.

Bất giác tiên sinh tay chống trường kiếm, định bụng: "Nếu Ngũ tiên giáo mà thi triển tà thuật thì mình chỉ còn cách phóng kiếm ra đối phó."

Bốn cô gái Miêu xắn quần áo lên rồi, Lam Phượng Hoàng cũng từ từ vén áo xắn quần.

Nhạc Bất Quần đưa mắt ra hiệu cho bọn đệ tử rút lui ra ngoài khoang để tránh khỏi tà thuật làm cho mê hoặc. Nhưng chỉ có Lao Ðức Nặc và Thi Ðới Tử là rút lui, còn ngoài ra chúng đều đứng ngẩn người không nhúc nhích, hoặc lùi mấy bước rồi lại tiến lên.

Nhạc Bất Quần ngưng tụ chân khí vào huyệt đan điền vận động Tử hà thần công. Mặt tiên sinh nổi sắc tía, nghĩ bụng:

- Ngũ tiên giáo hùng cứ đất Thiên Nam đã hai trăm năm, tiếng ác không phải tự nhiên mà có, chắc họ đã dùng tà pháp tàn hại nhiều người. Hiện giờ giáo chủ lại thân hành thi nghiệm pháp thuật, tất không phải chuyện tầm thường. Nếu ta không dùng Tử hà thần công hộ vệ tấm thân thì e rằng mình chỉ sơ hở một chút là mắc tay bọn chúng. Bọn này thân thể lõa lồ mà không biết xấu hổ là gì. Ta bị tà pháp hay trúng độc rồi chết mất mạng còn khá, chỉ sợ tâm thần bị hôn mê, bộc lộ chuyện xấu xa thì thanh danh phái Hoa Sơn bị hoen ố, muôn kiếp không rửa sạch.

Bốn cô gái Miêu thò tay vào hộp lấy ra một vật cử động xum xoe quả nhiên là những giống trùng độc. Chúng đặt trùng độc vào đùi. Trùng độc liền bám chặt không rớt xuống.

Nhạc Bất Quần định thần nhìn kỹ thì không phải trùng độc mà là những con đỉa nước thường hút máu. Có điều những con đỉa này to gấp đôi đỉa thường.

Lam Phượng Hoàng cũng cầm lấy một con đặt vào cánh tay và một con đặt vào ống chân. Chẳng mấy chốc tay chân năm người đầy đỉa bám, tổng số đến 200 con.

Mọi người thấy thế ngẩn ra không hiểu họ làm gì.

Nhạc phu nhân ở khoang sau nghe mọi người khoang giữa la lên những tiếng kinh dị bà không nhịn được, khẽ đẩy tấm ván để ngó xem những cô gái Miêu làm gì. Bất giác bà la lên:

- Trời ơi!

Lam Phượng Hoàng cười nói:

- Ðừng sợ! Không sợ gì hết! Nó không cắn bà đâu. Bà là... vợ của Nhạc tiên sinh... Nghe nói kiếm pháp bà giỏi lắm phải không?

Nhạc phu nhân cười gượng không trả lời. Bà thấy cô hỏi mình có phải là vợ Nhạc tiên sinh không, thật bất lịch sự, cô lại còn hỏi kiếm pháp mình có tuyệt giỏi không lại càng lỗ mãng. Giả tỷ là người khác mặc dù họ có ác ý cũng phải tìm lời khiêm tốn đôi chút. Nhưng Lam Phượng Hoàng không hiểu tập quán của người Hán. Bà nghĩ rằng nếu mình trả lời kiếm pháp của mình tuyệt diệu thì không khỏi là người tự phụ mà bảo kiếm pháp kém cỏi thì không chừng cô tin là thật mà coi thường bà nên không trả lời.

Lam Phượng Hoàng cũng không hỏi nữa, cô chỉ đứng yên một chỗ.

Nhạc Bất Quần để hết tinh thần đề phòng định bụng hễ thấy cô gái Miêu có cử động khác lạ là tiên sinh thi hành thủ đoạn "bắt giặc trước hết là bắt chúa", hãy kiềm chế Lam Phượng Hoàng trước rồi sẽ tính.

Mọi người trên thuyền lúc này không ai nói gì, chỉ nghe tiếng hô hấp nặng trịch của bọn đệ tử phái Hoa Sơn.

Sau một lúc lâu, những con đỉa trên tay và trên đùi năm cô gái họ Miêu dần dần phình ra và ẩn hiện sắc đỏ.

Nhạc Bất Quần biết những con đỉa nước này h gặp người hay thú vật là chúng bám chặt để hút máu tươi. Chúng chưa no thì quyết chẳng bao giờ chịu bỏ. Lúc chúng hút máu người hầu như chẳng thấy gì hay hơi buồn buồn một chút. Nông phu ở đồng ruộng cày cấy thường bị đỉa bám vào bẳp chân hút khá nhiều máu tươi mà vẫn không biết.

Tiên sinh tự hỏi:

- Lam giáo chủ cho những con đỉa này hút máu không hiểu để làm gì? Chắc bọn Ngũ tiên giáo sắp thi triển tà pháp bằng máu tươi của họ, và lúc nào những con đỉa hút máu no là họ bắt đầu hành pháp.

Bỗng thấy Lam Phượng Hoàng mở tấm chăn bông đắp trên mình Lệnh Hồ Xung rồi cô giật một con đỉa ở trên cánh tay đã hút no đến chín phần mười để vào huyết quản trên cổ Lệnh Hồ Xung.

Con đỉa này chưa thật no, nó cắn ngay vào huyết quản của Lệnh Hồ Xung để hút nữa.

Lam Phượng Hoàng liền lấy trong bọc một cái bình sứ ,ở nút thò móng ngón tay út vào trong bình khều lấy một chút phấn trắng rắc lên mình con đỉa.

Bốn cô kia cởi áo Lệnh Hồ Xung ra rồi cũng bắt từng con đỉa một đặt vào chân, tay, ngực, bụng chàng.

Chỉ trong khoảnh khắc hơn 200 con đỉa đều bám trên mình Lệnh Hồ Xung. Lam Phượng Hoàng tiếp tục lấy phấn bột rắc lên mình hết thảy mọi con.

Lạ thay! Những con đỉa lúc bám vào năm cô gái Miêu càng hút máu thì mình chúng càng phình ra mà bây giờ lại dần dần mỗi lúc một nhỏ đi.

Nhạc Bất Quần bây giờ mới tỉnh ngộ, tiên sinh thở phào một cái, bụng bảo dạ:

- Té ra Lam giáo chủ thi hành phép chuyển huyết và lấy những con đỉa làm môi giới. Các cô lấy máu tươi trong mình để chuyển vào huyết quản Xung nhi. Không hiểu thứ phấn trắng kia chế bằng gì mà bức bách những con đỉa phải thổ huyết ra được mới thật là thần kỳ!

Tiên sinh vỡ lẽ ra rồi từ từ buông lỏng năm ngón tay đang nắm chặt đốc kiếm.

Trong khoang thuyền yên lặng không một tiếng động, khí thế so với lúc vừa rồi chỉ sảy một ly là sinh cuộc tranh đấu kịch liệt thật khác xa nhau.

Sau một lúc nữa, một con đỉa đã nhả hết máu trong bụng rớt xuống chiếu đánh tạch một cái. Nó quằn quại một lát rồi chết ngay đứ đừ.

Lam Phượng Hoàng lượm xác đỉa liệng qua cửa xuống sông. Những con đỉa khác lục tục lăn ra chết và cô tiếp tục nhặt liệng đi.

Trong khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm, bao nhiêu đỉa liệng đi hết rồi. Sắc mặt vàng ửng của Lệnh Hồ Xung đã dần dần có chút huyết sắc. Hơn 200 con đỉa hút máu tươi trút vào trong nội thể Lệnh Hồ Xung đại khái được chừng một bát đầy. Tuy bấy nhiêu chưa đủ bồi bổ vào chỗ mất đi nhưng cũng có thể chuyển nguy thành yên.

Nhạc Bất Quần và Nhạc phu nhân đưa mắt nhìn nhau, trong bụng đều nghĩ thầm:

- Cô gái này ở địa vị chí tôn trong một giáo phái mà không tiếc máu tươi mình để trút vào trong người Xung nhi. Không hiểu vì lẽ gì? Cô với Xung nhi vốn chưa từng quen biết, thì quyết không phải có tình ý với gã. Cô tự giới thiệu với Xung nhi là người bạn của người bạn tốt với Xung nhi. Không hiểu Xung nhi đã giao kết với người bạn nào có lai lịch lớn thế tự bao giờ?

Lam Phượng Hoàng thấy Lệnh Hồ Xung sắc mặt hồng hào trở lại, cô liền cầm mạch thấy mạch chạy đã mạnh hơn thì trong lòng rất đỗi vui mừng, cất tiếng dịu dàng hỏi:

- Lệnh Hồ công tử! Công tử thấy thế nào?

Lệnh Hồ Xung tuy không biết rõ hết những biến chuyển vừa qua, nhưng chàng cũng hiểu cô gái này đã chữa cho mình. Chàng cảm thấy tinh thần tỉng táo hơn trước nhiều, liền đáp:

- Ða tạ cô nương! Tại hạ khá nhiều rồi!

Lam Phượng Hoàng lại hỏi:

- Công tử coi ta đã già chưa? Có phải già lắm rồi không?

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Ai bảo cô nương là già? Dĩ nhiên cô còn trẻ lắm, nếu cô không giận thì tại hạ kêu bằng muội muội được chăng?

Lam Phượng Hoàng thích quá, mặt nàng như đóa hoa xuân mới nở càng tăng thêm vẻ kiều dim.

Nàng mỉm cười nói:

- Công tử thiệt là người tốt! Thảo nào con người đã khinh hết tất cả mọi chàng trai trong thiên hạ mà đối với công tử lại yêu quí đến thế... chà chà!

Lệnh Hồ Xung cười nói:

- Cô nương đã bảo tại hạ là người tốt sao lại không kêu một câu "Lệnh Hồ đại ca" đi coi nào?

Lam Phượng Hoàng hai má ửng hồng, cất tiếng dịu dàng gọi:

- Lệnh Hồ đại ca.

Lệnh Hồ Xung cả cười nói:

- Hảo muội tử! Muội tử ngoan quá.

Lệnh Hồ Xung vốn người bặc thiệp không cân nệ tiểu tiết thật khác xa với Nhạc Bất Quần tự mệnh là "Quân tử kiếm".

Thần trí chàng vừa tỉnh táo, liền hiểu ngay Lam Phượng Hoàng thích người ta tán tụng nàng nhỏ tuổi mà xinh đẹp. Chàng nghe nàng hỏi thẳng như vậy thì biết ngay nàng lớn tuổi hơn mình.

Nhưng chàng lại mở miệng kêu nàng bằng "muội tử", thực ra chàng không có ý khinh nhờn hay trêu cợt mà chỉ nói cho vui chuyện để lấy lòng một cô gái chưa từng quen biết. Như vậy cũng chẳng hề gì, huống chi Lam Phượng Hoàng lại tận lực cứu chàng thì nói mấy câu cho nàng hả hê cũng là hợp lý.

Quả nhiên Lam Phượng Hoàng nghe chàng nói vậy, lòng mừng hớn hở, nhưng đã làm cho Nhạc Bất Quần và Nhạc phu nhân không khỏi cau mày, bụng bảo dạ:

- Gã này đã "một chân bước vào trong quan tài" chưa biết sống chết thế nào mà còn buông lời giỡn cợt cô gái dâm tà này. Thật là một gã thiếu niên quá lãng mạn khó lòng dùng thuốc chữa khỏi gã được.

Lam Phượng Hoàng cười hỏi:

- Ðại ca! Ðỉa nước dùng hết nhẵn cả rồi! Tối nay tiểu muội đi bắt thêm ít nữa đặng sáng mai chuyển máu sang cho đại ca. Ðại ca!... đại ca muốn ăn gì không? Tiểu muội đi lấy chút thức ăn cho đại ca điểm tâm nhé?

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Ðiểm tâm thì tiểu huynh không cần đâu, mà chỉ thích uống rượu.

Lam Phượng Hoàng nói:

- Cái đó d lắm! Bọn tiểu muội tự cất được thứ rượu kêu bằng "ngũ bảo mật hoa tửu". Ðại ca thử nếm coi!

Ðoạn nàng nói líu lô mấy câu tiếng Miêu.

Bốn cô gái Miêu vâng lệnh đi ngay.

Chỉ trong khoảng khắc các cô đã về thuyền nhỏ lấy sang tám bình rượu, các cô mở nút bình rót rượu ra bát. Lập tức một mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra khắp cả trong thuyền.

Lệnh Hồ Xung nói:

- Hảo muội tử! Thứ rượu này của muội tử cất đấy ư? Mùi thơm nặng quá, có lẽ chuyên để đàn bà con gái uống?

Lam Phượng Hoàng đáp:

- Phải thơm thế mới át được mùi tanh.

Lệnh Hồ Xung hỏi:

- Trong rượu có rắn độc ư?

Lam Phượng Hoàng đáp:

- Ðúng thế! Rượu kêu bằng Ngũ bảo hoa mật tửu. Dĩ nhiên phải dùng ngũ bảo.

Lệnh Hồ Xung hỏi:

- Ngũ bảo là gì?

Lam Phượng Hoàng đáp:

- Ngũ bảo là năm thứ bảo bối ở trong giáo phái bọn tiểu muội. Ðại ca hãy coi đây!

Nàng nói xong lấy cái bát không, dốc bình lên cho rượu chảy hết ra. Bỗng nghe mấy tiếng lạch cạch nhỏ của vậy gì rớt xuống bát.

Mấy tên đệ tử trong thuyền vừa trông thấy đã kinh hãi bật tiếng la hoảng.

Lam Phượng Hoàng cầm bát rượu bê đến trước mặt Lệnh Hồ Xung, chàng thấy màu rượu trong trắng như nước suối. Trong rượu có ngâm năm con trùng độc là: một con rắn đen, một con rít, một con nhện, một con bọ cạp và một con rắn nhỏ bằng đầu ngón tay.

Lệnh Hồ Xung sợ giật bắn người hỏi:

- Sao lại lấy những con trùng độc này... cho vào rượu?

Lam Phượng Hoàng bĩu môi đáp:

- Ðó là ngũ bảo, sao lại nói những gì "trùng độc"? Ðại ca! Ðại ca có dám uống không?

Lệnh Hồ Xung gượng cười đáp:

- Cái... ngũ bảo này... tiểu huynh hơi sợ một chút.

Lam Phượng Hoàng bưng bát rượu lên uống một hụm lớn rồi cười nói:

- Theo luật lệ của người Miêu tộc bên tiểu muội, đã là bạn thì phải uống rượu ăn thịt. Bạn mà không ăn không uống thì chẳng còn gì là bạn nữa.

Lệnh Hồ Xung đón lấy bát rượu nốc ừng ực vào bụng. Chàng nuốt luôn năm con trùng độc xuống.

Tuy chàng lớn mật mà cũng không dám nhai tóp tép.

Lam Phượng Hoàng cả mừng thò tay ra ôm chặt lấy đầu lấy cổ chàng rồi áp má kề vào bên. Son phấn ở môi miệng nàng in ra thành hai vết hồng trên mặt chàng. Nàng cười nói:

- Có thế mới là hảo ca ca!

Lệnh Hồ Xung bật cười, nhưng chàng vừa đưa mắt nhìn thấy vẻ mặt sư phụ cực kỳ nghiêm trọng thì trong lòng kinh hãi, nghĩ thầm:

- Hỏng bét, hỏng bét! Mình lớn mật làm nhộn ở ngay trước mặt sư phụ cùng sư nương, nhất định sẽ bị người thống mạ.

Lam Phượng Hoàng lại rót một bát lớn có cả năm con trùng độc bưng đến trước mặt Nhạc Bất Quần. Nàng cười nói:

- Nhạc tiên sinh! Tại hạ mời tiên sinh uống rượu.

Nhạc Bất Quần thấy rượu ngâm toàn trùng độc nào rắn, nào rết, nào nhện.. đã buồn nôn sau lại ngửi thấy mùi hương hoa nồng nặc lẫn vào thành ra một mùi khê nồng nặc khó tả. Tiên sinh không nhịn được oẹ lên cơ hồ phải mửa ra.

Tiên sinh đưa tay trái về phía Lam Phượng Hoàng đang cầm chung rượu. Không ngờ nàng vẫn không rụt tay về. Khi ngón tay sắp chạm vào lưng bàn tay nàng, tiên sinh chợt nhớ tới câu "nam nữ thọ thọ bất tương thân" đột nhiên dừng tay lại.

Lam Phượng Hoàng cười hỏi:

- Tiên sinh không lớn mật bằng đồ đệ thì làm sư phụ thế nào được? Các bạn hữu phái Hoa Sơn!

Có ai uống chung rượu này không?

Trong thuyền im phăng phắc, không ai lên tiếng.

Lam Phượng Hoàng thở dài nói:

- Trong phái Hoa Sơn, trừ Lệnh Hồ Xung ra, không còn một anh hùng hảo hán nào khác.

Bỗng có tiếng dõng dạc cất lên:

- Ðưa đây cho tại hạ uống.

Người nói câu này chính là Lâm Bình Chi. Chân chàng bị điểm huyệt không nhúc nhích được.

Lam Phượng Hoàng giương cặp lông mày lên cười nói:

- Té ra là...

Nàng mới nói được hai tiếng. Nhạc Linh San đã ngắt lời:

- Tiểu Lâm tử! Ngươi mà uống cái "rượu con khỉ" đó vào, thì dù không bị chất độc làm cho uổng mạng, từ đây ta cũng không thèm ngó mặt ngươi nữa!

Lam Phượng Hoàng bưng chung rượu lên đến trước mặt Lâm Bình Chi cười nói:

- Ðây! Ngươi uống đi!

Lâm Bình Chi rụt rè nói:

- Tại hạ.. không uống nữa.

Chàng thấy Lam Phượng Hoàng nổi lên tràng cười rộ không ngớt, tức quá, đỏ mặt lên, nói:

- Ta không muốn uống rượu đó chẳng phải là vì ta sợ chết...

Lam Phượng Hoàng cả cười ngắt lời:

- Dĩ nhiên ta biết rồi! Ngươi sợ là sợ vị cô nương xinh đẹp kia không dòm ngó đến nữa. Ta có bảo ngươi là con quỷ nhát gan đâu, ngươi chính là một hán tử đa tình! Ha ha! Ha ha! ...

Nàng chạy đến bên Lệnh Hồ Xung nói:

- Ðại ca! Sau này sẽ tái hội!

Nàng đặt chung rượu xuống bàn, vẩy tay một cái. Rồi cùng bốn cô gái Miêu ra khỏi khoang thuyền vọt về con thuyền nhỏ.

Bỗng nghe tiếng hát du dương nổi lên. Con thuyền nhỏ xuôi dòng đi về phía đông, vượt lên trước thuyền lớn của phái Hoa Sơn lao đi mỗi lúc một xa.

Nhạc Bất Quần nói:

- Ðem bao nhiêu bình rượu của chúng liệng cả xuống sông!

Lao Ðức Nặc dạ một tiếng chạy đến bên bàn. Tay hắn vừa sờ vào bình, đột nhiên lảo đảo người đi, té xuống lòng thuyền. Bình rượu vỡ tan tành.

Nhạc Bất Quần giật mình kinh hãi hỏi:

- Sao vậy?

Lao Ðức Nặc đáp:

- Ðệ tử trúng độc.

Nhạc Bất Quần tỉnh ngộ nói:

- Bình rượu bên ngoài cũng có chất độc.

Tiên sinh phất tay áo một cái. Một luồng kình phong hất cả bình lẫn bát chén trên bàn tung qua cửa sổ rớt xuống sông hết.

Ðột nhiên tiên sinh lợm giọng phải cố nín nhịn cho khỏi nôn ra.

Bỗng nghe oẹ một tiếng, Lâm Bình Chi mửa thốc mửa tháo ra.

Tiếp theo chỗ này có người ho, chỗ kia có tiếng hắng dặng rồi ai nấy ôm bụng mửa ra ồng ộc. Cả Ðào cốc ngũ tiên ở bên ngoài khoang thuyền cho chí lão lái đò, thủy thủ, chẳng một ai không mửa.

Nhạc Bất Quần nín nhịn được bấy lâu, bây giờ cũng phải nôn ra.

Mọi người đã mửa hết sạch thực vật trong bao tử rồi mà vẫn cứ nôn oẹ hoài cả nước lẫn toan cũng không còn.

Họ thấy ngứa cổ khát nước cực kỳ khó chịu, giả tỷ trong bụng còn có vật gì để mửa ra nữa thì dễ chịu hơn nhiều.

Nhạc Linh San ôm bụng hỏi Lệnh Hồ Xung:

- Ðại sư ca!... Con yêu nữ đó cho ... đại sư ca thuốc giải hay sao mà chỉ có một mình đại sư ca là không nôn mửa?

Trong thuyền này cả thảy mấy chục người, quả nhiên chỉ có một mình Lệnh Hồ Xung không mửa.

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Ta có uống thuốc giải độc gì đâu? Chẳng lẽ chén rượu độc đó lại là thuốc giải?

Ðào Căn Tiên nói:

- Ai bảo công tử bảnh trai? Con yêu nữ nó mê tít vì công tử xinh đẹp.

Ðào Chi Tiên nói:

- Tiểu đệ cho là Lệnh Hồ công tử khen ả đẹp nên ả thích chứ không phải vì công tử đẹp trai.

Ðào Hoa Tiên nói:

- Dù sao mình cũng phải phục công tử là người gan dạ, dám nuốt cả năm con trùng độc.

Ðào Diệp Tiên nói:

- Tuy y không nôn mửa, biết đâu năm con trùng độc ở trong bụng chẳng làm cho y càng trúng độc nặng hơn?

Ðào Cán Tiên la lên:

- Trời ơi! Hỏng rồi! Chúng ta không ngăn trở để Lệnh Hồ Xung uống rượu độc vào, nếu vì thế mà y phải uổng mạng, rồi đây Bình đại phu hỏi đến, mình biết trả lời thế nào?

Ðào Thực Tiên nói:

- Lệnh Hồ Xung mà chết thì chúng ta xa chạy cao bay, Bình Nhất Chỉ dể gì mà kiếm được?
Khéo Phỉnh Phờ Thoát Nạn Tan Thây

Ðào cốc lục tiên nôn oẹ không ngớt mà vẫn không nhịn nói được.

Nhạc Bất Quần thấy những tay thủy thủ cũng nôn mửa hoài. Con thuyền ở giữa dòng sông hết lệch về mé tả lại xiêu sang mé hữu cực kỳ nguy hiểm. Lập tức tiên sinh nhảy vọt về đằng lái giữ cho thuyền bằng bặn lại rồi lái vào bờ mé Nam.

Nội công tiên sinh thâm hậu, chỉ vận khí mấy lần là hết mửa.

Con thuyền từ từ áp mạn. Tiên sinh nhảy lại đàng mũi cầm neo sắt quăng lên bờ. Chiếc neo này nặng đến 200 cân. Ngày thường hai thủy thủ khiêng mới nhúc nhích.

Nhà đò thấy Nhạc Bất Quần có dáng văn nhược thư sinh mà chẳng những nhấc bổng được neo sắt lên mà còn liệng ra xa mấy trượng thì không khỏi kinh ngạc lè lưỡi. Nhưng hắn vừa thè lưỡi lại ôm bụng nôn ra.

Mọi người tới tấp lên bờ quì xuống vệ sông để múc nước uống. Nước vừa uống vào lại nôn ra.

Mấy lần như thế sau mới bớt dần.

Bờ sông này là một nơi hoang dã, trừ cỏ dại cát trắng không còn thứ gì nữa. Nhìn xa mấy dặm thấy nhà cửa như bát úp. Ðúng là một tòa thị trấn.

Nhạc Bất Quần nói:

- Trong thuyền hãy còn chất độc, không thể ngồi lại được. Chúng ta hãy vào thị trấn kia rồi sẽ tính.

Ðào Cán Tiên cõng Lệnh Hồ Xung, Ðào Chi Tiên cõng Ðào Thực Tiên đi trước. Nam nữ đệ tử Hoa Sơn chia nhau ra mà cõng Lao Ðức Nặc, Lâm Bình Chi, Nhạc Linh San, rồi cả đoàn người đi vào thị trấm.

Tới thị trấn Ðào Cán Tiên và Ðào Chi Tiên cùng tiến vào một phạn điếm đặt Lệnh Hồ Xung và Ðào Thực Tiên xuống ghế, la ầm lên:

- Lấy rượu! lấy thịt! Lấy cơm đem đây!

Lệnh Hồ Xung liếc mắt nhìn chợt thấy một người. Chàng không khỏi sửng sốt. Nguyên người này là một đạo nhân vừa bé nhỏ vừa thấp lùn. Chính là Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành.

Giả tỷ gặp lúc bình thời mà chàng gặp Dư Thương Hải tất xảy cuộc tranh đấu. Nhưng lúc này chưởng môn phái Thanh Thành hiển nhiên đang bị bao vây trầm trọng. Lão ngồi bên một chiếc bàn nhỏ.

Trên bàn có hồ rượu ba đĩa nhắm. Ngoài ra còn một thanh trường kiếm đã rút ra khỏi vỏ kiếm quang lấp

loáng.

Bao vây chiếc bàn nhỏ này là bảy cái ghế dài. Mỗi cái có một người ngồi. Bọn này có nam có nữ, tướng mạo đều rất hung ác. Trên ghế đều có đặt binh khí. Bảy người bảy thứ khí giới hình thù rất lạ, chẳng có thứ nào là đao kiếm thông thường.

Bảy người lặng lẽ không ai nói gì, ngưng thần nhìn Dư Thương Hải. Nhưng lão vẫn trấn tĩnh tinh thần. Tay trái nâng chung rượu vẫn không thấy run rẩy chút nào.

Ðào Căn Tiên nói:

- Ðạo nhân thấp lùn kia tuy trong lòng khiếp vía mà ngoài mặt làm bộ không sợ.

Ðào Chi Tiên nói:

- Dĩ nhiên lão sợ là phải. Bảy người đánh một chẳng chột cũng què.

Ðào Cán Tiên nói:

- Nếu y không sợ đã nâng chung rượu bằng tay phải chứ không bằng tay trái. Lão để rảnh tay phải

đặng chuẩn bị cầm kiếm.

Dư Thương Hải hắng dặng một tiếng rồi đổi chung rượu cầm sang tay phải.

Ðào Hoa Tiên nói:

- Lão nghe nhị ca nói vậy nên đổi tay nhưng không dám nhìn lại vẫn là sợ sệt. Lão không sợ nhị ca mà chỉ sợ sơ hở một chút bị bảy kẻ địch tấn công và sẽ bị chia làm tám mảnh.

Ðào Diệp Tiên cười khanh khách nói:

- Ðạo nhân đã thấp lùn bé nhỏ mà lại xé làm tám mảnh thì còn bé nhỏ đến đâu?

Lệnh Hồ Xung tuy có thù với Dư Thương Hải nhưng thấy lão bị cường địch bao vây chàng không muốn thừa lúc người ta gặp bước nguy nan mà gia tăng sự hiểm nghèo. Chàng nói:

- Lục vị Ðào huynh! Ðạo trưởng đó là chưởng môn phái Thanh Thành.

Ðào Căn Tiên hỏi:

- Chưởng môn phái Thanh Thành thì sao? Lão có phải là bạn với công tử không?

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Tại hạ không dám với cao, lão không phải là bạn hữu gì với tại hạ cả.

Ðào Căn Tiên nói:

- Nếu lão không phải là bạn của công tử thì càng d lắm. Chúng ta được một phen giỡn cợt.

Ðào Diệp Tiên vỗ bàn la:

- Lấy rượu đây! Lấy nhắm đây! Lão gia vừa uống rượu vừa coi đạo nhân lùn bị xé thành tám mảnh.

Ðào Thực Tiên nói:

- Ta đánh cuộc với ngươi. Nhất định lão bị xé thành chín mảnh chứ không phải là tám.

Ðào Diệp Tiên hỏi:

- Tại sao vậy?

Ðào Thực Tiên đáp:

- Ngươi hãy coi vị đầu đà kia có hai thanh hổ đầu đao. Một mình y đã chặt hai mảnh.

Lệnh Hồ Xung nói:

- Các vị đừng nói nữa. Chúng ta đã không giúp bên nào vậy đừng làm cho Dư quán chủ phái Thanh Thành phải phân tán tâm thần.

Ðào cốc lục tiên không nói nữa chỉ cười hi hi giương mắt lên nhìn Dư Thương Hải. Lệnh Hồ Xung để ý nhìn bảy người bao vây lão.

Chàng thấy một vị đầu đà tóc dài thòng xuống bên vai. Ðầu đội mũ chóp đồng lấp loáng có ánh sáng để chụp mái tóc lại. Bên mình lão đặt một cặp hổ đầu giới đao lưỡi cong hình bán nguyệt.

Bên cạnh đầu đà là một mụ già, ngoài 50 tuổi, đầu tóc đã hoa râm, mặt đầy vẻ tức tối. Mụ đặt cây thiết bổng ở bên mình.

Lệnh Hồ Xung ngó tiếp thì thấy một nhà sư mặc áo cà sa đỏ như máu trông lóa mắt. Bên cạnh nhà sư đặt một cái bát và một thanh cương bạt đúc bằng thép nguyên chất. Thanh cương bạt này sắc bén phi thường. Hiển nhiên là một thứ vũ khí rất lợi hại.

Ðạo sĩ thân hình cao lớn. Cây bát giác lang nha trùy của y đặt trên ghế dài. Cây trùy này coi có vẻ rất trầm trọng.

Mé hữu đạo sĩ là một hán tử trung niên ngồi chồm hỗm trên ghế dài. áo quần dơ dáy và rách rưới.

Trên cổ hai con rắn xanh quấn lấy. Ðầu rắn hình tam giác. Chúng không ngớt thè ngọn lưỡi dài lê thê ra

rồi lại co vào. Hán tử không có thứ vũ khí nào khác xem chừng y dùng hai con rắn này để thắng địch.

Sau cùng còn hai người nữa một nam, một nữ. Người đàn ông đui bên mắt trái, người đàn bà đui bên mắt phải. Cái đó chưa phải điều kỳ dị, mà kỳ ở chỗ người đàn ông không có chân trái, người đàn bà thiếu chân phải.

Hai người này đều có một cây trượng để bên mình. Hai cây trượng của họ rất lớn hình thù giống nhau. Cây nào cũng bóng loáng, phát ra ánh vàng rực rỡ. Nếu đúc bằng vàng thật thì khá trầm trọng.

Người đàn ông và đàn bà này đều vào trạc ngoại bốn chục tuổi. Coi bọn họ yếu ớt tưởng chừng gió thổi bay mà họ dùng cây trượng vừa lớn vừa nặng như vậy mới thật thần là kỳ.

Bỗng thấy vị đầu đà đưa tay ra nắm chặt đôi đốc giới đao.

Gã khiếu hóa lấy con rắn xanh ở cổ xuống quấn vào cánh tay. Ðầu rắn nhằm về phía Dư Thương Hải.

Nhà sư tay trái cầm lấy thanh cương bật.

Ðạo sĩ giơ cây long nha trùy lên.

Mụ đàn bà luống tuổi cầm cây thiết bổng trong tay.

Xem chừng bọn này đang chuẩn bị đồng thời tấn công.

Dư Thương Hải cười ha hả nói:

- Té ra bọn tà ma ngoại đạo chuyên ỷ vào số đông để thủ thắng, nhưng Dư Thương Hải này cũng không sợ đâu.

Ðột nhiên người đàn ông chột mắt lên tiếng:

- Họ Dư kia! Bọn ta không muốn giết ngươi đâu.

Người đàn bà chột mắt cũng nói theo:

- Ðúng thế! H ngươi chịu ngoan ngoãn đưa cuốn "Tịch Tà kiếm phổ" ra là chúng ta buông tha cho ngươi rút lui một cách êm đẹp.

Bọn Nhạc Bất Quần, Lệnh Hồ Xung, Lâm Bình Chi nghe mụ đột nhiên nhắc tới "Tịch Tà kiếm phổ" đều giật mình, không ai ngờ bọn bẩy người vây đánh Dư Thương Hải cũng chỉ vì muốn đòi hắn lấy kiếm phổ.

Ba thầy trò đưa mắt nhìn nhau, tự hỏi:

- Chẳng lẽ pho "Tịch Tà kiếm phổ" đó lọt vào tay Dư Thương Hải thiệt ư?

Mụ đàn bà luống tuổi lên tiếng:

- Nhiều lời với lão lùn đó làm chi? Cứ giết hắn đi rồi lục tìm trong người hắn là xong.

Người đàn bà chột mắt hỏi:

- Biết đâu hắn chẳng cất giấu kiếm phổ vào một nơi nào bí mật? Giết hắn rồi tìm không thấy há chẳng hỏng bét ư?

Mụ luống tuổi đáp:

- Tìm không thấy thì tìm không thấy chứ việc gì mà hỏng bét?...

Mụ nói ngọng nghịu, hồ đồ, nghe không rành mạch, vì răng mụ rụng hết cả rồi.

Người đàn bà chột mắt lại bảo Dư Thương Hải:

- Lão Dư kia! Ta khuyên lão nên đưa kiếm phổ ra là hơn. Kiếm phổ đó không phải của lão mà lọt vào tay lão đã lâu ngày. Bây giờ lão thuộc lòng hết rồi thì còn giữ khư khư làm chi.

Dư Thương Hải không nói nửa lời. Hắn biết bảy địch nhân này đều là những tay hung dữ, hiếu chiến. Bữa nay hắn lâm vào tình trạng một sống một chết, liền ngưng tụ chân khí vào huyệt đan điền để hết tinh thần vào việc đề phòng. Ba người kia nói gì hắn cũng bỏ ngoài tai.

Nhà sư quát lên một tiếng thật to, nói lý lố mấy câu, chẳng ai hiểu lão nói gì.

Bỗng thấy lão đứng phắt dậy một tay cầm bát, một tay cầm bạt như muốn nhảy xổ vào Dư Thương Hải. Giữa lúc ấy, ngoài cửa vang lên mấy tiếng cười khanh khách. Một người hớn hở đi vào.

Người này mình mặc áo trường bào bằng lụa nhũn, đầu hói một nửa. Chòm râu đen nhánh. Người lão béo chùn béo chụt, sắc mặt hồng hào. Lão có vẻ ôn hòa d thân cận. Tay mặt lão cầm một cái tẩu hút thuốc bằng ngọc biếc, tay trái cầm cây quạt dài chừng một thước. Cách ăn mặc xa hoa của lão ra vẻ một nhà phú thương.

Lão bước chân vào phạn điếm nhìn thấy mọi người, đứng ngẩn ra một chút, lập tức ngừng tiếng cười.

Tiếp theo lão lại cười ha hả chắp tay nói:

- Hân hạnh! Thật là hân hạnh! Không ngờ bữa nay lại được gặp đủ mặt anh hùng hảo hán đương thời tụ hội cả ở đây. Thế là "Tam sinh hữu hạnh"!

Người đó giơ tay cao lên nhìn Dư Thương Hải lớn tiếng nói:

- Cơn gió nào đã thổi Dư quán chủ từ núi Thanh Thành xuống đến Hà Nam? Tại hạ được nghe "Hạc lệ cửu tiên thần công" của quán chủ là một tuyệt kỷ võ lâm. Không chừng bữa nay sẽ được mở rộng tầm mắt.

Dư Thương Hải để hết tâm thần vận thần công, nên y vào lão không biết mà nói gì lão cũng không hay.

Người đó nhìn cặp nam nữ chột mắt chắp tay cười hỏi:

- Ðã lâu nay không được gặp Ðổng Bách song kỳ. Mấy năm qua lại giang hồ chắc đã nhiều dịp đại phát tài.

Người đàn ông chột mắt tủm tỉm cười đáp:

- Ðâu có được phát tài như tôn giá.

Người đó lại cười ha hả ba tiếng rồi nói:

- Tiểu đệ vào tay mặt qua tay trái chứ có gì đâu. Coi bề ngoài thì thấy đẹp đấy nhưng bề trong thực chẳng có gì.

Ðào Chi Tiên không nhịn được cất tiếng hỏi:

- Ngoại hiệu của tôn giá là gì?

Người đó nhìn Ðào Chi Tiên "ồ" một tiếng ra chiều kinh dị.

Nguyên tướng mạo Ðào cốc lục tiên rất kỳ dị, người đó lại không nhận ra lai lịch bọn này.

Tiếp theo y chắp tay lớn tiếng:

- Chết chưa! Cả đại chưởng môn phái Hoa Sơn là Quân tử kiếm Nhạc tiên sinh cùng Nhạc phu nhân cũng tới đây mà tại hạ không biết. Gần đây Nhạc tiên sinh đâm một nhát kiếm làm đui mắt 15 tên cường địch, tiếng tăm lừng lẫy giang hồ, chẳng ai là không phục sát đất.

Y nói bằng một giọng rất thân thiết tưởng chừng như chính mắt y đã trông thấy.

Nhạc Bất Quần chỉ hắng dặng một tiếng, không biết nói sao. Tiên sinh chưa quen biết người này bao giờ nên không tiện giải thích.

Người kia lại nói:

- Nếu biết sớm Dư quán chủ cùng Nhạc tiên sinh tới thì tiểu đệ đã ra xa nghênh đón...

Ðào Chi Tiên hỏi:

- Tên họ ngươi là chi? Vì sao bề trong lại không có gì?

Người kia cười đáp:

- Tiểu đệ có cái ngoại hiệu rất khó nghe là "Hoạt bất lưu thủ". Người ta bảo tính tiểu đệ thích kết bạn. Vì bạn mà mất hết ngàn lạng vàng cũng không tiếc gì. Tuy kiếm được khá tiền thực, nhưng vàng bạc không dính tay.

Nhạc Bất Quần chợt nhớ ra liền nói:

- Té ra là "Hoạt bất lưu thủ" Du Tấn huynh. Tại hạ hâm mộ từ lâu.

Người đó chắp tay nói:

- Chưởng môn phái Hoa Sơn mà cũng biết đến tiện danh thật hân hạnh cho Du mỗ.

Nhạc phu nhân hỏi:

- Dường như Du bằng hữu còn có một ngoại hiệu khác thì phải?

Du Tấn đáp:

- Thiệt ư? Thế mà tiểu đệ không biết.

Ðột nhiên có thanh âm lạnh lẽo cất lên:

- Du tẩm nê thu, Hoạt bất lưu thủ.

Chính là thanh âm mụ luống tuổi rụng hết răng.

Ðào Hoa Tiên nói:

- Hỏng rồi! hỏng rồi! Con cá chạch đã là loài trơn tuột lại còn lấy dầu tẩm vào thì nắm lại làm sao được?

Du Tấn cười nói:

- Ðó là các bạn giang hồ quá yêu, khen tiểu đệ khinh công tuyệt diệu nhanh như chạch lội nước.

Thiệt ra tiểu đệ rất lấy làm xấu hổ. Công phu có gì đáng kể đâu. Trương phu nhân, lão nhân gia vẫn mạnh giỏi chứ? Du mỗ có lời vấn an.

Mụ kia là Trương phu nhân nguýt Du Tấn một cái rồi nói:

- Du Xoang Hoạt diệu! Thôi bước đi!

Du Tấn bụng dạ rất tốt, mụ đuổi mà y không nổi giận chi hết, y nhìn gã khất cái nói:

- Song long thần khất Nghiêm huynh! Cặp thanh long của Nghiêm huynh chắc là một ngày một lanh lẹ lắm rồi.

Gã khất cái tên gọi Nghiêm Tam Tinh, nguyên ngoại hiệu là Song xà ác khất, nhưng Du Tấn đổi là song long thần khất. Hai con rắn đổi thành hai con rồng, ác khất là thần khất.

Nghiêm Tam Nghinh vốn là tay hung hãn, nghe nói vậy bất giác lộ vẻ tươi cười.

Lão đầu đà râu dài là Cừu Tùng Niên, nhà sư pháp danh là Tây Bửu. Ðạo sĩ đạo hiệu là Ngọc Linh cũng nói mấy câu theo đà.

Du Tấn nói cười hỉ hả làm cho tình trạng đang khẩn trương đã dịu lại nhiều.

Nhạc Bất Quần lẩm bẩm:

- Mình từng nghe ở Sơn động có lão "Du tẩm nê thu" là một quái nhân khó mà tả hình dạng được.

Té ra là người này.

Bỗng nghe Ðào Diệp Tiên la lên:

- Du tẩm nê thu! sao ngươi không tán dương sáu anh em võ công cao cường? Bản lãnh ghê gớm?

Du Tấn cười đáp:

- Cái đó... cái đó dĩ nhiên là đáng tán tụng lắm!...

Ngờ đâu Du Tấn chưa dứt lời. Hai chân hai tay y đã bị Ðào Căn Tiên, Ðào Cán Tiên, Ðào Diệp Tiên, Ðào Hoa Tiên nắm lấy rồi nhấc bổng người y lên.

Ðào cốc tứ tiên nhấc bổng người Du Tấn lên, nhưng chưa phát huy kình lực xé ngay.

Du Tấn vội cất tiếng khen:

- Công phu giỏi tuyệt! bản lãnh ghê người! Võ công như thế này thì thiệt cổ kim hiếm có!

Người đời thường ưa phỉnh nịnh. Ðào cốc lục tiên lại càng thích người ta tâng bốc mình. Chúng vừa nghe Du Tấn nịnh vài câu, liền không muốn xé xác y ra nữa.

Ðào Cán Tiên và Ðào Chi Tiên đồng thanh hỏi:

- Tại sao ngươi biết võ công thế này là cổ kim hiếm có?

Du Tấn đáp:

- Ngoại hiệu của tiểu đệ là "Hoạt bất lưu thủ". Tình thực mà nói thì trước nay chưa ai nắm được tiểu đệ. Thế mà bốn vị vừa thò tay đã bắt ngay được chân tay tiểu đệ không để trơn tuột mất. Vậy thủ pháp bốn vị ghê gớm đến trình độ tự cổ chí kim chưa từng nghe thấy. Từ nay tiểu đệ qua lại giang hồ tới đâu nhất định phải tuyên dương danh hiệu lục vị cao nhân tới đó, để người võ lâm ai ai cũng biết trên cõi đời này còn có những nhân vật phi thường như vậy.

Bọn Ðào Căn Tiên sung sướng không bút nào tả xiết, liền buông y xuống ngay lập tức.

Trương phu nhân lạnh lùng nói:

- Cái tên "Hoạt bất lưu thủ" đã danh bất hư truyền. Nhưng bữa nay há chẳng để người ta gọi là "Trảo trú tái phong" ư?

Du Tấn ngập ngừng nói:

- Cái đó... cái đó là sáu vị cao nhân võ công đến trình độ siêu phàm, khiến người ta không khỏi đem lòng kính phục vô cùng. Có điều đáng tiếc là tiểu đệ kiến văn hẹp hòi, chưa biết danh hiệu của sáu vị tiền bối là gì?

Ðào Căn Tiên đáp ngay:

- Anh em chúng ta sáu người gọi chung là Ðào cốc lục tiên y là Ðào Cán Tiên ...

Lão đem tên hiệu cả sáu anh em giới thiệu với Du Tấn.

Du Tấn vỗ tay nói:

- Tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu! Chữ tiên này thích hợp với võ công của sáu vị hết chỗ nói. Nếu kỹ thuật không đến trình độ xuất quỉ nhập thần, siêu phàm nhập thánh thì làm gì có đủ tư cách xứng với chữ "tiên". Ðúng lắm! Có thế danh mới hợp sự thực và đáng là Ðào cốc lục tiên thì trời xanh đặt ra chữ "Tiên" để ai dùng?

Ðào cốc lục tiên mừng quá đồng thanh nói:

- Các hạ quả là người có đầu óc, có mắt tinh đời, mà cũng là bậc hảo nhân bậc nhất nữa.

Trương phu nhân trừng mắt nhìn Dư Thương Hải hỏi:

- Lão Dư kia! Lão có chịu giao pho "Tịch Tà kiếm phổ" đó ra không?

Dư Thương Hải chỉ tăng gia vận khí, chứ không nói gì. Du Tấn hỏi:

- Trời ơi! Các vị tranh nhau cái gì vậy? Tranh "Tịch Tà kiếm phổ" ư? Theo chỗ tiểu đệ biết thì pho kiếm phổ này không có ở trong tay quán chủ đâu.

Trương phu nhân hỏi:

- Theo chỗ ngươi biết thì kiếm phổ đó ở trong tay ai?

Du Tấn đáp:

- Người này là một nhân vật lừng lẫy tiếng tăm. Tiểu đệ nói ra e làm cho các vị phải bở vía.

Ðầu đà Cừu Tùng Niên lớn tiếng quát:

- Nói mau đi! Bằng ngươi không biết thì bước ngay!

Du Tấn cười nói:

- Vị sư phó này sao mà nóng thế? Võ công tiểu đệ thì thường thôi nhưng về phần lượm tin tức lại tinh thông rất mực. Trên chốn giang hồ dù ai có điều gì bí mật đến đâu, cũng khó lòng qua khỏi Thiên lý nhỡn và Thuận phong chỉ của tiểu đệ.

Bọn Ðổng Bách song kỳ, Trương phu nhân đã biết y rồi. Y nói vậy là đúng sự thật. Y ưa dính vào việc của người ta chẳng chỗ nào không vào lọt. Trong võ lâm thiệt ra chẳng cò mấy việc là y không biết. Bọn họ liền đồng thanh hỏi:

- Ngươi đừng ba hoa nữa! Pho "Tịch Tà kiếm phổ" hiện ở trong tay ai?

Du Tấn cười hì hì đáp:

- Các vị đã biết ngoại hiệu tiểu đệ là "Hoạt bất lưu thủ". Tiền tài vào tay trái lại ra tay mặt. Mấy bữa nay cùng túng muốn chết được. Các vị là đại tài chủ, một sợi lông còn lớn hơn cả bắp đùi tiểu đệ.

Tiểu đệ lượm được tin tức này đâu phải chuyện dễ? Thật là cơ hội ngàn năm một thuở. Người tathường nói: Gươm báu tặng người liệt sĩ, phấn hồng tặng khách má đào. Tin tức tuyệt hảo dĩ nhiên để tặng tài chủ. Tiểu đệ phải bán tin này mới được.

Trương phu nhân nói:

- Ðược lắm! Trời không chịu đất thì đất cũng chẳng chịu trời, chúng ta hãy giết Dư Thương Hải trước, rồi bức bách con cá chạnh họ Du kia phải xưng ra. Nào! động thủ đi!

Mụ vừa nói hai chữ "động thủ" ra khỏi cửa miệng đã nghe mấy tiếng choang choảng của mấy môn binh khí chạm nhau chát chúa.

Bọn Trương phu nhân bảy người đồng thời rời khỏi ghế ngồi vung khí giới cùng Dư Thương Hải qua lại mấy chiêu.

Bảy người đánh một đòn rồi lùi ra ngay vẫn vây Dư Thương Hải vào giữa.

Bỗng thấy Tây Bảo hòa thượng và đầu đà Cừu Tùng Niên trên đùi đã chảy máu tươi.
(Đọc nhiều truyện hay tại Kenhtruyen.hexat.com)
"Tịch Tà Kiếm Phổ" Lạc Vào Tay Ai?

Dư Thương Hải đưa trường kiếm sang tay trái. Vai áo đạo bên hữu của hắn đã rách tan, không hiểu đã bị những ai đánh trúng.

Trương phu nhân lại hô:

- Xông vào đi!

Bảy người lại tiến vào tiến công. Khí giới đụng nhau chát chúa, vang lên một hồi. B3y người lại lùi ra và vẫn giữ chặt vòng vây Dư Thương Hải.

Bỗng thấy Trương phu nhân bị rách một đường dài từ đuôi mắt xuống đến cằm về nửa mặt bên trái.

Dư Thương Hải bị trúng đao ở cánh tay bên tả, dường như do thanh Hổ đầu loan đao của đầu đà Cừu Tùng Niên chém phải. Tay trái hắn không cầm kiếm được nữa phải đưa sang tay mặt, nhưng bên vai hữu cũng bị thương rồi. Nếu bọn bảy người kia tấn công lần thứ ba nữa thì nhất định hắn bị loạn đao phân thây.

Ngọc Linh đạo nhân giơ cây lang nha trùy lên lớn tiếng:

- Dư quán chủ! Hai chúng ta cùng thuộc phái Thanh Thành, khuyên quán chủ nên đầu hàng đi là hơn. Dư Thương Hải hắng dặng một tiếng, tay phải giơ trường kiếm lên, nhưng mới được nửa vời, cánh tay đã kiệt lực lại rũ xuống.

Trương phu nhân coi bộ mặt ra chiều suy nhược, mà người mụ lại rất hung hãn, mụ không thèm lau máu tươi trên mặt, giơ cây thiết bổng lên trỏ vào Dư Thương Hải, giục:

- Lại...

Mụ định hô: "Lại xông vào đi !" song chưa dứt lời bỗng nghe có tiếng quát:

- Khoan đã!

Một người rảo bước tiến vào vòng chiến đứng bên Dư Thương Hải nói:

- Các vị lấy bảy chọi một chẳng là bất công lắm ư? Huống chi Dư tiền bối đã bảo "Tịch Tà kiếm phổ" không có ở trong tay y.

Người này chính là Lệnh Hồ Xung. Nhưng bọn Cừu Tùng Niên không quen biết anh chàng thiếu niên mặt mũi ốm o này.

Trương phu nhân trầm giọng hỏi:

- Ngươi là ai? Muốn vào đây chịu chết với hắn chăng?

Nguyên trước mặt mụ đã khó coi rồi. Từ lúc bị thương càng khiến cho người ta phải khủng khiếp.

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Không phải tại hạ muốn vào chịu chết với y, mà vì thấy chuyện bất bằng, nên đứng ra nói một lời công đạo. Các vị không nên đánh nhau nữa.

Cừu Tùng Niên nói:

- Giết luôn cả thằng lỏi này đi!

Ngọc Linh đạo nhân hỏi:

- Ngươi là ai? Sao dám lớn mật càn rỡ, cãi thay cho người?

Lệnh Hồ Xung thở dài đáp:

- Tại hạ là Lệnh Hồ Xung. Không phải cãi thay người....

Chàng chưa dứt lời thì bọn Ðổng Bách song kỳ, song xà ác khất, Trương phu nhân đồng thanh la lên:

- Các hạ là... Lệnh Hồ công tử đấy ư?

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Tại hạ chỉ là một gã thiếu niên ở nơi sơn dã, hai chữ công tử khi nào dám nhận! Các vị có biết ông bạn của tại hạ chăng?

Bao nhiêu cao nhân kỳ sĩ trên đường đối với chàng tỏ vẻ tôn kính chìu đãi, đều nói vì chàng có ông bạn nào đó. Lệnh Hồ Xung nghĩ đến vỡ óc mà không đoán ra được mình đã giao kết với nhân vật thần thông quảng đại nào và tự bao giờ. Chàng nghĩ bảy người kia nói vậy liền đoán ngay sở dĩ bọn họ nể mặt ông bạn thần kỳ kia mà đối với mình trân trọng như vậy.

Quả nhiên Ngọc Linh đạo nhân đặt ngay cây bát giác lang nha trùy xuống, cúi đầu kính cẩn đáp:

- Bọn tại hạ bảy người vừa được tin liền lên đường đi suốt ngày đêm để cố tìm được tôn giá. Bọn tại hạ đắc tội đã nhiều, xin công tử min trách.

Trương phu nhân cầm cây thiết bổng tự đập vào người nói:

- Bọn tại hạ không biết Dư quán chủ là bạn với công tử nên có điều ngang ngược. May mà lão chỉ bị thương xoàng.

Dư Thương Hải hắng giọng. Tiếp theo thanh trường kiếm của hắn rớt xuống đất đánh choang một tiếng.

Nguyên vai hắn bị cây bát lang nha trùy của Ngọc Linh đạo nhân đánh trúng một đòn rất nặng, xương bả vai bị nát một nửa. Thương thế khá trầm trọng.

Hắn cố gắng chống chọi được một lúc. Sau không còn đủ sức cầm kiếm.

Hắn thấy người đứng ra giải vây cho mình lại là Lệnh Hồ Xung thì không khỏi ngạc nhiên. Bản tính quật cường, hắn lên tiếng phủ nhận:

- Thằng lỏi Lệnh Hồ Xung này không có bạn hữu gì với ta cả!

Song xà ác khất nói:

- Lệnh Hồ công tử không phải là bạn ngươi cũng hay chứ sao? Chúng ta đang muốn giết ngươi đây.

Tuy y nói vậy, nhưng thấy Lệnh Hồ Xung không muốn bọn chúng giết Dư Thương Hải, nên chưa sấn vào động thủ.

Hoạt Bất Lưu thủ Du Tấn chạy đến trước mặt Lệnh Hồ Xung cười ha hả nói:

- Tiểu đệ từ phương đông tới đây. Dọc đường nghe được rất nhiều bạn hữu giang hồ nhắc tới đại danh Lệnh Hồ công tử, trong lòng xiết bao ngững mộ! Tiểu đệ còn được mấy chục vị bang chúa, giáo chủ, động chúa, đảo chúa muốn tương hội cùng công tử trên Ngũ Bá Cương, nên lật đật đến coi cụ náo nhiệt này. Không ngờ mình hên vận lại được tiếp kiến công tử trước. Công tử cứ yên tâm, không lo ngại gì hết. Chuyến này lên Ngũ Bá cương, chẳng thiếu gì linh đan, diệu dược, không đủ cả trăm thì cũng đến chín mươi thứ. Cái bệnh nhỏ xíu của công tử phỏng có chi đáng kể? Có chi đáng lo?

Ha ha! Hay tuyệt! Thật là hay tuyệt!

Lão đưa tay ra nắm tay Lệnh Hồ Xung mà lắc mà giật, ra chiều thân thiết lắm.

Lệnh Hồ Xung giật mình kinh hãi hỏi:

- Sao lại có mấy chục vị giáo chủ, bang chúa, động chúa, đảo chúa cùng hàng trăm thứ linh đan, diệu dược gì gì? Tại hạ thật không sao hiễu được.

Du Tấn cười ha hả đáp:

- Lệnh Hồ công tử công tử bất tất phải quá lo xa. Nguyên nhân vụ này dù tiểu đệ lớn mật đến đâu cũng không dám buột miệng nói càn. Có điều công tử cứ yên tâm. Ha ha! Tiểu đệ có nói nhăng,

công tử gia cũng đừng quở trách. Mấy lời của tiểu đệ mà lọt vào tai người khác thì dù Du mỗ có mấy đầu cũng không còn. Cái đầu trơn tuột như quả dưa cũng bị người ta nắm lại.

Trương phu nhân hỏi:

- Ngươi đã bảo không dám nói nhăng sao còn nhắc tới vụ đó làm chi? Ngũ Bá Cương có động tĩnh gì thì Lệnh Hồ công tử tới nơi sẽ được thấy rõ. Ai bảo ngươi nói ba hoa trước? Bây giờ ta hỏi :

pho "Tịch Tà kiếm phổ" kia hiện ở tay ai?

Du Tấn cười hì hì chìa tay ra đáp:

- Cho Du mỗ một trăm lạng bạc, Du mỗ sẽ nói cho phu nhân hay.

Trương phu nhân hứ lên một tiếng rồi nói:

- Kiếp trước ngươi chưa được nhìn thấy tiền bạc bao giờ hay sao mà h động nói là nhắc đến tiền, tiền, tiền?

Người đàn ông chột mắt trong bọn Ðổng Bách song kỳ móc trong bọc ra một đỉnh bạc liệng về phía Du Tấn nói:

- Một trăm lạng bạc phỏng có là bao? Ðây! ngươi nói đi!

- Ða tạ! Các vị qua đây Du mỗ nói cho mà nghe!

Người chột mắt hỏi:

- Tại sao lại phải ra ngoài ấy? Cứ ở trong này nói cho mọi người đều nghe được không?

Mọi người đồng thanh reo:

- Phải rồi! Phải rồi! Cái đó có chi là bí mật?

Du Tấn lắc đầu đáp:

- Không được! Không đươc! Du mỗ đòi trăm lạng bạc tức là mỗi người phải một trăm lạng. Khi nào cái tin quan trọng như vậy mà chỉ bán lấy có một trăm lạng? Trên đời làm gì có của rẻ như thế được?

Người đàn ông chột mắt vẫy tay một cái. Bọn Cừu Tùng Niên, Trương phu nhân, Song xà ác khất, Tây Bảo tăng xúm cả lại vây quanh Du Tấn cũng như Dư Thương Hải vừa rồi.

Trương phu nhân lạnh lùng nói:

- Thằng cha này ngoại hiệu là Hoạt bất lưu thủ, tay không chẳng thể đối phó với hắn, phải dùng binh khí mới được.

Ngọc Linh đạo nhân vung cây bát giác lang nha chùy lên đánh véo một tiếng nói:

- Phải đấy! Thử xem cái đầu hắn có "Hoạt bất lưu chùy" không?

Mọi người hết ngó những chiếc răng sói trên quả chùy vừa nhọn vừa sắc, lấp loáng có ánh sáng, lại ngó đến lớp da trắng trên người Du Tấn và cái đầu bóng mượt của hắn, không khỏi lo thay.

Du Tấn hỏi:

- Lệnh Hồ công tử! Vừa rồi công tử nói một câu mà giải vây được cho Dư quán chủ. Thế mà bây giờ Du mỗ gặp đại nạn công tử lại mắt lấp tai ngơ như chẳng thấy gì. Công tử coi bên khinh bên trọng như vậy nghĩa là làm sao?

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Nếu các hạ không đem chuyện "Tịch Tà kiếm phổ" ở tay ai nói ra thì chính tại hạ cũng về phe với Trương phu nhân cùng quí vị đây.

Bọn Trương phu nhân cùng bảy người lớn tiếng hoan hô:

- Tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu! Mời Lệnh Hồ công tử ra tay đi!

Du Tấn thở dài nói:

- Ðược rồi! Tại hạ đành nói vậy. Các vị hãy đâu vào đấy bao vây tại hạ làm chi?

Trương phu nhân đáp:

- Ðối với con chạch trơn không dính tay nên phải cẩn thận.

Du Tấn lại thở dài nói:

- Tự làm ra tội nghiệt không thể sống được là thế này đây! Sao Du Tấn này không chờ đến Ngũ Bá Cương hãy coi một vụ náo nhiệt mà lại vào đây chịu chết?

Trương phu nhân hỏi gạn:

- Ngươi có nói hay không thì bảo?

Du Tấn đáp:

- Tại hạ nói chứ! Sao lại không nói? Chao ôi! Ðông Phương giáo chủ hỡi ơi! Lão nhân gia bao giờ mới đến cho? Bây giờ còn đủng đỉnh ngoài ấy làm chi?

Hai câu sau cùng thanh âm rất lớn. Ðồng thời hắn trợn mắt nhìn về phía tây ngoài điếm, vẻ mặt cực kỳ sợ hãi.

Mọi người nghe Du Tấn nói vậy cũng giật mình ngó theo về phía tây thì thấy trên đường phố có một người chậm chạp đi tới. Người này tay cầm một rổ rau, dường như người nhà quê đi chợ bán đồ. Làm gì có Ðông Phương giáo chủ tức Ðông Phương Bất Bại mà oai danh từng làm chấn động giang hồ.

Mọi người quay đầu lại nhìn chẳng thấy Du Tấn đâu nữa, thì ra hắn chuồn mất rồi. Bây giờ mọi người mới ngã ngửa ra là mình mắc mẹo.

Trương phu nhân, Cừu Tùng Niên, Ngọc Linh đạo nhân đều ngoác miệng ra mà chửi bới. Mọi người biết rõ khinh công Du Tấn đã tuyệt diệu, người lại tinh khôn vô kể. Hắn đã chạy thoát thì đừng hòng bắt lại được.

Lệnh Hồ Xung lớn tiếng:

- Té ra "Tịch Tà kiếm phổ" đã bị Du Tấn lấy được rồi. Thật không ngờ kiếm phổ lại vào tay y.

Mọi người đồng thanh hỏi:

- Thật không? Kiếm phổ lọt vào tay Du Tấn rồi ư?

Lệnh Hồ Xung nói:

- Cái đó dĩ nhiên ở trong tay y. Nếu không thì sao y lại kiên quyết không chịu nói thực mà phải bỏ trốn thục mạng.

Chàng nói câu này thanh âm rất lớn, nhưng đến câu sau cùng thì kiệt lực.

Bỗng Du Tấn đứng ngoài cửa lớn tiếng hỏi:

- Lệnh Hồ công tử! Sao công tử lại đổ oan cho tiểu đệ?

Ðoạn y lại bước vào nhà. Bọn Trương phu nhân, Ngọc Linh đạo nhân cả mừng. Mọi người chuyển động thân hình lậo tức vây Du Tấn vào giữa.

Ngọc Linh đạo nhân cười nói:

- Thế là trúng kế Lệnh Hồ công tử rồi!

Du Tấn mặt buồn rười rượi đáp:

- Ðúng thế! Ðúng thế! Tin này đồn ra ngoài nói Du mỗ lấy được "Tịch Tà kiếm phổ" thì từ nay Du mỗ

không được một ngày nào yên thân. Ðồng đạo giang hồ không còn biết bao nhiêu người sẽ tìm kiếm Du

mỗ để làm khó d. Dù Du mỗ có ba đầu sáu tay cũng không chống nổi. Lệnh Hồ công tử! Công tử chỉ

nói một câu mà bắt được Hoạt bất lưu thủ trở lại.

Lệnh Hồ Xung tủm tỉm cười nghĩ thầm:

- Ta có tài giỏi gì đâu? Có điều chính mình cũng đã bị người ta ngờ oan rồi.

Chàng không tự chủ được đưa mắt nhìn Nhạc Linh San.

Nhạc Linh San cũng đang ngó chàng. Mục quang hai bên chạm nhau, hai người cùng đỏ mặt vội nhìn ra chỗ khác.

Trương phu nhân đổi giọng hỏi:

- Du lão huynh! Vừa rồi lão huynh đem "Tịch Tà kiếm phổ" đi giấu kỹ một chỗ để chúng ta không tìm thấy được, phải chăng?

Du Tấn la lên:

- Trời ơi! Khổ quá! Trương phu nhân! Phải chăng phu nhân nói vậy là có ý khiến Du Tấn này chết cũng không đất mà chôn? Các vị thử nghĩ coi: Nếu Du mỗ mà lấy được "Tịch Tà kiếm phổ" thì nhất định sử kiếm pháp phải cao thâm, ít ra cũng ngang hàng với Dư quán chủ phái Thanh Thành. Khi nào Du mỗ lại không đeo kiếm, không sử kiếm, mà võ công cũng rất tầm thường.

Ðào Căn Tiên nói:

- Tuy ngươi được "Tịch Tà kiếm phổ" nhưng chưa chắc đã có thì giờ học tập. Dù có học chăng nữa vị tất đã hiểu thấu. Học hỏi rồi đến lúc sử kiếm chưa chắc đã tuyệt diệu. Ngươi không đeo kiếm bên mình có khi vì đã bỏ kiếm rồi, có khi bị người cướp mất.

Ðào Cán Tiên nói:

- Vả lại cây quạt trong tay ngươi cũng có thể là một thanh đoản kiếm. Vừa rồi ngươi trỏ một cái đó là một kiếm chiêu về "Tịch Tà kiếm phổ".

Ðào Chi Tiên nói:

- Phải rồi! Các vị coi hắn cầm cây quạt trỏ chéo đi đúng là chiêu thứ 59 tên gọi là "Chỉ đả gian tà" trong "Tịch Tà kiếm pháp". Mũi kiếm trỏ vào ai tức là giết người đó.

Lúc này thì cây quạt của Du Tấn đang trỏ vào Cừu Tùng Niên

Lão đầu đà lỗ mãng vừa nghe nói không kịp suy nghĩ đã gầm lên một tiếng, vung cặp giới đao chém Du Tấn.

Du Tấn né mình đi la lên:

- Y nói đùa đấy! Trời ơi! Các hạ chớ cho là thật.

Bỗng nghe bốn tiếng choang choảng vang lên! Tả hữu song đao của Cửu Tùng Niên phóng ra hai chiêu đều bị cây quạt của Du Tấn gạt đi, cứ nghe tiếng quạt đụng đao cũng đủ biết cây quạt này đúc bằng thép nguyên chất.

Không ai ngờ con người Du Tấn béo tốt trắng trẻo như người chủ biết ăn vừa điểm xuống mà cặp hổ đầu đao của Cửu Tùng Niên đã bị hất ra ngoài mấy thước, càng thấy võ công hắn cao xa hơn lão đầu đà nhiều. Chỉ vì hắn bị 7 người bao vây nên không dám phản kích mà thôi.

Ðào Hoa Tiên nói:

- Ðó là chiêu "Ô qui phóng thí" chiêu thứ 32 trong "Tịch Tà kiếm pháp". Chiêu kiếm để gạt đao là "Giáp ngư phiên thân" tức chiêu thứ 25.

Mọi người đều cho là Ðào cốc lục tiên thích ba hoa xích đế không đúng sự thật.

Lệnh Hồ Xung hỏi:

- Du tiên sinh! "Tịch Tà kiếm phổ" có phải đúng ở trong tay tiên sinh hay là ở trong tay ai?

Trương phu nhân và Ngọc Linh đạo nhân đồng thanh nói:

- Phải rồi! Nói mau! Kiếm phổ đó ở trong tay ai?

Du Tấn cười ha hả đáp:

- Sở dĩ tại hạ không nói là muốn bán tin này lấy thêm mấy ngàn lạng bạc nữa, nhưng các vị keo kiệt muốn mất ít tiền. Thôi được! Tại hạ cũng nói cho hay. Có điều nghe vào tai lại thêm buồn ruột.

Kiếm phổ đó lọt vào tay một vị lão tiền bối địa vị cao trọng. Tại hạ nói ra tất làm các vị phải bở vía, e rằng có hối cũng không kịp nữa.

Trương phu nhân trầm giọng hỏi:

- Làm chi mà phải hối hận? Trừ cái chết là việc lớn, chẳng lẽ mới nghe câu "Tịch Tà kiếm phổ" ở trong tay ai là người ta đẩy xuống 18 tầng địa ngục chăng?

Du Tấn thở dài nói:

- Ðẩy xuống 18 tầng địa ngục thì chưa chắc, chừng nghe thấy kiếm phổ ở tay người mà không làm gì được, há chẳng là một chuyện cực kỳ đau khổ ư? Nhân vật này có mối liên hệ sâu xa với Nhạc tiên

sinh, chưởng môn phái Hoa Sơn.

Mọi người nghe nói đều đưa mắt nhìn Nhạc Bất Quần.

Nhạc Bất Quần tủm tỉm cười nghĩ bụng:

- Thử xem lão này còn nói trăng nói cuội gì nữa?

Du Tấn lại nói tiếp:

- "Tịch Tà kiếm phổ" vào tay người khác thì còn hy vọng mấy phần, nhưng tới tay vị này thì ... thì...

Mọi người ngừng thở lắng tai nghe xem lão nói "Tịch Tà kiếm phổ" về tay ai thì đột nhiên có tiếng vó ngựa dồn dập lẫn với tiếng bánh xe lọc cọc từ đầu đường ruổi tới, cắt đứt câu chuyện của Du Tấn.

Ngọc Linh chân nhân giục:

- Nói mau! Ai lấy được kiếm phổ?

Du Tấn đáp:

- Dĩ nhiên là tại hạ muốn nói, sao các hạ nóng thế?

Bỗng nghe tiếng xe ngựa đến ngoài phạn điếm rồi đột nhiên dừng lại.

Một thanh âm khàn khàn cất lên hỏi:

- Lệnh Hồ công tử có trong đó không? Tệ bang đã sắp xe ngựa đến nghinh tiếp đại giá đây.

Lệnh Hồ Xung đang nóng nghe xem "Tịch Tà kiếm phổ" lọt vào tay ai để tẩy lòng ngờ vực của sư phụ, sư nương, sư đệ, sư muội đối với mình, nên không trả lời người bên ngoài, chàng tiếp tục giục Du Tấn:

- Có người đến rồi! Các hạ nói mau đi!

Du Tấn đáp:

- Công tử lượng thứ cho. Có người ngoài không tiện nói.

Bỗng lại nghe tiếng vó ngựa cấp bách hơn đang chạy ngoài đường phố. Bảy tám người cưỡi ngựa chạy như bay đến dừng lại trước cửa điếm. Một người thanh âm rất lớn cất lên:

- Huỳnh lão bang chúa! Phải chăng lão bang chúa đến đón Lệnh Hồ công tử?

Lão kia đáp:

- Ðúng rồi! Tư Mã đảo chúa ở đâu tới?

Người thanh âm rất lớn hắng giọng một tiếng. Tiếp theo là tiếng bước chân trầm trọng, một người thân hình to lớn tiến vào điếm. Lão đầu đà tóc dài Cừu Tùng Niên, thân thể đã cao lớn, nhưng so với lão này còn kém xa.

Ngọc Linh chân nhân nói:

- Tư Mã đảo chúa! Ðảo chúa cũng đến đây ư?

Tư Mã đảo chúa lại hắng giọng một cái, rồi lớn tiếng đáp:

- Xin mời Lệnh Hồ công tử lên Ngũ Bá Cương cùng quần hùng tương kiến.

Lệnh Hồ Xung chắp tay nói:

- Tại hạ là Lệnh Hồ Xung. Không dám phiền đến đại giá Tư Mã đảo chúa.

Tư Mã đảo chúa nói:

-Tiểu nhân là Tư Mã Ðại. Vì tiểu nhân từ lúc còn nhỏ người đã cao lớn nên gia phụ cho cái tên như vậy. Lệnh Hồ công tử cứ gọi thẳng tiểu nhân là Tư Mã Ðại hay hơn. Nếu không thế thì kêu bằng A Ðại cũng được, đừng gọi Tư Mã đảo chúa gì hết, A Ðại này không dám nhận đâu.

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Tại hạ không dám.

Chàng giơ tay trỏ vào vợ chồng Nhạc Bất Quần giới thiệu:

- Hai vị này là sư phụ cùng sư nương tại hạ.

Tư Mã Ðại chắp tay nói:

- Tiểu nhân ngưỡng mộ đại danh từ lâu.

Rồi gã quay sang lại nói với Lệnh Hồ Xung:

- Tiểu nhân đến chậm, xin công tử tha lỗi.

Nguyên tên tuổi Nhạc Bất Quần lừng lẫy võ lâm, bắt buộc ai nghe thấy cũng đem lòng kính ngưỡng. Nếu gặp mặt đều chấn động tâm thần. Thế mà Tư Mã Ðại cùng bọn Trương phu nhân, Cừu Tùng Niên, Ngọc Linh chân nhân hết thảy đối với Lệnh Hồ Xung tỏ vẻ cực kỳ cung kính, còn đối với Nhạc Bất Quần lại thờ ơ lạt lẽo chẳng để ý gì. Họ có hỏi chẳng qua là vì nể mặt Lệnh Hồ Xung.

Nhạc Bất Quần đã làm chưởng môn phái Hoa Sơn ngoài 20 năm được người giang hồ cực kỳ tôn kính, bọn này tuy đối với tiên sinh không có vẻ cừu địch, nhưng họ không ra chiều trọng vọng tức là bỉ mặt tiên sinh rồi. Trong lòng tiên sinh không khỏi bực, may mà Nhạc tiên sinh đã dầy công phu hàm dưỡng, nét mặt vẫn thản nhiên không ra chiều phẫn hận.

Lúc này lão bang chúa họ Huỳnh đã tiến lại. Tuy lão tuổi ngoài tám chục chòm râu bạc chùng xuống trước ngực mà tinh thần hãy còn quắc thước. Lão nhìn Lệnh Hồ Xung vừa khom lưng nói:

- Lệnh Hồ công tử! Bọn anh em tại hạ có nhiều người kiếm ăn quanh quẩn gần đây mà không biết sớm đến đón tiếp công tử, thật tội đáng muôn thác.

Nhạc Bất Quần nghe lão nói mấy câu bất giác chấn động tâm thần tự hỏi:

- Phải chăng là lão?
Gò Ngũ Bảo Quần Hào Tụ Hội-

Nguyên Nhạc Bất Quần đã biết vùng hạ lưu sông Hoàng Hà có một bang hội là Thiên Hà bang.

Bang chúa Thiên Hà bang là Huỳnh Bá Lưu đã nổi danh hơn năm chục năm, và đứng vào hàng tiền bối

trong võ lâm ở Trung Nguyên. Có điều quy luật bang này lỏng lẻo, thành ra bang chúng có kẻ xấu người

tốt rất phức tạp tránh sao khỏi những hành động gian tà, càn rỡ? Vì thế mà thanh danh bang phái không lấy gì làm hiển hách.

Tuy nhiên, Thiên Hà bang người nhiều thế mạnh là một bang hội lớn nhất trong vùng Tề, Lỗ, Dự, Ngạc. Trong bang rất nhiều tay cao thủ.

Nhạc tiên sinh trong lòng ngờ vực, bụng bảo dạ:

- Chẳng lẽ lão này là Ngân nhiêm giao Huỳnh Bá Lưu cầm đầu mấy vạn bang chúng? Nếu đúng lão thì sao lại kính trọng Lệnh Hồ Xung, một gã thiếu niên mới qua lại giang hồ đến thế?

Mối hoài nghi trong lòng tiên sinh chỉ trong khoảnh khắc là được giải đáp.

Bỗng nghe Song xà ác khất Nghiêm Tam Tinh cất tiếng gọi:

- Ngân lão tu gia! Lão là thổ công ở đất này thấy bọn ta là bạn hữu ở phương xa đến mà cứ lờ đi ư?

Lão râu bạc này quả nhiên là Ngân nhiêm giao Huỳnh Bá Lưu.

Nghe lão Nghiêm Tam Tinh nói vậy liền cười ha hả đáp:

- Nếu không nhờ dư phước của Lệnh Hồ công tử, thì khi nào mời được bao nhiêu kỳ nhân dị sĩ giá lâm tệ xứ? Các vị đã tới Dự đông, Lỗ tây thì đều là tân khách của Thiên Hà bang, dĩ nhiên tệ bang phải nghêng tiếp. Tệ bang đã sửa soạn yến tiệc trên Ngũ Bá Cương. Xin mời Lệnh Hồ công tử cùng

liệt vị bằng hữu dời gót tới đó được chăng?

Lệnh Hồ Xung thấy trong phạn điếm đầy nhóc những người rất là huyên náo, chắc Du Tấn không chịu thổ lộ những điều bí mật. May vừa rồi mọi người cãi vã nhau về "Tịch Tà kiếm phổ" khiến cho sư phụ cùng sư muội chàng đã giảm bớt lòng ngờ vực đối với chàng.

Chàng không cần nóng nảy minh oan rồi cũng có ngày sự thật lòi ra. Chàng liền quay vào hỏi Nhạc Bất Quần:

- Sư phụ! Chúng ta đi không? Xin sư phụ chỉ thị cho.

Nhạc Bất Quần thấy Lệnh Hồ Xung đối với tiên sinh vẫn không có gì khác trước, nhưng bọn người đến tụ họp trên Ngũ Bá Cương hiển nhiên không có người chính phái. Tiên sinh cho là mình đi với họ thành ra vàng thau lẫn lộn, có hại cho tiếng thanh bạch của mình. Tuy nhiên cứ tình hình trước mắt mà xét đoán chưa chắc đã bất lợi cho phái Hoa Sơn. Bọn gian tà này tựa hồ ra vẻ kính cẩn Lệnh Hồ Xung để dẫn dụ chàng nhập bọn với họ.

Lưu Chính Phong phái Hành Sơn trước kia chỉ vì thân cận với tà đồ mà thanh danh tan nát. Vết xe đổ đó khiến cho Nhạc Bất Quần càng thêm thắc mắc.

Song trước tình thế này, khi nào tiên sinh dám thốt ra hai tiếng "Ðừng đi"?

Nhạc Bất Quần đang do dự thì Du Tấn đã lên tiếng:

- Nhạc tiên sinh! Hiện giờ trên Ngũ Bá Cương rất là náo nhiệt. Biết bao vị động chúa, đảo chúa hàng chục năm không lộ diện trên chốn giang hồ, nay chỉ vì có Lệnh Hồ công tử mà người ta tới bái kiến. Tiên sinh đã giáo huấn được một tay anh hùng thiếu hiệp văn võ toàn tài thì chẳng những là một điều vinh dự lớn cho tiên sinh mà ba chữ "phái Hoa Sơn" từ nay cũng lừng lẫy khắp võ lâm không còn ai dám coi thường nữa. Thế nào tiên sinh cũng phải lên Ngũ Bá Cương. Nếu tiên sinh không đi há chẳng

làm cho bao nhiêu người đều cụt hứng?

Nhạc Bất Quần chưa trả lời thì Tư Mã Ðại và Cao Bá Lưu đã vừa đỡ vừa ôm Lệnh Hồ Xung ra ngoài phạn điếm đặt vào trong một cỗ xe lớn.

Bọn Cừu Tùng Niên, Nghiêm Tam Tinh, Ðổng Bách song kỳ, Ðào cốc lục tiên cũng lục tục theo ra.

Nhạc Bất Quần và Nhạc phu nhân nhìn nhau gượng cười, nghĩ bụng:

- Bọn họ chỉ cần mời Xung nhi, còn mình có đi hay không họ cũng chẳng quan tâm.

Nhạc Linh San nói:

- Gia gia! Chúng ta đi coi xem bọn quái nhân này làm gì đại sư ca?

Nhạc Bất Quần gật đầu đi ra cửa. Vừa rồi mọi người bị mửa một trận đều cồn cào ruột gan, chưa ăn uống gì, bây giờ đứng lên, đi cũng lảo đảo không vững, đều ngấm ngầm kinh hãi, bụng bảo dạ:

- Ðộc dược của Ngũ độc giáo chủ Lam Phượng Hoàng thật là ghê gớm!

Bọn Tư Mã Ðại và Huỳnh Bá Lưu nhiều người cưỡi ngựa đến liền nhường lại cho Nhạc Bất Quần, Nhạc phu nhân, Trương phu nhân và Ðào cốc lục tiên cưỡi.

Bọn nam đệ tử phái Hoa Sơn không còn ngựa cưỡi liền cùng bang chúng bang Thiên Hà và bọn thuộc hạ Tư Mã Ðại đảo chúa đi bộ nhằm phía Ngũ Bá Cương mà tiến.

Ngũ Bá Cương là chỗ giáp giới hai tỉnh Lỗ, Dự. Phía đông ra tới những quận Hạ Trạch, Ðịnh Ðào tỉnh Sơn Ðông, phía tây tới huyện Ðông Minh tỉnh Hà Nam. Giải đất này bằng phẳng có nhiều chằm vũng. Gò Ngũ Bá Cương không cao mấy.

Ðoàn xe, ngựa nhằm phía đông dong ruổi rất mau.

Ði được vài dặm đã thấy những người kỵ mã từ phía đông đi tới. Họ đến trước xe Lệnh Hồ Xung liền xuống ngựa, lớn tiếng chào hỏi chàng, nói năng lễ mạo cực kỳ cung kính. Cứ nghe họ báo danh thì đều là những nhân vật có địa vị lớn trên chốn giang hồ.

Khi gần tới Ngũ Bá Cương càng nhiều người lại đón tiếp. Những người này đều báo tên họ, nhưng Lệnh Hồ Xung không thể nhớ xiết được.

Cỗ xe lớn dừng lại trước một tòa gò cao. Trên gò là rừng tùng cây cối um tùm. Một con đường khúc khuỷu quanh co đi lên.

Huỳnh Bá Lưu đỡ Lệnh Hồ Xung xuống xe. Hai đại hán khiêng kiệu đứng chờ sẵn.

Lệnh Hồ Xung nghĩ thầm:

- Nếu mình đi kiệu mà để sư phụ cùng sư nương đi bộ thì yên tâm thế nào được?

Chàng liền mời pn:

- Sư nương! Mời sư nương lên kiệu. Ðệ tử đi bộ cũng được.

Nhạc phu nhân cười đáp:

- Người ta nghênh tiếp Lệnh Hồ công tử, chứ có nghênh tiếp sư nương ngươi đâu?

Rồi bà thi triển khinh công lướt mình lên gò.

Lúc này Nhạc Linh San và Lâm Bình Chi bị điểm huyệt đã qua sáu giờ đều tự giải khai được.

Nhạc Bất Quần đưa tay ra đỡ khuỷu tay con gái rảo bước đi lên.

Lệnh Hồ Xung không làm thế nào được đành ngồi trong kiệu.

Cỗ kiệu khiêng lên tới khu rừng trên đỉnh núi đi vào khu đất trống, chàng thấy chỗ này một đám chỗ kia một tốp, người nào cũng giơ ngực, phưỡn bụng, hình thù rất quái dị.

Những người này kéo lại như đàn ong. Có người hỏi:

- Lệnh Hồ công tử đó phải không?

Có kẻ nói:

-Ðây là linh dược trị thương của tổ tiên tiểu nhân truyền lại, nó có công hiệu cải tử hoàn sinh.

Có người nói:

- Ðây là một thứ nhân sâm lâu ngày đã đào được trên núi Trường Bạch hai mươi năm trước. Sâm này đã thành hình, xin công tử thu dùng. Lại có người nói:

- Bảy vị này toàn là danh y rất có bản lãnh trong lục phủ miền Lỗ Ðông được mời đến xin công tử để họ cầm mạch cho.

Lệnh Hồ Xung thấy bảy vị danh y đều bị cột tay bằng dây thừng lớn liền thành một xâu trông như lũ khỉ. Người nào cũng nét mặt âu sầu, hình dáng tiều tụy, chẳng ra vẻ những danh y chút nào. Hiển nhiên chúng bị người ta bắt tới. Họ nói là "mời" cho có vẻ lịch sự mà thôi.

Lại có người gánh hai thúng tre nói:

- Ðây là những dược liệu quí báu ở phủ Tế Nam, tiểu nhân lấy mỗi thứ một ít, công tử muốn dùng thuốc gì tiểu nhân cũng có đủ khỏi phải khi cần đến không chạy kịp.

Lệnh Hồ Xung thấy bọn người này ăn mặc kỳ dị, vẻ mặt dữ tợn, hiển nhiên không phải hạng người thiện lương. Có điều họ đối với chàng rất cung kính nhiệt thành, không còn nghi ngờ gì nữa...

Suốt đời có bao giờ chàng được đông người như vậy quan tâm đến, chàng xiết bao cảm kích?

Nguyên chàng là con người chí tình, gần đây lại gặp bao nhiêu cảnh ngộ éo le, chết đi sống lại, lòng chàng càng d cảm xúc. Ngực chàng nóng bừng, chàng sa lệ chắp tay nói:

- Thưa các vị bằng hữu! Lệnh Hồ Xung này có đức gì... mà được các vị... chiếu cố đến thế? Tại hạ không biết lấy gì báo đáp...

Chàng nghẹn ngào nói mãi không hết lời, rồi chàng lại phục xuống.

Quần hào lên tiếng nhao nhao:

- Tại hạ không dám!

- Thế này thì tiểu nhân phải tổn thọ.

Toàn thể quì mọp cả xuống đáp l. Chỉ trong nháy mắt trên đỉnh Ngũ Bá Cương cả hàng ngàn người đều quì hết. Chỉ có bọn sư đồ phái Hoa Sơn và Ðào cốc lục tiên là đứng thẳng chứ không quì.

Thầy trò Nhạc Bất Quần không dám đứng trước quần hào để khỏi phải nhận l, liền tránh cả sang một bên.

Bọn Ðào cốc lục tiên thì chẳng hiểu l phép là gì, giơ tay chỉ trỏ quần hào cười toe toét nói huyên thuyên.

Lệnh Hồ Xung cùng quần hào đối diện nhau lạy mấy lạy rồi đứng lên. Mặt chàng nước mắt dàn dụa, nghĩ thầm trong bụng:

- Bất luận những ông bạn này có dụng ý gì thì rồi đây Lệnh Hồ Xung có phải vì họ tan xương nát thịt, muôn chết cũng không từ chối.

Thiên Hà bang chúa Huỳnh Bá Lưu nói:

- Lệnh Hồ công tử! Mời công tử qua bên thảo đường nghỉ ngơi.

Ðoạn y dẫn Lệnh Hồ Xung cùng vợ chồng Nhạc Bất Quần tiến vào trong nhà rạp lợp cỏ. Nhà rạp này mới dựng lên, bên trong đầy đủ bàn ghế. Trên bàn có đặt bình trà ly cốc.

Huỳnh Bá Lưu vẫy tay một cái, bọn thuộc hạ liền rót rượu ra. Gia nhân đem thịt bò khô, thịt bò quay, đùi gà, thịt vịt là những đồ nhắm rượu đến. Bọn này đã biết rõ Lệnh Hồ Xung thích rượu.

Lệnh Hồ Xung nâng cốc rượu đi ra ngoài dõng dạc tuyên bố:

- Thưa các vị bằng hữu! Nay Lệnh Hồ Xung này được gặp các vị lần đầu nên cùng nhau uống cạn chung này. Có điều trên chốn hoang sơn rượu không đầy đủ. Tại hạ mong rằng chúng ta từ nay trở đi có phúc cùng hưởng, có hoạn nạn cùng chung gánh vác. Ðây là chung rượu kết bạn chúng ta cùng nhau uống hết.

Chàng nói xong giơ tay hất chung rượu lên không hóa thành muôn ngàn giọt rượu rớt xuống.

Tiếng quần hào hoan hô nổi dậy vang động một góc trời.

Mọi người đồng thanh:

- Lệnh Hồ công tử nói phải lắm! Từ nay chúng ta có phúc cùng hưởng, có hoạn nạn cùng nhau gánh vác.

Nhạc Bất Quần đứng sau Lệnh Hồ Xung nghe nói vậy rồi thấy bảy tên danh y đi vào trong rạp thì nghĩ bụng:

- Xung nhi nhân khích động nhất thời mà nói với những hạng người không rõ lai lịch này những gì có phúc cùng hưởng, có họa cùng gánh vác. Bọn chúng toàn đồ gian dâm đạo kiếp, phá nhà cướp của, thế mà gã cùng hưởng phúc với chúng hay sao? Mình là người chính phái phải tiêu diệt ác đồ có lý đâu lại đi gánh vác hoạn nạn với bọn họ?

Bỗng nghe Lệnh Hồ Xung lại nói:

- Các vị bằng hữu vì lẽ gì lại quyến cố tới Lệnh Hồ Xung như vậy? Tại hạ không biết một tí gì!

Nhưng biết cũng vậy không biết cũng vậy, các vị có điều chi khó xử, xin nói rõ cho tại hạ nghe. Bậc đại trượng phu phải quang minh lỗi lạc. Bất cứ việc gì cũng có thể nói ra với người khác, không cần giấu diếm. Lệnh Hồ Xung này mà giúp được thì dù ở dưới rừng đao kiếm cũng chẳng dám từ.

Chàng nghĩ rằng những người này chưa từng quen biết mà đã muốn kết giao với mình, tất họ có việc gì lớn lao muốn nhờ mình giúp đỡ. Ngược lại chính mình cũng nên ưng chịu lời họ. Nếu là việc không làm được, bất quá đến chết là cùng.

Giả tỷ là con người cẩn thận mà coi trọng nghĩa khí thì chàng đã hỏi trước họ muốn mình giúp việc gì, sau khi cân lường nặng nhẹ, phân biệt phải trái rồi mới quyết định có ưng thuận hay không. Nhưng Lệnh Hồ Xung là một chàng thiếu niên lãng mạn bất luận đối phương cầu cạnh điều gì, chàng cứ ưng thuận trước rồi sau sẽ liệu.

Huỳnh Bá Lưu nói:

- Lệnh Hồ công tử nói điều chi vậy? Các vị bằng hữu thấy công tử giá lâm đều thực tình ngưỡng mộ, muốn được bái yết tôn dung, nên chẳng hẹn cũng tụ tập nơi đây. Anh em còn nghe nói trong mình công tử không được khỏe mạnh nên mời danh y hoặc tìm dược liệu để trị chứ không có điều chi thỉnh cầu công tử hết. Thực ra bọn tại hạ hiện diện tại đây phần nhiều mới nghe tiếng nhau chứ không phải cùng một phe đảng. Nhưng công tử đã tuyên bố từ nay trở đi có phúc cùng hưởng, có họa cùng chung gánh vác thì dù không phải là bạn hữu cũng coi nhau như bạn hữu vậy.

Quần hào đồng thanh nói:

- Ðúng thế! Huỳnh bang chúa nói phải lắm!

Lúc này người dắt bảy tên danh y tiến lại nói:

- Xin công tử vào thảo đường để bảy vị này chẩn mạch xem sao.

Lệnh Hồ Xung nghĩ bụng:

- Bình Nhất Chỉ tiên sinh là một vị thần y bản lãnh tuyệt luân còn bảo thương thế ta chẳng có

thuốc nào trị được thì bảy tên danh y này hiểu bệnh mình thế nào nổi.

Nhưng chàng không muốn làm cho người có hảo ý với mình phải một phen cụt hứng.

Chàng liền tủm tỉm cười đáp:

- Huynh đài cứ buông tha họ ra, chắc họ chẳng trốn đâu mà ngại.

Người kia nói:

- Công tử đã bảo tha thì tiểu nhân tha họ ngay.

Y nói rồi giơ tay ra giựt. Lập tức dây thừng đứt thành bảy khúc. Sợi dây thừng này to hơn hai ngón tay của y thế mà y chỉ khẽ giật một cái đã đứt liền thì đủ biết tỷ lực y mạnh biết chừng nào!

Người kia giựt đứt dây trói rồi rồi bảo bọn y sinh:

- Nếu các vị không trị khỏi được Lệnh Hồ công tử thì các vị cũng bị đứt đầu hết.

Bảy tên y sinh nhao nhao cả lên. Người thì nói:

- Tiểu nhân... xin làm hết sức. Nhưng trong thiên hạ... không có người nào chữa được hết mọi bệnh.

Có người nói:

- Coi thần sắc công tử rất sung túc chắc uống thuốc vào là bệnh hết ngay.

Mấy tên y sinh tiến lại cầm mạch cho Lệnh Hồ Xung.

Bỗng có người đến trước cửa rạp quát lên:

- Các ngươi lui ra hết! Bọn lang băm này thì làm trò gì được?

Lệnh Hồ Xung nhìn ra thì chính là Sát nhân danh y Bình Nhất Chỉ đã tới. Chàng cả mừng nói:

- Bình tiên sinh! Tiên sinh đã đến đấy ư? Tại hạ cũng chắc bọn này không được việc gì.

Bình Nhất Chỉ vung chân trái đá "binh" một cái, hất một tên y sinh ra ngoài rạp. Chân phải y lại đá "bộp" một tên khác lại văng ra theo. Người bắt bọn y sinh này xem chừng rất kính trọng Bình Nhất Chỉ.

Gã lớn tiếng quát:

- Bậc danh y đệ nhất trong thời là Bình đại phu đã tới. Các ngươi còn dám lớn mật đứng đây làm trò nữa ư?

"Binh! Binh!" Y cũng đá hai tên y sinh khác ra ngoài. Còn lại ba tên hốt hoảng chạy ra ngoài thảo đường.

Hán tử tươi cười nói:

- Lệnh Hồ công tử! Bình đại phu! Tại hạ có điều mạo muội...

Ngờ đâu Bình Nhất Chỉ lại giơ chân đá hán tử đánh binh một cái tung ra ngoài thảo đường.

Biến din này khiến cho Lệnh Hồ Xung rất đỗi ngạc nhiên!

Bình Nhất Chỉ không nói nửa lời, ngồi ngay xuống đặt tay lên uyển mạch tay phải Lệnh Hồ Xung.

Hồi lâu tiên sinh lại đổi sang cầm mạch tay trái. Sau một lúc tiên sinh trở lại tay phải.

Bình Nhất Chỉ đổi qua đổi lại như vậy hoài. Cặp lông mày tiên sinh nhăn tít lại. Tiên sinh nhắm mắt ra chiều suy nghĩ hết sức.

Lệnh Hồ Xung nói:

- Bình tiên sinh! Sự sống chết của con người là theo số mạng. Thương thế Lệnh Hồ Xung này khó có thể trị được. Vậy mà tiên sinh phí hao tâm lực, khiến tại hạ cảm kích vô cùng! Tại hạ e rằng tiên sinh lao thần khổ trí quá độ cũng không thay đổi được mệnh trời, tưởng tiên sinh không nên nhọc lòng chống đối định mệnh.

Lúc này ngoài thảo đường rất là huyên náo. Tiếng "xai quyền" thi đua uống rượu vang lên khắp nơi.

Hiển nhiên bang Thiên Hà đã hết tình địa chủ. Họ khuân rượu nhắm đến để thết quần hào một bữa say

sưa.

Lệnh Hồ Xung mấy năm trước đã tham dự đại hội Ngũ nhạc kiếm phái. Lần ấy đại hội cử hành trên núi Thái Sơn và do phái Thái Sơn thiết yến các phái minh hữu. Nhưng rượu nhắm dĩ nhiên thanh đạm hơn nhiều. Thầy trò Ngũ nhạc kiếm phái ai nấy giữ ve nghiêm trang, thậm chí nói năng cũng không lớn tiếng làm gì còn có chuyện "xai quyền" hành lệnh. Vừa uống vừa dứt lác?

Hôm ấy Lệnh Hồ Xung cảm thấy bữa tiệc vô vị. Hôm sau chàng xuống núi liền rủ một bọn nghiện rượu chưa từng quen biết vào một quán nhỏ ở Tế Nam để uống một bữa say túy lúy. Sau sư phụ chàng biết chuyện này đã thống trách chàng một trận nên thân.

Bây giờ Bình Nhất Chỉ đang dụng tâm chẩn mạch trị bệnh cho Lệnh Hồ Xung, nhưng tâm trí chàng để cả ở bên ngoài thảo đường, chỉ muốn được ra cùng quần hào dự bữa tiệc náo nhiệt. Nhưng Bình Nhất Chỉ cứ cầm mạch hoài tưởng chừng không bao giờ chấm dứt.

Chàng nghĩ thầm trong bụng:

- Bình đại phu đây lấy danh hiệu là Bình Nhất Chỉ thường tự khoe trị người chỉ dùng một ngón tay chẩn mạch, giết người cũng chỉ dùng một ngón tay điểm huyệt, mà lúc này y chẩn mạch cho mình đâu có phải một ngón? Lão sử dụng gần hết cả mười ngón.

Bỗng nghe có tiếng hắng dặng, một người thò đầu nhìn vào. Chính là Ðào Cán Tiên. Hắn cất tiếng hỏi:

- Lệnh Hồ Xung! Sao các hạ không ra ngoài uống rượu?

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Có chứ! Các vị hãy chờ tại hạ một lát nữa sẽ ra. Ðừng uống say trước nhé!

Ðào Cán Tiên hỏi:

- Hay lắm! Bình đại phu! Ðại phu chẩn mạch lẹ lên!

Dứt lời hắn thụt đầu trở ra, nốc rượu ừng ực rồi cất tiếng khen:

- Rượu này uống được đây!

Bình Nhất Chỉ từ từ rụt tay về nhắm mắt lại. Tiên sinh đưa ngón tay trỏ bên phải khẽ gõ lách cách xuống bàn. Hiển nhiên tiên sinh đang ngẫm nghĩ một điều gì khó giải quyết... sau một lúc khá lâu tiên sinh mở bừng mắt ra nói:

- Lệnh Hồ công tử! Trong người công tử có bảy luồng chân khí khác xung đột nhau, không có cách nào tiết ra ngoài mà cũng không sao dẹp xuống được. Ðây không phải là vì trúng độc mà bị thương, mà cũng không phải mắc chứng phong hàn thấp nhiệt. Vì thế nên chữa bằng cách châm cứu hay dược liệu đều chẳng ăn thua gì.

Lệnh Hồ Xung nói:

- Dạ!

Bình Nhất Chỉ nói:

- Sau hôm ở Chu Tiên trấn, tại hạ đã nghĩ ra một biện pháp mạo hiểm để cầu may là mời bảy tay nội công cực cao đồng thời phát huy chân lực để tiêu trừ bảy luồng chân khí trong mình công tử. Trong bảy vị này tại hạ đã mời được sáu vị bên ngoài, chỉ cần mời thêm một vị trong quần hào thì chẳng khó gì. Nhưng vừa rồi tại hạ chẩn mạch cho công tử phát giác ra tình thế đã biến đổi và phức tạp phi thường.

Lệnh Hồ Xung chỉ ậm ừ một tiếng chứ chưa nói gì thì Bình Nhất Chỉ đã tiếp:

- Mấy ngày vừa qua lại có cuộc đại biến. Một là công tử uống mấy chục thứ thuốc nóng nhiệt và đại bổ. Trong đó có nhân sâm, thủ ô, chi thảo, phục linh... là những dược vật kỳ trân. Những thứ thuốc bổ này chế luyện theo cách để cho con gái thuần âm uống mà thôi.

Lệnh Hồ Xung "ủa" lên một tiếng rồi nói:

- Quả có thế thật! Thần kỹ của tiền bối thất cổ kim hiếm có!

Bình Nhất Chỉ hỏi:

- Sao công tử lại đi uống những thứ thuốc bổ này? Chắc là bị bọn lang băm ngu dốt làm cho lỡ việc, nghĩ thiệt đáng giận!

Lệnh Hồ Xung bụng bảo dạ:

- Tổ Thiên Thu ăn cắp "tục mệnh bát hoàn" của Lão Ðầu Tử cho ta uống là vì lão có lòng tốt. Ngờ đâu thuốc bổ cũng có phân biệt trai gái? Nếu mình nói huỵch toẹt ra Bình đại phu thống trách lão chi bằng ta dấu cho lão là hơn.

Chàng nghĩ vậy liền đáp:

- Vụ này là vãn bối lầm lẫn, không nên trách cứ người khác.

Bình Nhất Chỉ nói:

- Thân thể công tử nào phải hư nhược, trái lại chân khí nhiều quá! Thế mà còn uống thêm nhiều thuốc bổ vào tất nhiên bệnh thêm trầm trọng. Trường hợp này khác nào nước sông Hoàng Hà đã bành trướng sắp xảy nạn lụt, người trị thủy không lo tháo bớt lại khai thêm nước hồ Ðộng Ðình, hồ Bàn Dương cho chảy vào sông thì trách nào chẳng gây đại họa? Thuốc bổ đó mà đem cứu chữa một thiếu nữ tiên thiên bất túc, chân khí bạc nhược thì rất bổ ích, song công tử uống vào thì tai hại vô cùng!

Lệnh Hồ Xung lẩm bẩm:

- Mình chỉ mong sao cho Tiểu Di cô nương, con gái Lão Ðầu Tử uống máu mình rồi, bệnh cô được thuyên giảm.

Bình Nhất Chỉ hỏi:

- Ðiều đại biến thứ hai là đột nhiên công tử mất máu nhiều quá. Hiện giờ bịnh trạng công tử đâu có thể cùng người tỉ võ tranh thắng? Thế mà công tử lại còn hiếu dũng tranh hùng thì sao phải đạo kéo dài thọ mạng. Hỡi ôi! Người ta đối với công tử trịnh trọng như vậy mà công tử lại không biết tự giữ lấy mình. Người quân tử báo thù mười năm cũng chưa là muộn. Sao công tử lại sinh cường trong chốc lát.

Tiên sinh vừa nói vừa lắc đầu quầy quậy.

» Next trang 19

Doc truyen online mien phi moi nhat hay nhat - KenhTruyen.Hexat.Com

Copyright © 2018 KenhTruyen.Hexat.Com - All rights reserved.
Wapsite Đọc Truyện online được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.
Được phát triển bởi Trái Tim Băng™ và tất cả các thành viên.